Hà Nội - những ngày lao xao
Những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 Hà Nội trong cái nắng dữ dội “một Hà Nội ngây ngất nắng phải chăng là thế này?” Nóng nực đủ khiến làm những cái đầu lạnh cảm thấy bức xúc… Ta có thể bức xúc về đủ thứ nhưng cái khó chịu nhất làm ta tức khí nhất chính là cái Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội hiển hiện đến gần.
Tại sao thế? Thời buổi này mặc xác mọi thứ - đường ta ta cứ đi việc gì phải quan tâm cho nhọc xác. Biết vậy nhưng vẫn không thể mũ ni che tai. Dù sao hình như còn tức giận, còn bức xúc là vẫn còn yêu cuộc sống, vẫn còn hướng thiện chứ không thành một cỗ máy vô cảm mất.
Nhớ lại bỗng dưng một, hai năm trước báo chí có một dịp rầm rộ lên vì cái chuyện Tổ chức Đại lễ nghìn năm Thăng Long. Báo nào cũng nói, ra rả, sà sã chả trách có ông tếu táo kết luận “Nước ta có mấy trăm đầu báo nhưng chỉ có một Tổng biên tập”. Sau dịp đó là các màn khởi động, mấy bác phim ảnh mở hàng đầu tiên nhưng có vẻ như con gà tức nhau tiếng gáy nên chỉ thấy cãi vã, tranh luận để rồi giải tán. Đến ngày này mà phim cũng chẳng thấy đâu. Biết đâu đây lại là một sự may mắn lớn chứ nói dại nếu phim chả ra gì thì lớp con cháu thế hệ 1000 năm chắc xấu hổ với cụ Lý lắm.
Anh phim ảnh rời vũ đài, cái không khí hướng tới đại lễ có vẻ trầm lắng. Thì đây có ngay đề tài cho cuộc sống đỡ tẻ nhạt. “Thông điệp gửi đến cho 1000 năm sau”. Các báo tha hồ lại bàn luận, chọn cái gì để xứng đáng tượng trưng cho “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm” gửi tới mai sau… Bàn mãi, bàn đi, bàn lại cuối cùng cũng thôi vì bí quá, nhiều ý kiến quá…
Lướt qua vài sự kiện như vậy để thấy rằng những thứ thanh la, não bạt mà một số cán bộ của chúng ta vẫn gióng lên, vẫn vỗ ngực thiếu hẳn một thứ sức nặng của văn hoá. Những thứ đó trở thành một dạng đầu voi, đuôi chuột.
Hình như ở Việt Nam trí thức vẫn chưa được hiểu đúng nghĩa và được đặt đúng chỗ. Không hề chủ quan khi kết luận: trên 90% dân số của chúng ta hiện nay vẫn coi những người được đi học, được đào tạo, có bằng cấp đều là trí thức. Vì vậy trong những sự kiện quan trọng, những ý tưởng lớn hình như dấu ấn của tài năng, trí tuệ luôn vắng bóng.
Phần tinh thần đã hỏng, Hà Nội chả biết làm sao nên đành quay về với phần vật chất – nghĩa là những giá trị thấy được, sờ được. Tư duy ngắn như vậy nên dẫn tới việc nước đến chân mới nhảy, còn hơn 100 ngày nữa là đến đại lễ - Hà nội cuống cuồng quay sang những việc cụ thể. Ngành điện tăng cường đào lấp, biến Hà Nội thành một đại công trường hòng ch ạy đua với tiến độ.
Anh giao th ông c ông chính bóc gạch cũ lát lại vỉa hè - dân tình lại được một phen chửi bới ầm ỹ
Rồi lại có nhiều trò vui để nh ân dân giải trí - chẳng hạn làm cổng chào ở các cửa ngõ thủ đô. Quyết vậy nhưng khi giới trí th ức nhảy vào đ ưa ra vài ý kiến thì ý t ưởng này lại đổ lỏng chỏng, từ chỗ làm 5 cổng hoành tráng và kiên cố rồi chuyển sang làm bằng chất liệu đơn giản. Có cảm giác những người trong ban tổ chức Đại lễ đang nấu một nồi lẩu thập cẩm với quan điểm mỹ học trong ẩm thực là CHÉM TO KHO MẶN - muốn ra sao thì ra. Nhiều khi hay nghĩ vẩn vơ, ở xứ ta cái gì cũng làm cho đủ ban bệ - lại nhớ nhân vật Hoàng của Nam Cao (nhân vật này hồi xưa đi học vẫn thấy sách phê phán nhưng mình lại khoái mới chết. Mình nhớ nhất tay này ở mấy câu “Thằng bán phở thì cứ để nó bán phở chứ đừng bắt nó làm cách mạng” và câu “Tiên sư thằng Tào Tháo”. Quay lại vấn đề trộm nghĩ liệu trong cái nhóm ban bệ kia có ai làm nghề bán phở không nhỉ??? Nếu bây giờ tổ chức một trò chơi truyền hình với những trắc nghiệm về Lịch sử Hà Nội thì những thành viên trong cái ban bệ kia không biết sẽ đạt kết quả thế nào nhỉ???
Dạo này hay thức dậy xem bản tin Chào buổi sang trên VTV1 (kênh chính thống của Đài truyền hình Việt Nam nhé) để cập nhật kết quả bóng đá WorlCup thì thấy ngay không khí Đại lễ đã được xã hội hoá đến mức nào… Trước khi bản tin thể thao bắt đầu bỗng dưng khúc nhạc Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi nổi lên trang trọng cùng logo của… công ty Nhôm Inox Kim Hằng kèm theo đó là một lời quảng cáo do nhân viên nhà đài đọc trang trọng: “Công ty Inox Kim Hằng xin trân trọng kính báo: Còn 100 ngày nữa là đến kỷ niệm Đại lễ Nghìn năm Thăng Long” Ngậm ngùi lòng tự hỏi lòng: “Phải chăng không khí đại lễ là đây? phải chăng xã hội hoá là đây? Khi kênh chính thống của nhà đài chẳng biết tự dành ra vài chục giây ngắn ngủi để đưa ra thông điệp trên hay sao mà lại cần đến cái anh nhôm Kim Hằng vô danh tiểu tốt gõ phèng hộ sao???
Còn rất nhiều những thứ nhố nhăng làm cho bức xúc…
Tự hỏi sao không có những ý tưởng bàn về những giá trị Thăng Long đã bị phôi pha do yếu kém của công tác quản lý. Dám nhìn những điều xấu xí và đối diện như vậy để làm cho Hà Nội thực sự là Hà Nội biết đâu lại là điều hay hơn so với những thứ ầm ĩ kia?
-Thử đưa ra vài ý tưởng xem sao
1.Nếu tao là người có quyền tao sẽ không để đô thị Ciputra dành đất của vườn đào Nhật Tân mà ngược lại tao sẽ phát triển Nhật Tân thành một khu vực du lịch, kết hợp với văn hoá, lịch sử, thậm chí mở rộng Nhật Tân, biến nó thành nơi trưng bày các giống đào của miền Bắc. Đảm bảo khi đến Hà Nội vào mùa xuân – du khách sẽ không thể bỏ qua Nhật Tân. Chưa kể làm như vậy sẽ là một vùng sinh thái rộng lớn làm cho không khí của Thủ đô bớt ô nhiễm. Số $ thu được về du lịch chắc chắn ăn đứt cái dự án nhà cửa mà các bẹn đang cho xây dựng ở Nhật Tân hiện giờ. Tất nhiên đó là kế hoạch cho một chặng đường dài các bẹn quản lý ạ.
2.Nếu tao là người có quyền thì tao sẽ đặt ra những quy định cơ bản, những kiến thức cơ bản về Hà Nội để một bẹn nào đó ngồi vào cái ghế thị trưởng Hà Nội phải qua bài test thì mới đủ thẩm quyền quản lý Hà Nội (bài test sẽ đặt hàng các nhà văn hoá, nhà sử học) cũng như yêu cầu bẹn đó phải có một điều gì đó nung nấu, tâm huyết làm một cái gì đó có ý nghĩa cho Hà Nội.
3.Nếu tao là người có quyền thay vì những thứ chiêng trống ở trên kia tao sẽ tìm cách xây dựng một bệnh viện phục vụ cho người nghèo với sự bảo hộ của Nhà nước.
4.Và một điều nhỏ nữa Nếu tao là người có quyền tao sẽ bắt buộc nh ững bẹn nào có ý định leo cao xem phim “Chuyện tử tế” của đạo di ễn Trần Văn Thuỷ