+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 5 1 2 3 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 48

Chủ đề: Thiền, Tây Yên Tử và eMông

  1. #1
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts

    Thiền, Tây Yên Tử và eMông

    Tây Yên Tử là chuyến đi lớn trong năm của eMông.

    Bên cạnh việc luyện tập thể lực đảm bảo cho chuyến đi chúng ta cũng rất cần một sự chuẩn bị tinh thần xứng đáng với chuyến đi này.

    eMông lập topic này để trong mục Chuẩn bị trước chuyến đi với mục đích cùng các Mông dân trao đổi tìm hiểu những thông tin về văn hóa, lịch sử vùng đất chúng ta sắp khám phá tới đây coi như một sự luyện tập trau dồi về kiến thức để có được hiểu biết cơ bản khi về nơi đất Phật.

    Các vấn đề thảo luận sẽ tập trung vào: THIỀNTÂY YÊN TỬ.

    Đây là topic trao đổi về kiến thức nên chúng ta sẽ không đăng ký tham gia chuyến đi, không spam ở đây...

    Khuyến khích các bài viết thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của người viết.

    Tránh những bài sưu tầm trên mạng rồi copy nguyên về đây mà không có bất kỳ kiến giải hay chính kiến của tác giả.

    Topic không đặt vấn đề cao siêu về lý luận mà là sự chia sẻ trao đổi kiến thức giữa các thành viên.

    Mời các bạn cùng tham gia.
    Last edited by eMông; 12-09-2011 at 09:56 PM.

  2. #2
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts
    Để rõ hơn về cách vận hành của topic chúng ta sẽ thảo luận như sau:

    - Mọi điểm đến luôn cần có toạ độ,... Ở đây cụ thể là Tây Yên Tử. Chúng ta muốn đến đó phải xác định được địa điểm thuộc tỉnh nào, huyện nào, xã nào... Xác định được rồi cần phải tìm ra cách di chuyển sao cho phù hợp để tới được đó... Đến đó phải xem cách đi thế nào, chỗ ăn nghỉ ra sao, v.v... (Đấy là nói về toạ độ địa lý - để nắm được cũng đòi hỏi thời gian và kiến thức địa lý).

    - Thiền và Tây Yên Tử được đề cập ở trên dẫn chúng ta đến nhiệm vụ phải tìm hiểu và xác định toạ độ văn hoá, lịch sử (khó hơn toạ độ địa lý rất nhiều). Kết hợp hai phạm trù Thiền và Tây Yên Tử với nhau để hiểu được quá trình vận động của tôn giáo, lịch sử.

    Cụ thể: Cần xác định THIỀN là cái gì? Lịch sử của nó ra sao? Nó vào Việt Nam khi nào? Nó đến Yên Tử ra sao?... Vô số câu hỏi và đề tài để chúng ta khám phá...

  3. The Following 2 Users Say Thank You to eMông For This Useful Post:

    nongdancoi (12-09-2011), yosaraha (12-09-2011)

  4. #3
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Nhiệm vụ của topic này là thống nhất 3 phạm trù THIỀN - TÂY YÊN TỬ - eMông làm một.

    Cái gì cũng cần phải có ngọn nguồn...

    Xin bắt đầu từ ngọn nguồn xa nhất.

    Sự ra đời của đạo Phật...

    Cái này chép nguyên từ Bách khoa tri thức phổ thông ra nhé (phần chữ màu nâu in nghiêng) - hoàn toàn là quan điểm khoa học và duy vật không thần bí chút nào.

    Đạo Phật do Gautama Buddha sáng lập từ thế kỷ thứ 6 trước CN, tại miền Bắc Ấn Độ. Đức Phật (Buddha) là con vua, sinh ra tại miền nam xứ Nepal. Có nhiều truyền thuyết về ngày Người ra đời nhưng các nhà nghiên cứu phương Tây đã thống nhất Người đã sống từ năm 563 đến 483 trước CN (như vậy là ngài thọ 80 tuổi). Nhà vua đã được một vị hiền triết báo trước cho biết là hoàng tử sau này sẽ là một vị tu sĩ khổ hạnh hoặc một vị chúa tể trị vì trên khắp thế gian, bèn "giữ chân" người không cho đi xa. Hoàng tử đã trốn thoát và bắt đầu sống cuộc đời của một kẻ lang thang, không nhà, đi tìm kiếm nơi sống bình yên trải qua nhiều cảnh ngộ đáng chán, cuối cùng tới gốc cây Bồ đề, hoàng tử sống dưới bóng cây đó tham THIỀN nhập định cho tới khi giác ngộ và thành Phật (Buddha = người đã giác ngộ)...


    Như vậy ở đoạn này ta đã thấy ngay từ lúc Phật đang trong quá trình giác ngộ thì THIỀN đã được nhắc đến.

    ...Khi đó, đức Phật đã hiểu rõ nguồn gốc gây ra mọi nỗi khổ ải, nếu tóm tắt thành Bốn Chân lý Cao cả, tạo thành nền tảng của đạo Phật. Bốn chân lý đó là: nỗi khổ ải luôn luôn tồn tại, mọi chúng sinh đều phải chịu đựng; nguồn gốc của nỗi khổ ải là sự ham muốn, dẫn tới việc sinh làm kiếp khác; lòng ham muốn này có thể diệt được; có con đường dẫn tới chỗ không còn khổ ải, tức là thực hiện Bát Chính Đạo, tức là tám con đường ngay thẳng, bao gồm những hành vi và ý nghĩ trong cuộc sống: từ ý nghĩ, lời nói... đến nghề nghiệp...

    Cõi Nát bàn (Nirvana) là mục đích của mọi kiếp, là trạng thái đã được chuộc tội hoàn toàn, người đã chuộc hết tội sẽ được vào đó. Ngọn đuốc của Phật có thể giải thoát cho con người khỏi vòng luân hồi bằng cách thực hiện phép "chân không"


    (đoạn này có cái hiểu, có cái còn lỗ mỗ) Chẳng hạn phép "chân không" là cái gì thì mình chịu? Cái này mong chị Hạ đỏ giải thích giùm.
    Last edited by eMông; 13-09-2011 at 01:30 PM.

  5. #4
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Tiếp tục với sự phát triển của lịch sử Phật Giáo

    ... Trong thời kỳ đầu, hội nhà Phật gồm có các vị sư và các anh em thế tục, lấy nhà họ ở làm nơi tu hành và thuyết giáo, Việc thờ cúng gồm có một bài thuyết pháp, giảng kinh, thiền định và sám hối. Tới giai đoạn tiếp sau, thực hiện những cuộc hành hương tới những nơi có liên quan tới Đức Phật và thực hiện việc tôn thờ các phật tích.

    Tới thế kỷ thứ 3, nhà vua Ashoka lấy đạo Phật làm quốc giáo của Ấn Độ nhưng qua các thế kỷ sau, đạo Phật dần dần bị suy tàn, trong tình trạng chia tách, khủng bố và bị đạo Bàlamôn chống đôi. Tuy vậy, đạo Phật vẫn phát triển được sang các nước bên ngoài Ấn Độ.

    Tới đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo: đạo Phật đã tách ra ngành Tiểu Thừa (Himanaya) tức là Phật giáo ở phía Nam và Đại Thừa (Mahayana) tức là Phật giáo ở phía Bắc. Ngành Tiểu Thừa thiên về cá nhân hơn, đã tồn tại ở đảo Ceylan và vùng Nam Á. Ngành Tiểu Thừa còn giữ lại được những điều Đức Phật đã dạy từ ban đầu, là không có riêng một vị thần hoặc ma quỷ nào. Ngành Đại Thừa có tính xã hội cao hơn, thờ nhiều thần với cách thờ cúng khoa trương và "đa nguyên", phát triển mạnh ở các vùng Himalaya, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản...


    Ở đây ta lưu ý tới Tiểu Thừa và Đại Thừa hai ngành tách ra từ đầu kỷ nguyên Thiên Chúa (những năm đầu CN)

    Cái này là từ wikipedia


    Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna)
    Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) định nghĩa Đại thừa như sau.

    Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa

    Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
    1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Ðại thừa khoảng thế kỷ thứ 1 trước hoặc sau Công nguyên.
    2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn Bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
    3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Sri Lanka) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa và Đại Thừa khi nói về hai truyền thống lớn nhất của Phật giáo. Mà thay vào đó là danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông.
    4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống: Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển - cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị của nó.
    5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
    a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư.
    b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
    c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
    Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.
    Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành.
    Đọc cái này thì rất dài và đau đầu, tựu chung lại nó hao hao với vụ vote đồng phục trên emong.org (tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng)

    Bọn không quần áo chính là TIỂU THỪA - em giữ nguyên giáo lý kinh điển của eMông là không đồng phục, đồng phiếc gì sất. Cứ tồng ngồng đạp xe cho nó thiên nhiên mới mau đắc đạo.

    Bọn đồng phục chính là ĐẠI THỪA - giáo lý phải phát triển, e Mông không thể không có đồng phục, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính tập thể, v.v....

    Cãi nhau tung tóe

    Tuy nhiên cuối cùng thì tất cả đều thừa nhận hai thằng cũng chỉ đều xuất phát từ tình yêu với eMông mà thôi nên xí xóa.

    Hôm nay tạm thời nghỉ ở đây.
    Last edited by flamencol78; 12-09-2011 at 10:50 PM.

  6. #5
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Như vậy ở đoạn này ta đã thấy ngay từ lúc Phật đang trong quá trình giác ngộ thì THIỀN đã được nhắc đến.
    Xin bổ sung thêm một chút về đoạn này.
    Thực ra thiền xuất hiện chính xác từ khi nào hình như bây giờ vẫn chưa có ai biết. Chỉ biết là ở Ấn Độ, thiền là một công cụ rất quan trọng đề hành pháp và đạt tới các cảnh giới tối cao - và cuối cùng là giác ngộ. Phép Thiền của các tôn giáo khác nhau là khác nhau (tuy nhiên chúng lại có sự kế thừa, bổ sung và phát triển lẫn nhau, điều này cho phép các phép thiền càng ngày càng hoàn thiện hơn.). Có nhiều bằng chứng chưng minh trước thời của Đức Phật đã xuất hiện thiền rồi. Do vậy cần phải nói rõ hơn là topic này đang bàn về THIỀN trong PHẬT GIÁO (mặc dù vậy trong các tông phái Phật Giáo khác nhau thì các cách thiền cũng là khác nhau)

    Tuy nhiên theo kinh sách phật giáo chép lại. Đức Phật đã chỉ ra một phương pháp thiền mới mà về cơ bản rất khác so với các phương pháp thiền khác ở thời đó nên có thể nói thiền Phật Giáo là do Đức Phật sáng tạo nên và được các nhà sư khác phát triển sau này.
    Theo một bài kinh nguyên thủy được chép lại, sau khi thử rất nhiều các cách thiền khác nhau học từ các vị thầy khác nhau, Đức Phật vẫn cảm thấy bị chướng ngại. Ngài liên thư giãn và bất chợt ngài nghĩ tới cảm giác "thiền" của ngài khi ngài còn là một đứa trẻ. Rồi ngài nhận ra rằng đây chính là phương pháp mà ngài tìm kiếm bấy lâu nay. Sau 49 ngày ngài vượt qua toàn bộ khúc mắc trước đây và hoàn toàn giác ngộ.
    Last edited by hado0601; 12-09-2011 at 11:44 PM.

  7. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    musstol (15-09-2011)

  8. #6
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Tới thế kỷ thứ 3, nhà vua Ashoka lấy đạo Phật làm quốc giáo của Ấn Độ nhưng qua các thế kỷ sau, đạo Phật dần dần bị suy tàn, trong tình trạng chia tách, khủng bố và bị đạo Bàlamôn chống đôi. Tuy vậy, đạo Phật vẫn phát triển được sang các nước bên ngoài Ấn Độ.
    Vua Ashoka: Vua A Dục (A Dục Vương) theo cách phiên âm của Việt Nam. Đây là vị vua sùng Phật Giáo nhất trong lịch sử Ấn Độ. Ông đã cho xây một loạt đền đài cùng với các công trình để tôn vinh Phật Giáo mà ngày nay vẫn còn dấu tích ở Ấn Độ (Trụ đá Ashoka - nơi mà em rất muốn đến). Rất thú vị là Ashoka trước khi đến với Phật Giáo được biết đến là một con người rất tàn ác máu lạnh.

    P/s: về khoản PG tiểu thừa và PG Đại Thừa thì em chưa tổng hợp lại được. Nói về cái này cũng khá là thú vị. Theo em thấy thì wiki viết một là sơ sài, 2 là chưa chuẩn.

  9. The Following 3 Users Say Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    eMông (12-09-2011), musstol (15-09-2011), nongdancoi (13-09-2011)

  10. #7
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Topic này có vẻ hiu quạnh nhỉ Tuy nhiên đây là con đường mới mở nên vắng người đi là đúng rồi.

    Những phần viết của Hạ đỏ đã bổ sung thêm rất nhiều cho những thông tin mà mình tổng hợp được. Rất mong Hạ đỏ tiếp tục phát huy.

    Như vậy ta đã có một chút thông tin cơ bản về sự ra đời và phát triển của Phật giáo. Ta cũng thấy được Thiền là một khái niệm không chỉ riêng của Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng có. Tuy nhiên cũng thấy rằng trong quan niệm của đa số người Việt thì Thiền và Phật giáo gắn liền với nhau.

    Đã nói chuyện xa bây giờ lại quay lại chuyện gần.

    Vậy Phật giáo ra đời, phát triển, và đến nước ta ra sao ? Lại giở sách hoặc tra google thôi

    Cái này là lấy từ đây

    http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922


    Con đường và niên đại du nhập

    Vị trí địa lý của nước ta nằm ở bán đảo Ðông Dương, trên con đường giao thông đường bộ cũng như đường thủy giữa hai lục địa, nơi sản sinh những nền văn minh lớn của loài người là Ấn Ðộ và Trung Quốc. Do đó, từ rất sớm, qua con đường buôn bán, các nền văn hóa của hai chiếc nôi văn minh này đã đi theo các đoàn thương nhân đến đến với nước ta, trong đó có Phật giáo.

    Theo Thiền uyển tập anh(3), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Ðộ, trước cả Trung Quốc. Trong tiểu sử Thiền sư Thông Biện (? -1134), một vị Quốc sư ở đời Lý, có chép cuộc đối thoại giữa Ngài và Hoàng thái hậu Ỷ Lan về nguồn gốc của Phật giáo Việt Nam, trả lời của vị Quốc sư này, đoạn dẫn những ghi nhận của Pháp sư Ðàm Thiên (542-607) trình với vua [Trung Quốc] Tùy Cao Tổ, có chi tiết: "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Ðông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn năm trăm người, kinh dịch mười lăm quyển..."(4). Như vậy, Phật giáo được du nhập nước ta (thời bấy giờ là Giao Châu) trực tiếp từ Ấn Ðộ, nhưng chính xác vào năm nào thì chưa thấy ai khẳng định. Tuy nhiên, điều chắc chắn là vào khoảng thế kỷ thứ II dương lịch (từ này trở đi viết tắt là dl), Phật giáo đã trở nên thịnh hành ở nước ta với một cơ sở mạnh mẽ thể hiện qua hệ thống những cứ liệu về số lượng Tăng sĩ, chùa chiền, thành quả của công tác dịch thuật kinh điển, v.v... tại trung tâm Luy Lâu. Với tình hình phát triển vào nửa cuối thế kỷ thứ II như vậy, dứt khoát nó phải được hình thành trên cơ sở ban đầu khá lâu.

    Nếu liên kết với những sự kiện khác, như là truyền thuyết Chử Ðồng Tử học đạo với nhà sư Phật Quang; sự kiện Bát Nàn phu nhân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng, xuất gia sau cuộc kháng chiến vệ quốc thất bại năm 43 dl; và, những xác nhận về tín ngưỡng của người Việt mà Dương Phù đã ghi lại, rằng khoảng 100 năm sdl dân chúng tại nước ta có trồng một loài hoa [uất kim hương] dùng để cúng Phật; v.v...Một hiện trạng Phật giáo sinh động như thế chắc chắn phải là kết quả của một quá trình đâm chồi nẩy lộc trước đó khá lâu trên mảnh đất này. Như vậy, Phật giáo đã có mặt ngay tại nước từ những năm đầu của kỷ nguyên dl, nếu không nói là sớm hơn. Cũng có quan điểm cho rằng, Phật giáo truyền vào nước ta có thể là vào thời vua A Dục (Asoka) ở thế kỷ III trước dương lịch (từ này trở đi viết tắt là tdl) với sự diện diện của đoàn truyền giáo do Sona dẫn đầu; nhưng đây mới chỉ là giả thuyết, điều này cần được xác minh bằng các cuộc khảo cổ tại một số địa điểm nghi vấn là có khả năng còn các chứng cứ lịch sử quan trọng ở khu vực chùa Nê Lê (Tam Ðảo), núi Quỳnh Viên (Cửa Sót, Hà Tĩnh)...

    Vậy, về con đường du nhập, các nghiên cứu mới đây cho biết rằng, Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập nước ta chủ yếu theo đường biển, một phần khác là theo đường bộ, con đường mà các nhà sử học thường gọi là "Con đường Tơ lụa". Vào những năm đầu của kỷ nguyên dl, Phật giáo đã phát triển trên đất nước ta với tư cách là một trong những hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân, qua các dữ kiện đã nêu trên.
    Last edited by flamencol78; 14-09-2011 at 02:28 PM.

  11. #8
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    Thiền (ZEN)

    *Thiền mà ta miêu tả được, không phải là Thiền.

    *Ta không thể học để hiểu Thiền mà chỉ có thể sống và cảm nhận Thiền.

    *Thiền là ở trạng thái tỉnh thức trong mỗi tư tưởng và hành vi của ta.

    *Thiền là ở trong trạng thái Biết.

    *Không có giới hạn nào đối với Thiền.

    *Tất cả chủng tộc đều hiệp nhất trong Thiền.

    *Đạt Thiền là đạt tính không.

    *Ngộ hay đạt được giải thoát là được hạnh phúc vô biên không thể giải thích được.

    *Thiền quán là sống thực sự.

    *Thiền là sống hài hòa với thiên nhiên,

    *Thiền là thích ứng với mọi hoàn cảnh.

    *Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi không phân biệt.

    *Thiền là ở trong trạng thái tâm linh tỉnh thức.

    *Thiền giả không bị việc gì hay người nào thúc đẩy hoặc vận dụng.

    *Thiền là khả năng giải thích những sự việc không hiện hữu.

    *Thiền không phải là một trạng thái tiêu cực, mà là trạng thái tâm linh sinh động.

    *Thiền giả không sống trong ảo giác hoặc tưởng tượng, mà trong thực tại.

    *Thiền giả luôn luôn sáng suốt.

    *Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi với tinh thần minh mẫn.

    *Ở trạng thái giải thoát, mình làm chủ mình.

    *Ta có thể ở trong trạng thái Thiền trong nhiều cá tính khác nhau và trong mọi hoạt động của đời sống.

    *Thiền trong hoàn cảnh hỗn loạn mới thực sự Thiền.

    *Muốn hiểu Thiền, trước hết ta phải ở trạng thái tâm không.

    *Thiền là khả năng nhìn thấy người khác trong những cá tính khác nhau của họ.

    *Thiền giả có khả năng làm cho người khác nhìn thấy từng cá tính của mình.

    *Thiền giả không bị Yêu Thương hay Oán Ghét chi phối.

    *Khi áp dụng ngữ vựng Thiền để diễn tả Thiền, thì không còn Thiền nữa.

    *Khi biết ta ở trong trạng thái Thiền thì ta không còn Thiền chi nữa.

    *Khi ta cố gắng miêu tả Thiền, thì tâm ta đã lập lại hoặc bắt chước.

    *Ta chỉ ở trong trạng thái Thiền khi cảm thấy được giải thoát khỏi Yêu Thương và Thù Ghét. Đó là Chân Thiền, cái cảm giác-không cảm giác.

    *Làm sao tả được Thiền khi Thiền là tính không, trống không, một trạng thái không màu sắc, không mùi vị, không có đẹp hoặc xấu

    I- THIỀN LÀ GÌ ?
    Thiền, nói đủ là Thiền-na, Trung Hoa dịch là tĩnh lự; nghĩa là lặng lẽ những lo nghĩ lăng xăng, hay cũng dịch là định tuệ đẳng trì, tức tâm lặng và sáng đầy đủ. Tuy nhiên đó chỉ là định nghĩa theo danh từ, phương tiện mà giải thích cho người tạm hiểu, xét trên lý thật thì đó chưa phải là bản thân của Thiền.
    Bởi tĩnh lự hay định tuệ đẳng trì đó, nó không nằm ở trên những ngôn từ hoặc chữ nghĩa vô tri kia, mà nó ở ngay trong tâm người, Do đó, dù ai có cố gắng giải thích thế mấy cũng không bao giờ chạm đến bản thân thiền chân thật. Cho nên Thiền mà còn định nghĩa được, đó là Thiền Chết, Thiền Văn Tự, không phải Thiền Sống. Đến chỗ cứu cánh thiền thì bỏ xa văn tự. Chữ nghĩa làm sao ghi được cái tâm lặng lẽ trong sáng đó ? Dù máy móc điện tử tối tân cũng không thể ghi được chỗ này .
    II- THỂ NGHIỆM TRỰC TIẾP
    Chân lý sống là cái hiện thực ngay nơi mỗi người, trong mỗi người, người đang sống trong đó chứ không ở đâu khác. Như nói Thiền là tĩnh lự, là tâm lặng lẽ trong sáng, song đặt câu hỏi lại: Thế nào là tâm lặng lẽ trong sáng ? Đây không còn là chuyện giải thích danh từ nữa, mà phải tự cảm nhận nơi mình mới thấu rõ thôi . Vì vậy, muốn cảm nhận chân lý Thiền là phải thể nghiệm trực tiếp, phải thẳng vào chớ không đứng bên ngoài bàn bạc, lý luận suông .
    Có vị tăng hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung :
    - Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp ?
    Thượng Sĩ đáp :
    - Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ,
    Cánh bằng nhốt gió ruột kiến trùng .
    Hỏi:- Như vậy học nhân làm sao được lối vào ?
    Đáp:- Gãi ngứa phải đâu người khác ngứa,
    Đói ăn chính thật nhà ngươi ăn
    Ông hỏi đại ý Phật pháp, ông muốn hiểu được lẽ thật đó, thì ông phải quên niệm phân biệt theo thói quen suy nghĩ lâu nay đi, ông phải đích thân cảm nhận nơi mình chớ không thể đứng bên ngoài mà hỏi, mà muốn tìm hiểu biết . Gãi ngứa là tự ông ngứa, đâu phải người khác ngứa thay cho ông; cũng vậy, đói là tự ông ăn thì mới hết đói, ai ăn thay cho ông được? Cho nên trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông luôn nhấn mạnh đến chỗ trực nhận không qua ý niệm .
    Thiền sư Nghĩa Huyền, sau này là Tổ tông Lâm Tế, lúc còn đang tham thiền trong hội Ngài Hoàng Bá, khi đến hỏi về “Đại ý Phật pháp”, ba lần hỏi thì ba lần đều bị ăn gậy mà không được giải thích một lời. Hoặc ông Thôi Tề Công đến hỏi Thiền sư Thần Hội:
    - Thiền sư ngồi thiền một phen định, về sau bao lâu mới xuất định?
    Sư đáp:
    - Thần không có chỗ nơi, có cái gì là định ư?
    - Đã nói không định, sao gọi là dụng tâm?
    - Nay tôi định còn không lập, ai nói có dụng tâm?
    - Tâm và định đều không, thế nào là đạo?
    - Đạo là “đạo như thế”, không có “đạo thế nào”.
    - Đã nói không có “đạo thế nào”, vậy chỗ nào có “đạo như thế” ?
    - Nay nói “đạo như thế” là do có “đạo thế nào”, nếu như không có ‘đạo thế nào” thì “ như thế” cũng không còn .
    Nghĩa là, với Thiền sư thì không có giải thích dài dòng theo chữ nghĩa. Bởi do có hỏi “đạo thế nào” nên mới tạm nói “đạo như thế” để đối đáp lại. Nói “như thế” là để dừng lại chỗ suy nghĩ, tìm hiểu của ông thôi, chớ thực ra nếu ông không có hỏi thế nào, thì cũng không có nói “như thế” làm gì. Bởi vì “Nó vốn như thế là như thế rồi’, khỏi phải nói thêm cái tên “như thế” nữa. Nói “như thế” là đã dán thêm cái nhãn hiệu lên nó.
    Đây là muốn nhắc người hỏi, phải can đảm buông xả hết mọi ý niệm hướng về nó, thì chân lý thiền hiện tiền sáng ngời đây thôi. Còn hướng đến nó tức là còn đứng ngoài nó. Từ đó mà biết, hiện có nhiều người đang tranh cải về thực tại thế này, thế kia, là có, là không, thì rõ ngay là chưa chạm đến thực tại. Trong nhà Thiền không chấp nhận cho người cứ đứng bên ngoài mà lý luận.
    Như có Thượng Tọa Định thuộc dòng Lâm Tế, một hôm trên đường thọ trai nhà thí chủ đi về, gặp ba vị tọa chủ trên cây cầu, trong đó một vị mới hỏi Sư:
    - Thế nào là tột đáy sông thiền ?
    Sư liền chộp ngực vị ấy định ném xuống sông. Hai vị kia hoảng hốt xin tha rối rít. Sư liền bảo:
    - Nếu không có hai vị đây tôi đã cho ông xuống tột đáy sông thiền cho biết .
    Thiền chân thật là thế ! Ông muốn biết tột đáy sông thiền, hãy vào đó thì biết ngay, không phải giải thích chữ nghĩa dài dòng . Cứ đứng ngoài mà hỏi, dù có nói cho ông nghe cũng chỉ là tưởng tượng, là khái niệm thôi, đâu cảm nhận được lẽ thật ấy.
    Bởi vậy tôn chỉ của Thiền tông là “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền”, tức là tự có con đường sống, vượt qua ngôn giáo, chữ nghĩa bên ngoài. Do đó nếu người không trực tiếp thể nghiệm, làm sao rõ được ?
    III- TU THIỀN TÔNG PHẢI VƯỢT QUA CHỮ NGHĨA.
    Lục Tổ Huệ Năng, một bậc Tổ Sư phi thường của Thiền tông, hiện thân là vị tiều phu không biết chữ mà ngộ đạo được truyền y bát, kế vị Tổ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa. Truyện kể rằng, lúc Sư ẩn ở thôn Tào Hầu, có lần Bà ni Vô Tận Tạng đem kinh Niết Bàn hỏi Sư, Sư bảo: “chữ thì tôi không biết nhưng nghĩa thì cứ hỏi”. Bà ni nói: “Chữ còn không biết, làm sao biết nghĩa?” Sư bảo: “Diệu lý của chư Phật không dính dáng gì đến văn tự. Bà ngạc nhiên biết là bậc khác thường, liền đi báo cho người trong thôn đến lễ bái cúng dường.
    Đây là Lục Tổ đánh thức cho người học Phật phải học thấu qua văn tự chữ nghĩa, chớ không thể bám chặt vào những dòng chữ, những nghĩa lý chết kia. Chữ nghĩa nó đâu biết ngộ đạo, đâu bíết chiếu soi gì ! Thí dụ mấy chữ bản lai diện mục, kiến tánh, minh tâm, thoại đầu, công án, Tổ sư, nó có hiểu biết gì đâu. Chính người đọc ra nó, mới biết giác, biết ngộ, phải phản chiếu “con người ấy”, đó mới chính là chân thật tham thiền, là chỗ nhắm của chư Tổ ra đời. Do đó, khi vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung về: “Tông chỉ của việc bổn phận”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình, đó là việc bổn phận, chẳng từ nơi nào khác mà được”.( Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tòng tha đắc )
    Soi sáng lại chính mình tức là vượt qua chữ nghĩa, văn tự, lời dạy bên ngoài, mà đánh thức sức sống chân thật ngay chính mình. Mạch sống Thiền là đó. Cho nên dù trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử nhưng sức sống Thiền vẫn bất tuyệt. Còn có người thực tu là còn có người thực ngộ, và ánh sáng Thiền vẫn hiện hữu..
    IV- TÓM KẾT .
    Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào .
    Vào Thiền, phải dám buông lại những kiến thức vay mượn từ bên ngoài để phát khởi trí vô sư, trí tự nhiên nơi mỗi người . Đây là con đường thể nghiệm chân lý trực tiếp nơi mình, không qua trung gian ý thức suy luận, và đây cũng chính là cội nguồn của đạo Phật. Bởi ngay từ buổi đầu, khi thành đạo đức Phật đã muốn nhập niết bàn, không muốn đi thuyết pháp, vì thấy chỗ chứng ngộ đó quá sâu xa, vượt ngoài ngôn ngữ văn tự, khó nói cho người hiểu được. Phạm thiên thỉnh ba lần Phật mới hứa khả đi thuyết pháp giáo hóa. Vậy có nói ra là phương tiện tạm thời không phải cứu cánh . Người học Phật, tu Phật cần học , tu đến chỗ vượt qua ngôn ngữ văn tự, thể nghiệm trực tiếp ngay chính mình, mới đạt được ý Phật, mới gặp Phật, gặp Tổ .
    Chính đây là con đường của HÀNH GIẢ đúng ý nghĩa .
    http://diendan.daitangkinhvietnam.or...hp?f=40&t=5774
    Bố Cú - Mẹ Kún yêu Sóc + Thỏ con nhiều nhiều...

  12. #9
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi flamencol78 Xem bài viết
    Vậy Phật giáo ra đời, phát triển, và đến nước ta ra sao ? Lại giở sách hoặc tra google thôi
    Em thấy ở đây viết khá kỹ
    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB...%E1%BB%87t_Nam

    Tuy nhiên, em đang tìm hiểu (hồi xưa đã từng đọc) lý do sư ở miền Bắc thường mặc áo nâu, tu tại chùa còn sư miền Nam thì quấn áo vàng cam, đi khất thực. Có lẽ cũng liên quan đến Bắc Tông và Nam Tông và ảnh hưởng của việc truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam theo hướng Trung Hoa (bộ, từ phiá Bắc) và Ấn Độ (biển, từ phía Nam).

    Cái này không phải cái em đọc nhưng thấy phù hợp

    Y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam hiện nay gồm: y phục thường nhật và y phục nghi lễ. Y phục thường nhật chia làm 2 loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách. Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Người mới xuất gia (hay còn gọi là sadi, chú tiểu) thì thường mặc màu lam. Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì áo dài màu nâu dành cho chư tăng, áo dài màu lam dành cho chư ni. Thượng tọa Thích Gia Quang cho biết hiện nay có một số nhà sư thường nhật hay mặc áo màu vàng. Việc mặc áo màu vàng hay màu nâu không thể hiện chức danh cao hay thấp, không thể hiện nhà sư đó cao quý hay thấp hèn. Màu áo vàng mặc thường nhật mới xuất hiện vài năm gần đây. Áo thường nhật và áo nghi lễ hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Ống tay áo thường nhật nhỏ, còn ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Loại lễ phục này được các tăng ni Phật giáo Bắc tông gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc tông còn có áo hậu, đối với chư tăng mặc áo màu vàng, chư ni áo màu lam.



    Ngoài y phục thường nhật và lễ phục người tu hành còn có thêm áo càsa màu nâu hoặc màu vàng tùy theo cấp bậc. Áo càsa là một mảnh vải gần như hình vuông, do nhiều miếng vải nhỏ ghép lại theo quy cách nhất định.

    Theo truyền thuyết trong đạo Phật, chiếc áo càsa được hình thành từ những miếng vải của nhân dân tứ phương góp lại cho người tu hành. Khi có nhiều mảnh vải rồi, các nhà sư cung thỉnh xin đức Phật cho biết nên may áo theo kiểu cách nào. Nhân đi qua một cánh đồng, đức Phật liền chỉ tay và truyền may theo hình các thửa ruộng. Chính vì lẽ đó mà tấm áo càsa còn có tên là pháp phúc điền, ý cầu mong lúa gạo nhiều, chúng sinh no ấm.

    Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bởi cách sinh hoạt giống với cách sinh hoạt của tăng đoàn thời đức Phật. Trong đó, y phục của tu sĩ Nam tông được mô phỏng giống với y phục của chư tăng thời đức Phật còn tại thế. Nhà sư theo phái Nam tông, trang phục không may thành quần áo như phái Bắc tông mà chỉ dùng vải màu vàng vắt trên người. Điều đó có nghĩa là, các sư Nam tông quấn y thay vì “vận y” bởi chiếc y của chư tăng là một tấm vải lớn, được may lại từ những mảnh vải nhỏ.


    Mỗi khi nhìn thấy người xuất gia mặc lễ phục hay thường phục thì hình ảnh ấy vẫn đầy tự hào về nét riêng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

    Như vậy, chúng ta thấy, dù hệ phái Nam tông hay Bắc tông, kiểu cách và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn, nhưng chính sự không đồng nhất ấy đã tạo nên nét riêng của mình qua pháp phục.


    http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/New..._giao_Viet_Nam

    P.S: Tiểu Thừa vs Đại Thừa trong đạo Phật cũng hao hao giống Tin Lành vs Cơ Đốc Tây Phương | Đông Phương nhỉ...
    Last edited by icemain; 14-09-2011 at 03:29 PM.
    Bố Cú - Mẹ Kún yêu Sóc + Thỏ con nhiều nhiều...

  13. The Following 2 Users Say Thank You to icemain For This Useful Post:

    eMông (14-09-2011), NHOCBEO (14-09-2011)

  14. #10
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Cảm ơn anh Cú đã chia sẻ thông tin. Về cái định nghĩa THIỀN dài dài ở trên có lẽ tựu trung lại là một chữ KHÔNG. Nhưng muốn tới KHÔNG chúng ta lại phải đi từ CÓ...

    Tiếp tục quay lại với chủ đề. Ta đã biết về thời điiểm và con đường Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Vậy nó sống và phát triển ra sao cũng cần quan tâm... Ta sẽ đồng hành cùng nó cho tới thời điểm xuất hiện vua Trần Nhân Tông...

    Phần này mình tổng hợp lại từ mục viết về sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam trên trang chuyenphapluan.com (có thể chưa đủ sức để khái quát một vấn đề lớn như vậy nên rất cần sự trợ giúp của mọi người nếu thấy nội dung sơ sài hoặc không chính xác). Địa chỉ đây: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922

    Tác giả của bài viết đã phân chia các giai đoạn phát triển của Phật giáo VN thành 3 giai đoạn:

    1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðế với sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

    2. Phật Giáo Việt Nam từ thời kỳ nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời đến vua Trần Nhân Tông

    3. Phật Giáo từ thời Trần Nhân Tông đến cận đại.


    Từ đầu đến giờ chúng ta đang ở giai đoạn 1

    1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðếvới sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

    Chúng ta sẽ cùng nhau theo dòng lịch sử đi tới giai đoạn 2 khi vua Trần Nhân Tông xuất hiện.
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 01:40 PM.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình