+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: 1 phút tĩnh tâm

  1. #1
    Mông dân dự bị PetitPrince's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts

    1 phút tĩnh tâm

    Có một cuốn truyện cổ tích dành cho người lớn, The missing piece của Shel Silverstein, trong đó câu chuyện kể về một cái vòng bị mất đi một mảnh vỡ hình tam giác. Cái vòng muốn được trọn vẹn, không thiếu mẩu nhỏ nào nên lang thang tìm kiếm mảnh thất lạc. Nhưng bởi vì nó không hoàn hảo nên chỉ có thể lăn đi rất chậm. Nó chiêm ngưỡng những bông hoa trên đường. Nó tán gẫu với những con sâu. Nó tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất nhiều những mảnh vỡ khác nhau nhưng không mảnh nào vừa với nó. Và nó để tất cả lại bên đường rồi tiếp tục cuộc tìm kiếm.

    Rồi một ngày kia, chiếc vòng tìm thấy một mảnh vỡ rất vừa vặn. Thật là hạnh phúc! Giờ đây nó có thể toàn vẹn, không thiếu chút gì. Nó lắp lại cái mẩu đã mất và bắt đầu lăn. Bây giờ nó đã là một cái vòng thật hoàn hảo, nó có thể lăn rất nhanh, quá nhanh để có thể lưu ý tới những bông hoa và nói chuyện cùng lũ sâu. Và khi nó nhận ra thế giới đổi khác như thế nào khi lăn quá nhanh, nó dừng lại, vứt mảnh vỡ vừa tìm được lại bên đường và tiếp tục lăn đi chậm rãi…

    Và một chuyện cổ tích khác

    Ngày xửa ngày xưa… Vào một buổi chiều, trên một đại dương xanh, có hai con sóng ào ào tung tăng theo gió. Một con sóng nhỏ lao đi thì gặp một con sóng thật lớn, mãnh liệt và dữ dội lao vút qua. Con sóng lớn lăn qua làm tung tóe cả nước. Con sóng nhỏ thấy con sóng lớn thật uy vũ và kỳ vĩ quá! Nhìn lại mình thì nhỏ bé và yếu đuối làm sao. Nó thấy buồn lắm! Con sóng bé than thở và ước ao như con sóng to lớn kỳ vĩ ấy. Con sóng lớn hiểu chuyện đó mới nói với con sóng nhỏ: “Này sóng, em đừng có buồn! Tại sao em lại muốn được như anh chứ! Anh tuy có to lớn nhưng cũng giống như em thôi mà! Chúng ta đều có bản chất là nước mà! Nếu em biết em là nước thì em sẽ không còn thấy buồn, không còn cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn nữa đâu”.

    Ngẫm nghĩ…

    Chúng ta cũng vậy! Mỗi chúng ta không ai giống ai. Giống như những chiếc lá trên cùng một cây, mỗi chiếc lá sẽ khác nhau vì chúng sinh ra ở các nhánh cây khác nhau. Nhưng mỗi chiếc lá sinh ra từ một cây. Chúng là lá, bản chất là lá. Hoàn hảo hay không hoàn hảo vẫn còn trong ý niệm. Ý niệm phân biệt do chính chúng ta cảm thấy rồi kẹt trong ý niệm của mình. Đẹp/ xấu, giàu/ nghèo, thiện/ ác, hoàn hảo hay không vẫn còn trong tướng phân biệt đối đãi…

    Hành trình đi tìm hạnh phúc

    Thiết nghĩ chúng ta ai cũng có kho tàng hạnh phúc và yêu thương. Kho tàng yêu thương ấy tự thân trong mỗi chúng ta, chẳng cần nhọc nhằn lăn đi để tìm kiếm. Như chiếc vòng ban đầu, dù có khiếm khuyết nhưng nó vẫn có đầy hạnh phúc. Hạnh phúc vì nó bình yên. Bình yên ở đây là tự do trước những ràng buộc hơn thua, kiếm tìm một cái gì đó mà nó cho là hạnh phúc. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta có thói quen đi tìm kiếm những gì gọi là hạnh phúc bên ngoài. Ta nghĩ ta còn khiếm khuyết. Ta nghĩ ta chưa hoàn thiện. Chính cái ý niệm về hạnh phúc lại lôi kéo ta đi tìm kiếm, lang thang rồi mệt mỏi. Nếu chiếc vòng ấy biết dù nó có thế nào đi nữa thì nó vẫn hoàn toàn có khả năng hạnh phúc. Khi nó vượt qua được ý niệm hạnh phúc mà nó đã đặt ra! “There is no way to happiness. Happiness is the way” (tạm dịch: “Chẳng có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường”). Ngay trong từng phút giây của hiện tại: hạnh phúc có mặt bây giờ và ở đây!

    P/s : đọc xong bài này thây Hurricane nói cũng có lý , các bạn đạp xe hơi nhanh quá thì phải

  2. The Following 3 Users Say Thank You to PetitPrince For This Useful Post:

    ChanNhoiBong (21-07-2010), eMông (20-07-2010), Mouse7023 (30-03-2011)

  3. #2
    Mông dân dự bị PetitPrince's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts

    Nước Mắt Thiền Sư

    Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài nên đến xuất gia cầu học.
    Ngài luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên để liễu ngộ chân lý, tinh tấn phát huy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha. Và ngài nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khả năng đạt được giải thoát.

    Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi của ngài truyền đến tin chẳng lành. Đứa con duy nhất của ngài lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh qua đời. Các đệ tử sau khi nhận được tin cùng nhau tụ tập lại luận bàn, chẳng biết là có nên báo tin buồn này cho sư phụ biết hay không?
    Cuối cùng họ đi đến kết luận: Sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi, đứa con duy nhất đó dù sao thì cũng là người thân của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến mức cao như vậy rồi, nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi.
    Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này cho thiền sư. Khi vị cao tăng vừa nghe tin thì mặt buồn rười rượi, hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống má. Các đệ tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thấy rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng chưa đoạn trừ được tình cảm.
    Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chắp tay hỏi:
    - Sư phụ, bình thường sư phụ hay dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần cầu giải thoát. Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không.
    Trong đôi mắt đẫm lệ, thiền sư ngước lên nói:
    - Ta dạy các người đoạn trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình. Đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh, tất cả chúng sanh cũng giống như con của ta. Ta vì đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng sanh trong thế gian mà khóc vậy!
    Sau khi các đệ tử nghe lời ngài dạy, trong lòng tràn đầy thương cảm, mở rộng tình thương, tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.
    (Theo Hoa Linh Thoại,
    Như Nguyện dịch)
    BÀI HỌC ĐẠO LÝ
    Một bậc cao tăng phạm hạnh đáng kính đã rơi nước mắt khi nghe người thân của mình ra đi. Chuyện thật bình thường, ấy vậy mà rất lạ, làm cho những đệ tử và tín đồ ngơ ngác, chẳng biết tại sao? Thì ra dù đã đoạn trần duyên, một đời ẩn dật dấn thân cho sự nghiệp giải thoát, bất động giữa muôn trùng biến động nhưng ngài vẫn là một con người tràn đầy bi mẫn, vẫn yêu thương tha thiết trần gian ô trượt này.
    Ai đó nghĩ rằng, tu hành càng cao thì tình cảm càng héo khô như gỗ đá thì thật sai lầm. Cũng do vậy mà một thiền tăng ngày xưa sau ba năm tu hành luyện tâm như củi khô, đá lạnh đã bị bà già hộ pháp nổi lửa đốt cốc đuổi đi, vì “vô dụng”. Tu hành mà không còn rung cảm trước buồn vui của trần thế thì làm sao mà phát khởi đại nguyện cứu độ chúng sanh.
    Trước khi trở thành Thánh nhân, chúng ta phải đích thực là một con người. Khi đã trở thành bậc Thánh rồi thì lại càng người và đời hơn. Cho nên, cùng là nước mắt nhưng không bi lụy, riêng tư, đau khổ mà chính là từ bi, yêu thương rộng khắp. Sống trong cuộc đời mà bất nhiễm, xuôi theo dòng đời mà không bị cuốn trôi, song hành với cuộc đời để yêu thương và cứu độ. Đó mới là hành động cao cả và bi mẫn nhất mà không phải người tu hành bình thường nào cũng làm được.

    Om Mani Padme Hum

  4. The Following User Says Thank You to PetitPrince For This Useful Post:

    ChanNhoiBong (21-07-2010)

  5. #3
    Mông dân dự bị PetitPrince's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts
    Học làm người

    Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
    Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
    Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
    Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
    Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
    Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
    Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
    Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
    Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to PetitPrince For This Useful Post:

    Break (20-07-2010), ChanNhoiBong (21-07-2010)

  7. #4
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi PetitPrince Xem bài viết
    ...
    P/s : đọc xong bài này thây Hurricane nói cũng có lý , các bạn đạp xe hơi nhanh quá thì phải
    Bài viết rất hay, nhưng riêng đoạn P/s của bạn xin phép được giải thích:
    - Tiêu chí của eMông là "Hạnh phúc ở quãng đường chứ không phải đích đến"
    - Để phù hợp với tiêu chí này chúng ta đã dùng xe đạp
    - Để các member mới tham gia chuẩn bị trước tinh thần, eMông đã khuyến cáo các member cần tập luyện, cái tốc độ mà bạn hurricane không theo kịp là tốc độ dưới TB mà eMông Group vẫn thường hay di chuyển. Cá nhân bạn Hurricane mới tham gia chuyến đầu tiên với eMông nên chưa theo kịp là không lạ, với tốc độ đó (<20km/h), eMông coi là "cưỡi ngựa xem hoa". Còn nếu đi chậm hơn nữa, chúng ta đừng nghĩ tới du lịch khỏi nội thành bằng xe đạp.
    - Nhắc lại để các new Member để ý: Nếu thể lực chưa cho phép theo kịp tốc độ của đoàn cần thông báo với trưởng tour hoặc với những người có trách nhiệm trong đoàn, cá nhân mình cần tích cực hơn trong việc di chuyển chẳng hạn luôn xuất phát trong tốp đầu tiên (khiển trách bạn hurricane đạp chậm và yếu nhưng thường xuất phát sau cùng) hoặc liên hệ với xe máy đi kèm để tiện đổi lái.

  8. #5
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Chào Hoàng Tử Bé: Cảm ơn bạn đã đóng góp những câu chuyện thú vị cho topic Văn vở của nhà Mông. Rất mong bạn tiếp tục phát huy.

    Câu chuyện thiền sư rơi lệ khi nghe tin đứa con của mình rời khỏi trần thế làm mình nhớ đến một truyện ngắn đoạt giải của tạp chí Thế giới mới mấy năm trước. Truyện kể về đêm cuối cùng của Đường Tăng trước khi thành chính quả. Tất cả quá khứ hiện về, Đường Tăng bỗng thấy bồi hồi và cảm giác những gì mình tu tập hình như vô nghĩa. Ngó sang thấy Ngộ Không cũng u uất không kém. Hỏi thì Ngộ Không trả lời: "Con từ hòn đá sinh ra cả đời tu luyện để mong thành NGƯỜI mà không được, sư phụ đã là NGƯỜI rồi sao lại phải TU?" Đường Tăng bỗng như tỉnh ngộ thấy mình đã trở nên sắt đá và vô cảm từ lúc nào mất rồi, và tâm trạng càng trở nên u uất.
    Ngày hôm sau, được Phật Tổ vinh danh, trên đường về cõi Phật, Đường Tăng thấy xác của mình trôi dưới sông, đôi mắt vô hồn.

    Xin tiếp lời eMông về P/s của bạn:
    P/s : đọc xong bài này thấy Hurricane nói cũng có lý , các bạn đạp xe hơi nhanh quá thì phải
    Những câu truyện mà Hoàng Tử Bé post ở trên có khá nhiều điểm tương đồng với cách nghĩ, cách chơi của e Mông. Và chắc hẳn bạn cũng có những ý tưởng chân thành muốn đóng góp cho cách đi của eMông.
    Trong trường hợp nói trên nguyên nhân chính là do chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung mà thôi. Cách di chuyển của eMông trong mỗi chuyến đi hết sức linh hoạt. Mỗi cá nhân nếu tìm hiểu kỹ sẽ tự lựa chọn cho mình những gì phù hợp nhất, thoải mái nhất.
    Ví dụ: Bạn Hurricane có thể thích cách đi nhẩn nha. Tour Cổ Loa lại là tour ngắn vì vậy bạn có thể trao đổi trực tiếp với bạn Trưởng tour - lấy SĐT, địa chỉ, hỏi qua lộ trình rồi túc tắc đạp theo thể lực cũng như sở thích của mình. Như vậy các thành viên trong nhóm cũng sẽ yên tâm, ko phải lo lắng và đợi chờ. Thực tế bạn Hurricane đã làm như vậy và bản thân bạn cũng đã đến đích.
    Tại sao lại ko đi chậm cùng nhau, cùng thưởng thức, cùng cảm nhận? Tại vì eMông nhiều lứa tuổi, nhiều tính cách. Các bạn trẻ do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi thường thích đi nhanh, đến nơi rồi vui chơi sau, họ thích cảm giác băng băng trên những con đường nông thôn vắng vẻ (thực sự cảm giác đó cũng hết sức thú vị). Có nhiều chuyến thậm chí các anh, các chị trong eMông cũng bực mình vì "Cái bọn 9X chạy nhanh quá "
    Đây là tớ đang nói về chuyến đi ngắn ngày nên bạn sẽ cảm thấy có vẻ hơi lộn xộn. Các bạn là những new mem nên thấy vậy có vẻ chưa khoa học. Tuy nhiên khi đã đi cùng nhà Mông vài chuyến các bạn sẽ tự biết cách điều chỉnh cho phù hợp.

    Trong những chuyến đi dài ngày, e Mông luôn có sự điều tiết hợp lý về tốc độ, cung đường.
    - Những đoạn đường dài, ít cảm xúc thì tốc độ trung bình của nhóm luôn được đẩy lên cao
    - Những đoạn phong cảnh đẹp, tốc độ sẽ được điều chỉnh, vừa đi vừa nhẩn nha.
    - Những bạn thích tốc độ có thể thoải mái guồng chân nhưng đến một điểm nhất định các bạn đó sẽ dừng lại đợi tốp sau cùng.
    - Những bạn thích đi chậm có thể tùy ý nhưng tốc độ phải đạt đến một ngưỡng nhất định để không làm ảnh hưởng đến lịch trình chung của nhóm.
    Chính vì vậy, ngoài việc tìm niềm vui, sự giao lưu trong mỗi chuyến đi, các thành viên eMông cần trang bị cho mình thể lực cũng như những kỹ năng cơ bản để có thể tham gia.
    Và phải chăng đó cũng chính là hành trình của vòng tròn đi tìm cái phần chưa hoàn hảo của mình bạn Hoàng Tử Bé nhỉ
    Last edited by flamencol78; 21-07-2010 at 09:58 AM.

  9. The Following 4 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    ChanNhoiBong (21-07-2010), eMông (21-07-2010), love2live (18-04-2011), Trangnhu (21-07-2010)

  10. #6
    Mông dân dự bị PetitPrince's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts
    Bạn Flamencol thân, 2 câu chuyện kia có vẻ tuơng đồng nhưng vẫn có đôi chút khác biệt nếu bạn cảm nhận nó qua con mắt của thiền. Dù không hẳn là người theo đạo nhưng mình thấy là triết lý của đạo Phật khá phù hợp với mọi người. Sau này mình sẽ tìm thêm một số bài nữa mong các bạn ủng hô ^_^

  11. #7
    Mông dân nangnoitatcadahet's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    100
    Thanks
    5
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    The Powers of the Six Syllables

    The six syllables perfect the Six Paramitas of the Bodhisattvas.

    Gen Rinpoche, in his commentary on the Meaning of said:

    "The mantra Om Mani Pädme Hum is easy to say yet quite powerful,
    because it contains the essence of the entire teaching. When you say
    the first syllable Om it is blessed to help you achieve perfection in the
    practice of generosity, Ma helps perfect the practice of pure ethics,
    and Ni helps achieve perfection in the practice of tolerance and
    patience. Päd, the fourth syllable, helps to achieve perfection of perseverance, Me helps achieve perfection in the practice of concentration, and the final sixth syllable Hum helps achieve perfection in the practice of wisdom.

    So in this way recitation of the mantra helps achieve perfection in the six practices from generosity to wisdom. The path of these six perfections is the path walked by all the Buddhas of the three times. What could then be more meaningful than to say the mantra and accomplish the six perfections?"

    The six syllables purify the six realms of existence in suffering.
    Baby
    I know the story, I've seen the picture
    It's written all over your face
    Tell me
    What's the secret
    That you've been hiding
    And who's gonna take my place

  12. #8
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    @bạn nangnoitatcadahet: rất cảm ơn bạn đã có mặt và tham gia trên diễn đàn nhưng mong bạn khi post những đoạn toàn tiếng Anh như trên cũng có vài lời tóm tắt hoặc có thể dịch ra cho mọi người chia sẻ vì không phải ai cũng có khả năng đọc hiểu được.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình