Kết quả 1 đến 10 của 48

Chủ đề: Thiền, Tây Yên Tử và eMông

Threaded View

  1. #4
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Tiếp tục với sự phát triển của lịch sử Phật Giáo

    ... Trong thời kỳ đầu, hội nhà Phật gồm có các vị sư và các anh em thế tục, lấy nhà họ ở làm nơi tu hành và thuyết giáo, Việc thờ cúng gồm có một bài thuyết pháp, giảng kinh, thiền định và sám hối. Tới giai đoạn tiếp sau, thực hiện những cuộc hành hương tới những nơi có liên quan tới Đức Phật và thực hiện việc tôn thờ các phật tích.

    Tới thế kỷ thứ 3, nhà vua Ashoka lấy đạo Phật làm quốc giáo của Ấn Độ nhưng qua các thế kỷ sau, đạo Phật dần dần bị suy tàn, trong tình trạng chia tách, khủng bố và bị đạo Bàlamôn chống đôi. Tuy vậy, đạo Phật vẫn phát triển được sang các nước bên ngoài Ấn Độ.

    Tới đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo: đạo Phật đã tách ra ngành Tiểu Thừa (Himanaya) tức là Phật giáo ở phía Nam và Đại Thừa (Mahayana) tức là Phật giáo ở phía Bắc. Ngành Tiểu Thừa thiên về cá nhân hơn, đã tồn tại ở đảo Ceylan và vùng Nam Á. Ngành Tiểu Thừa còn giữ lại được những điều Đức Phật đã dạy từ ban đầu, là không có riêng một vị thần hoặc ma quỷ nào. Ngành Đại Thừa có tính xã hội cao hơn, thờ nhiều thần với cách thờ cúng khoa trương và "đa nguyên", phát triển mạnh ở các vùng Himalaya, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản...


    Ở đây ta lưu ý tới Tiểu Thừa và Đại Thừa hai ngành tách ra từ đầu kỷ nguyên Thiên Chúa (những năm đầu CN)

    Cái này là từ wikipedia


    Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna)
    Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) định nghĩa Đại thừa như sau.

    Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa

    Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
    1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Ðại thừa khoảng thế kỷ thứ 1 trước hoặc sau Công nguyên.
    2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn Bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
    3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Sri Lanka) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa và Đại Thừa khi nói về hai truyền thống lớn nhất của Phật giáo. Mà thay vào đó là danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông.
    4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống: Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển - cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị của nó.
    5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
    a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư.
    b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
    c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
    Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.
    Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành.
    Đọc cái này thì rất dài và đau đầu, tựu chung lại nó hao hao với vụ vote đồng phục trên emong.org (tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng)

    Bọn không quần áo chính là TIỂU THỪA - em giữ nguyên giáo lý kinh điển của eMông là không đồng phục, đồng phiếc gì sất. Cứ tồng ngồng đạp xe cho nó thiên nhiên mới mau đắc đạo.

    Bọn đồng phục chính là ĐẠI THỪA - giáo lý phải phát triển, e Mông không thể không có đồng phục, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính tập thể, v.v....

    Cãi nhau tung tóe

    Tuy nhiên cuối cùng thì tất cả đều thừa nhận hai thằng cũng chỉ đều xuất phát từ tình yêu với eMông mà thôi nên xí xóa.

    Hôm nay tạm thời nghỉ ở đây.
    Last edited by flamencol78; 12-09-2011 at 10:50 PM.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình