+ Trả lời Chủ đề
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2 3 4 5 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 46

Chủ đề: Tranh luận về ảnh nude

  1. #1
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts

    Tranh luận về ảnh nude

    Việt Nam, một nước còn mang nặng tư tưởng phong kiến, mọi hình thức khoe cơ thể phụ nữ đều được liệt vào thể loại... không chấp nhận được. Vậy ảnh nude được soi xét và vị trí của nó ở đâu? Chúng ta cùng tranh luận nhé.

    Hí hí! Nhân tiện khoe 1 cái ảnh tạm gọi là art nude của mình chụp


  2. #31
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Ờ, vậy ông mở hẳn 1 topic khác đi.
    Topic này do CasperHN mở tra , đơn giản là để khoe 1 pô nude do hắn chụp. Rồi lân la sang chuyện phê phán Thái Phiên. Nên mở rộng vấn đề trong topic này có phần không hay.
    Ông cứ mở topic khác đi, tôi sẽ vào tham gia
    Theo tôi, chúng ta không nên cố chấp. Tôi vẫn sẽ tiếp tục ở topic này. Cái gì biết trong khả năng tôi sẽ trình bày với góc nhìn và quan điểm của tôi, cái gì tôi không biết hoặc còn hồ đồ mong ông Casper_HN hoặc các ông khác chỉ giáo.

    Mở thêm topic tốn tài nguyên diễn đàn và mọi người vào đọc cũng lỡ mất một đoạn cãi nhau rất hay. Tôi xin được tiếp tục đây.

  3. #32
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    Đây là tranh luận về ảnh Nude thì bài viết của Linkaka là chuẩn rồi còn gì, sao phải mở topic khác. Mà ông nào dùng nick Anonymous về học lại những bài học vỡ lòng về chính tả tiếng Việt đi nhé.

    Anh CasperHN mà có ảnh nude tự chụp thì cứ khoe, cứ thảo luận. Thằng nào nó GATO thì kệ nó, cho nó tức hộc máu mồm.

    Cái ảnh này nó không phải là nude nhưng phản ánh rõ trường phái Erotic Nude, Chụt à!

    Bố Cú - Mẹ Kún yêu Sóc + Thỏ con nhiều nhiều...

  4. #33
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi flamencol78 Xem bài viết

    Tôi lấy ví dụ:
    Trong hệ thống lý luận chung của những người học về nghệ thuật có một bộ môn là Mỹ học. Nôm na là học về cái đẹp.

    - Trong đó có lịch sử mỹ học đề cập đến cái đẹp. Nghĩa là quan niệm về cái đẹp qua mọi thời đại.
    Thời Hy Lạp cổ đại có ông quan điểm rằng: "Cái đẹp là cái có ích" và cả một thời đại dài lâu trong lịch sử phương Tây đấy là quan niệm chuẩn. Ông ấy dẫn câu "Tôi thấy cái sọt phân còn hay hơn một cô gái - vì nó có ích" -> Lão này mà đội mả sống dậy vào đây comment có lẽ bị dập chết tươi

    Còn rất nhiều nhiều trường phái và quan niệm mà tôi ko thể nhớ hết nhưng có những quan niệm nghe rất thú "Vẻ đẹp không nằm trên má hồng cô thiếu nữ mà trong ánh mắt kẻ si tình". Lão này thì tôi nhớ là nhà triết học duy tâm chủ quan người Đức tên Enmanuel Kant. Lão này vào đây chắc khối Mông nữ kết vì nói câu này tình tứ quá đi.

    Đại loại lịch sử là vậy và tôi không thấy có sự trù dập hay chê bai gì cả. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, thậm chí mỗi con người lại có một quan điểm khác nhau. Chúng ta phải vui vẻ chấp nhận mặc dù hồi đó khi thấy cái lão nói "Tôi thấy cái sọt phân đẹp hơn cô gái vì nó có ích" chúng tôi cũng akay và dè bỉu lắm nhưng giờ đây nghĩ lại thấy hồi đó mình thật ấu trĩ.

    Học qua lịch sử thì được học tới lý luận Mỹ học thấy nó cũng phân chia ác lắm, không tuỳ tiện như mình tưởng.

    Chẳng hạn về phạm trù cái hài không được hiểu là cười và không phải cứ cười là hài. Tôi hơi lộ cộ so sánh một tí sang ảnh cởi chuồng và NUDE có gì không phải các ông cứ bình tĩnh góp ý nhé...
    Last edited by eMông; 16-09-2011 at 02:42 PM.

  5. The Following User Says Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    icemain (16-09-2011)

  6. #34
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Cái hài trong quan hệ thẩm mỹ chính là cái xấu giả danh cái đẹp và khi bị phát hiện thì tạo ra tiếng cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tiếng cười của sự chiến thắng cái xấu

    Tiếng cười là cái không thể thiếu trong cái hài, nó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể

    Tiếng cười trong cái hài là loại vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái của cuộc sống, để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời. Nó là một hình thức phê phán xã hội đặc biệt, phê phán bằng cảm xúc đối với những gì đối lập với lý tưởng xã hội.

    Cái hài không giống cái buồn cười nên không phải mọi tiếng cười đều là cái hài. Chỉ có tiếng cười nhằm vào đối tượng cụ thể (đối tượng mang mâu thuẫn), có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc mới mang Sắc thái của tiếng cười trong cái hài.

    Để ý dòng màu đỏ là sự liên hệ so sánh của tôi giữa tiếng cười - cái hài với cái được cho là NUDE và cái được cho là ảnh cởi chuồng.

    Tôi cần ai đó cho tôi những định nghĩa tương tự về mặt lí luận trong mỹ học nhiếp ảnh để tôi và chúng ta có thêm kiến thức để sau này đi đâu đó có rơi vào trường hợp tương tự tôi sẽ nói được bằng lí luận của ngôn ngữ nhiếp ảnh. Bằng không quay lại vấn đề tôi đặt ra ở trên: NUDE chưa có lý luận mỹ học (chỉ giới hạn ở Việt Nam thôi nhé)

    Để cụ thể hơn nữa về tiếng cười và cái hài tôi lấy ví dụ giữa MrBean và Charlie Chaplin.

    Xem Bean người ta cười sảng khoái. Lão này rất tài, diễn giỏi nhưng xem Charlie Chaplin (ở một số bộ phim đỉnh cao trong sự nghiệp) người ta cười rồi khóc. Đó mới là cái hài.
    Last edited by eMông; 16-09-2011 at 02:44 PM.

  7. #35
    Mông dân hèn hạ NHOCBEO's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    563
    Thanks
    553
    Thanked 133 Times in 85 Posts
    @anony 1: có ai biết bác là ai đâu mà sợ phải đầu phải tai, tranh luận thì phải có đi có lại chứ, ko thì đâu còn vui nữa

    @anh Casper: e thấy ảnh đấy đẹp, xúc động, nhưng có cái này e nói thật là nó ko mới mẻ lắm, e đã nhìn thấy ảnh như thế, khác là nằm ngang, bác có cái nào mới hơn bác pót lên cho e chiêm ngưỡng tí nào?


    Em chả biết gì nhiều, nhưng với em, cái gì làm em xúc động, em sẽ nhớ mãi ko quên. Cái đẹp thật sự sẽ còn mãi, còn những gì ko phải thì sẽ sớm bị lãng quên mà thôi.
    Em nghĩ là dù ta có chê Thái Phiên thì ông ý cũng tạo nên được dấu ấn của mình trong quá trình làm nghệ thuật. Đời là mấy tí, khi không còn sống trên cõi đời mà vẫn được nhắc đến nhớ đến cũng là cái tuyệt vời lắm rồi.

    bác nào chém em thì chém nhẹ tay thôi nhé.

  8. #36
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    @Flamencol: Ông lôi các khái niệm về mỹ học của các nhà "hiền triết" ra thì bố ai cãi được. Bản thân ông cũng luôn luôn đưa ra những nhận định "vô thưởng vô phạt" theo kiểu "cả nhà cùng vui" thì câu chuyện cũng dễ đi vào ngõ cụt.
    Như tôi đã nhận định, các ông cứ áp đặt các tiêu chuẩn này tiêu chuẩn kia cho nghệ thuật. Ừ thì hẳn nhiên là nó đúng, nhưng không có nghĩa là nó bao quát toàn bộ các mảng, các góc cạnh của nghệ thuật. Vì nếu như vậy thì chả còn gì để tìm tòi, chả còn gì để sáng tạo nữa.
    Trong nhiếp ảnh chẳng hạn (đá sang lĩnh vực chuyên môn của ông CasperHN một tí), nào là phải tỉ lệ vàng, nào là bố cục 3/4, nào là góc ánh sáng này nọ, ấy vậy mà vẫn có những bức ảnh phá vỡ hoàn toàn những quy luật cứng nhắc đó, và vẫn hoàn hảo một cách kỳ lạ.
    Trong vật lý chất lỏng (tôi lấy ví dụ về việc bay của con ong, "chất lỏng" ở đây là không khí), trong quyển vật lý chất lỏng cơ bản của Halliday (Mỹ) có miêu tả chuyển động bay của 1 con ong. Ông này áp dụng các phương pháp tính toán về động lực học hiện đại, với các công thức chuẩn để tính chuyển động bay của con ong với trọng lượng cơ thể, diện tích cánh, tốc độ đập cánh, áp suất không khí.... vân vân.... và đưa ra kết luận: Con ong không thể bay được.
    Ấy vậy mà bao nhiêu năm nay con ong nó vẫn cứ bay đấy chứ.
    Vậy đấy, các khái niệm, các tiêu chuẩn rốt cục cũng để miêu tả một cách gần chính xác thế giới tự nhiên, trong đó có thế giới của con người. Nhưng nó không phải là thước đo về mặt định lượng giá trị của một tác phẩm, cho dù ông có thể dựa vào nó để gọi tác phẩm với cái tên nào đi nữa.
    Trong "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh - Hoài Chân (chả nhớ "Chân" hay "Trân" nữa, mong cụ bỏ quá cho bậc hậu sinh nông nổi), tác giả cũng không dám nhận mình là nhà "phê bình", ông chỉ dám nhận chữ "bình" chứ không nhận chữ "phê". Theo như ông giải thích, nếu một bài thơ mà ông không thấy hay, thì đơn giản là ông không tìm thấy con đường để đi vào tâm hồn tác giả. Mà đã không hiểu tâm hồn tác giả thì có gì để mà "bình"? còn gì để mà "phê"?
    Tôi lấy thêm ví dụ về thơ Hồ Xuân Hương, thơ của bà không có một câu nào xấu, không có một từ nào bậy bạ. Ấy vậy mà ai đọc thơ bà cũng cảm giác cái suy nghĩ "bậy bạ" trong tâm hồn mình. Cái giỏi của bà ý là cái đó, cái hay của bà í là cái đó, nhưng nó có ích lợi gì cho cuộc sống? Tôi chịu.

    Các ông lên google search cái tranh có tên: origin of the world
    Tôi không tiện post bức tranh này lên đây, nhưng nó cũng là nguyên nhân nổ ra những cuộc tranh cãi kéo dài hàng chục năm. Nó là nghệ thuật nude, hay ảnh cởi truồng? tùy các ông nhận định

  9. #37
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Các ông lên google search cái tranh có tên: origin of the world
    Tôi không tiện post bức tranh này lên đây, nhưng nó cũng là nguyên nhân nổ ra những cuộc tranh cãi kéo dài hàng chục năm. Nó là nghệ thuật nude, hay ảnh cởi truồng? tùy các ông nhận định
    Cái này ông đưa vào đây để tranh luận rất hợp.

    Và tôi nhận định theo phong cách "vô thưởng vô phạt" của tôi như sau

    Mọi thứ lí luận đều chỉ là lí thuyết. Bức tranh này chính là một thực tế tươi roi rói mà cũng không kém phần sống sượng để phản biện cho những ông ngồi tênh hênh trên đỉnh cao của cái được cho là nghệ thuật để phán xét.

    Bức tranh origin of the world đã không còn nằm trong ý nghĩa một sự vật, đóng khung trong một khung tranh nữa mà xét theo góc độ của nghệ thuật hiện đại nó là một ý niệm nghệ thuật.

    Cái này chính là nguồn gốc của nhiều ngành nghệ thuật hiện đại sau này: trình diễn, sắp đặt...

    Khi Marchel Duchamps dùng cái bồn tiểu treo ở triển lãm tại Pari và tuyên bố đó là nghệ thuật thì hành động đó chính là sự rũ bỏ quá khứ với nghệ thuật giá vẽ để mở rộng tư duy cho nghệ thuật.

    Hoặc trong một triển lãm nghệ thuật lớn ở Trung Quốc cách đây vài năm có một tác phẩm trình diễn như sau: Một lão họa sĩ tới triển lãm của những họa sĩ trẻ, bước vào phòng tranh - đến giữa phòng tranh rồi từ từ trút bỏ trang phục, sau đó tự đi múc nước từ tốn tắm rửa với một thái độ tĩnh lặng giữa chốn đông người như vậy.

    Chắc các ông sẽ bảo là điên, là bệnh hoạn - nhưng ở đây ý tưởng của họ chính là thể hiện quan điểm những nghệ sĩ già khi bước vào thế giới nghệ thuật hiện đại của thế hệ trẻ chấp nhận từ bỏ những định kiến để đồng cảm và sáng tạo.

    Có một câu nói rất hay về nghệ thuật:
    "Món ăn nghệ thuật đã bày ra rồi, quan trọng là chúng ta có đủ độ lịch lãm để thưởng thức hay không mà thôi"

    Hehe, tranh luận với lão Anony này rất khoái. Mềnh biết là hắn còn giấu rất nhiều vũ khí hạng nặng để sơ hở là hắn phang ngay. Oánh nhau thế mới sướng
    Last edited by flamencol78; 16-09-2011 at 06:19 PM.

  10. #38
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    @NhocBeo: Cái đẹp của ông nó hơi bị.... duy tâm. Có nghĩa là ông thấy đẹp thì có nghĩa là nó đẹp.
    Thực ra nó cũng vô cùng lắm, tranh luận từ giờ đến 100 năm nữa cũng không ra kết luận. Vì trong thực tế, rất rất ít người nhìn cái đẹp như bản thân nó, theo kiểu hữu xạ tự nhiên hương. Người ta thường lắp cho nó ti tỉ các quan niệm về thẩm mỹ, về tôn giáo, về truyền thống, về định kiến xã hội,... vân vân và vân vân.... không khác nào các cô gái đẹp đeo một đống nữ trang, bôi trát son phấn bự trên mặt lượn lờ như cá cảnh. Ấy vậy mà người ta cứ thích như vậy đấy. Chả gì thì hàng năm có hàng chục cuộc thi sắc đẹp trên thế giới, rồi xét duyệt các tiêu chuẩn vòng mông, vòng ngực này nọ. "mẹ kiếp" thô thiển "đéo" chịu được.
    Nếu ở VN, dân thường phóng xe đuổi bắt cướp được gọi là "hiệp sỹ" thì ở Mỹ, đó là vi phạm pháp luật.
    Ở VN áo dài được coi là đẹp, thì ở Mỹ nó được coi là trang phục "dân tộc" hay nói cách khác là "quê".
    Ấy đấy, cái thứ được gọi là "ảnh cởi truồng" trong 1 hoàn cảnh nào đó mà nó làm cho người ta thấy cái đẹp, hoặc chí ít nó làm cho đa số người Việt biết rằng VN cũng có nghệ thuật ảnh nude, thì nó cũng hoàn thành xuất sắc vai trò của nó rồi.
    Còn các ông, những người kịch liệt lên án "ảnh cởi truồng", tôi nói thật, rốt cục thì cũng chỉ hại bản thân các ông thôi. Các ông phải đau đầu, nhăn trán, mệt mỏi, căng thẳng khi xem "ảnh cởi truồng", khi phê phán Thái Phiên, hay khi đọc những lời nhận xét khó chịu của tôi, chỉ tổ tổn thọ.
    Chi bằng cứ bình thản chấp nhận thế giới méo mó này , với những con người méo mó cùng những suy nghĩ lệch lạc. Thế nó mới là cuộc sống, thế nó mới là nghệ thuật.
    Last edited by Anonymous; 16-09-2011 at 05:59 PM. Lý do: thay 1 từ

  11. #39
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    @ Anony: Tôi thấy thế này nhé. Cái giọng của ông cũng khó nghe thật đấy nhưng qua tranh luận tôi thấy rằng ông cũng đã nghiên cứu rất nhiều về mấy cái thứ này và càng nghiên cứu ông càng chán, càng thấy mọi thứ là phù phiếm.

    Nhưng bọn tôi do vẫn còn non yếu, hoặc chưa đạt đến tầm thoát tục như ông nên bọn tôi vẫn cay cú vì những cái mà bọn tôi cho là chướng tai gai mắt. Nên nếu ông còn hứng thú thì ông cứ tiếp tục vào đây phản biện vì topic đã bắt đầu đi theo hướng tranh luận hơn rồi. Có thể điều đó sẽ tiếp tục làm chúng tôi đau đầu nhưng nó ít nhiều cũng có ích phải không ông?

  12. #40
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts
    @Anony: Bắt đầu sướng rồi, đây mới là tranh luận

    Xét cho cùng, cho dù có coi ảnh "cởi chuồng" có phải là nó không hoặc ảnh art nude có là nó không, thì người ta vẫn phải tiêu tốn một mức năng lượng nhất định. Việc ai đó rũ bỏ cái được gọi là rào cản, để xem ảnh cởi chuồng đơn giản là xem lõa thể, cũng mất một lượng năng lượng, không hề kém so với người nhìn tấm ảnh với rào cản, bởi năng lượng dựng lên rào cản và phá phá bỏ rào cản là tương đương. Vậy nên, khó có thể nói các xem ảnh nào tốn năng lượng hơn.

    Tiếp đến, về nhiếp ảnh (tôi chỉ biết gọi là về cái này, chứ các nghệ thuật khác, tôi tịt) đang ầm lên hai trường phái tại VN thôi: Đó là nhiếp ảnh cơ bản với bố cục, nguyên tắc và nhiếp ảnh tự do. Nếu phân tích kỹ thì ai cũng có cái đúng của người đó. Người tôn thờ bố cục thì trưng ra những tấm ảnh đẹp đẽ đầy đủ, những người không coi trọng bố cục thì tương ra những tấm phá bố cục thật hấp dẫn. Và hệ quả là giờ nhà nhà sắm máy ảnh xịn, người người thành nhiếp ảnh gia. Bởi một cái máy ảnh đắt tiền kém với một cái ống kính xịn chụp auto cũng cho ra một tấm hình lung linh hơn hẳn cái smartphone của họ. Thêm nữa, trường phái phi bố cục và biến thể méo mó của thể loại ảnh Lomography khiến ai cũng cho rằng họ có tài năng thiên phú rồi, và với tài năng thiên phú đó, học cứ chụp và sẽ có những tấm ảnh để đời chả cần bố cục con cục mẹ cục em cục gì hết...
    Cùng tỉnh táo phân tích nhé. Bố cục, nguyên tắc nhiếp ảnh cũng như nốt nhạc, khuông nhạc. Nếu ai đó vỗ ngực cho rằng chả cần biết nốt nhạc là gì, khuông nhạc ra sao cũng có thể viết được bài hát, rồi giao hưởng!? Rồi có một thế hệ Ngô Bảo Châu sau này thậm chí trở thành giáo sư toán học mà không cần thuộc bảng cửu chương? Trường phái phi bố cục sẽ trưng ra nào là ngày tiền sử làm gì có nốt nhạc vẫn có người hát bổng hát trầm, chả có cửu chương sao người ta vẫn xây này đắp nọ? Trả lời luôn, số xuất chúng đó có nhiều không? Và mình tự cho rằng có nằm trong số đó không? Nếu có, chúc mừng luôn.
    Một nhạc sỹ thiên tài chắc chắn học qua cơ bản về âm nhạc, một giáo sư toán học chắc chắn thuộc bảng cửu chương và một nhiếp ảnh tài ba luôn luôn nắm vững bố cục. Tại sao họ cho ra những tấm ảnh phá bố cục hoàn hảo? Bởi chỗ đó, họ là bậc thầy về sử dụng bố cục, nên họ biết phá thế nào, và phá làm sao để được như vậy. Những ai biết làm cái việc bấm máy mà không biết bố cục, nguyên tắc nhiếp ảnh thì biết phá cái gì? Có đấy, họ đang phá cái máy tiền triệu
    Quay lại ảnh nude. Những ai biết nguyên tắc của ảnh nude, biết thế nào là nghệ thuật họ xem ảnh và quy nguyên ảnh art nude về một chỗ, chỗ này khác với các loại ảnh khác. Những người khác coi ảnh cởi chuồng nào cũng là ảnh cởi chuồng, và art nude đơn giản là ảnh cởi chuồng dưới mỹ danh là nghệ thuật.
    Và tất nhiên những người trót dại hiểu hơn kia, lại rạch ròi trong việc ảnh nào là art nude và đâu là ảnh cởi chuồng khoác áo nghệ thuật.

    Thế giới này có loạn đến đâu đi chăng nữa, nếu vẫn còn cối xay gió thì vẫn có Don Quixote de la Mancha!

  13. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    icemain (17-09-2011)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình