+ Trả lời Chủ đề
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2 3 4 5 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 48

Chủ đề: Thiền, Tây Yên Tử và eMông

  1. #1
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts

    Thiền, Tây Yên Tử và eMông

    Tây Yên Tử là chuyến đi lớn trong năm của eMông.

    Bên cạnh việc luyện tập thể lực đảm bảo cho chuyến đi chúng ta cũng rất cần một sự chuẩn bị tinh thần xứng đáng với chuyến đi này.

    eMông lập topic này để trong mục Chuẩn bị trước chuyến đi với mục đích cùng các Mông dân trao đổi tìm hiểu những thông tin về văn hóa, lịch sử vùng đất chúng ta sắp khám phá tới đây coi như một sự luyện tập trau dồi về kiến thức để có được hiểu biết cơ bản khi về nơi đất Phật.

    Các vấn đề thảo luận sẽ tập trung vào: THIỀNTÂY YÊN TỬ.

    Đây là topic trao đổi về kiến thức nên chúng ta sẽ không đăng ký tham gia chuyến đi, không spam ở đây...

    Khuyến khích các bài viết thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của người viết.

    Tránh những bài sưu tầm trên mạng rồi copy nguyên về đây mà không có bất kỳ kiến giải hay chính kiến của tác giả.

    Topic không đặt vấn đề cao siêu về lý luận mà là sự chia sẻ trao đổi kiến thức giữa các thành viên.

    Mời các bạn cùng tham gia.
    Last edited by eMông; 12-09-2011 at 09:56 PM.

  2. #31
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    ... Sang thời nhà Trần, trong khoảng 175 năm triều Trần, đạo Phật tiếp tục phát triển. Vua Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng đi tu lập ra phái Thiền Trúc Lâm. Ba vị tổ của phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang (Trúc Lâm tam tổ).

    Về thân thế Trần Nhân Tông (Từ wiki)

    Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

    Thân thế

    Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

    Cai trị

    Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

    Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

    Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

    Nhà vua từng nói: ‎" Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác ". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

    Niên hiệu

    Thiệu Bảo (1278 - 1285)
    Trùng Hưng (1285 - 1293)

    Đi tu

    Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm[1], Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,[2] lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

    Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

  3. #32
    Mông dân hèn hạ Na nát nhoét's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    271
    Thanks
    2
    Thanked 106 Times in 70 Posts
    Làm sao cho vợ đẻ được đi đã

  4. The Following User Says Thank You to Na nát nhoét For This Useful Post:

    flamencol78 (17-09-2011)

  5. #33
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Sau một hành trình lê thê và chán ngắt với rất nhiều trích dẫn cuối cùng cũng đến được chỗ mà ta cần đến trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam: Vua TRẦN NHÂN TÔNG.

    Cũng nhặt nhạnh được một số thông tin sau về THIỀN

    Thực ra thiền xuất hiện chính xác từ khi nào hình như bây giờ vẫn chưa có ai biết. Chỉ biết là ở Ấn Độ, thiền là một công cụ rất quan trọng đề hành pháp và đạt tới các cảnh giới tối cao - và cuối cùng là giác ngộ. Phép Thiền của các tôn giáo khác nhau là khác nhau (tuy nhiên chúng lại có sự kế thừa, bổ sung và phát triển lẫn nhau, điều này cho phép các phép thiền càng ngày càng hoàn thiện hơn.). Có nhiều bằng chứng chưng minh trước thời của Đức Phật đã xuất hiện thiền rồi. Do vậy cần phải nói rõ hơn là topic này đang bàn về THIỀN trong PHẬT GIÁO (mặc dù vậy trong các tông phái Phật Giáo khác nhau thì các cách thiền cũng là khác nhau).

    Và cùng với sự phát triển của Phật giáo THIỀN cũng phát triển phân chia làm nhiều dòng khác nhau với những phương pháp tu tập khác nhau.

    Thiền du nhập vào Việt Nam từ phương Bắc thuộc dòng Đại Thừa hay Bắc Tông.

    Từ thế kỷ thứ VI Việt Nam xuất hiện dòng thiền đầu tiên (trừ Thiền phái Trúc Lâm còn các Thiền phái khác đều mang tên vị sáng lập)
    - Tì Ni Đa Lưu Chi
    - Vô Ngôn Không
    - Thảo Đường
    - Trúc Lâm
    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 09:25 PM.

  6. #34
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Lại là một trích dẫn về Thiền lấy từ wiki

    Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:

    to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.

    Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那).

    Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

    Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...
    Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".

    Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:
    "Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."

    Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.

    Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

    Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).

    Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện
    Định nghĩa về THIỀN cũng giống như lấy cái CÓ để tả cái KHÔNG nên thực khó để diễn tả cho chính xác.

    Một link các câu chuyện về THIỀN viết dưới dạng truyện tranh dễ đọc, dễ xem:

    http://coder.awas.vn/Home/Topic/475-...yen-tranh.aspx
    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 10:37 PM.

  7. #35
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Cái này thấy hơi giông giống topic tranh luận về ảnh NUDE bên box chụp ảnh nhà Mông

    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 10:33 PM.

  8. The Following User Says Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    xiphe (01-11-2011)

  9. #36
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Hớ hớ cái này cũng giống nữa

    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 10:34 PM.

  10. The Following User Says Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    xiphe (01-11-2011)

  11. #37
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Hic hic, post xong 2 cái trên lại thấy mình sắp rơi vào vô minh rồi. Đi THIỀN đây

  12. #38
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    Bên kia nhộn nhịp quá nhưng mình muốn tìm hiểu một vấn đề đang tranh cãi rất nhiều về Xá lị Phật hoàng ở đâu?

    Như bác battramdao mô tả thì trên Am Ngọa Vân có tháp xá lị Phật hoàng Trần Nhân tông


    Nhưng một số tài liệu khác thì
    http://daitangkinhvietnam.org/lich-s...1258-1308.html
    Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

    Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.

    Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.
    Chùa Vân Yên thì nay là Chùa Hoa Yên, Huệ Quang Kim Tháp ở đây thì vẫn còn
    Tháp gồm 46 tảng đá ghép, bệ tháp hình đài sen, 102 cánh, có bố cục mặt cắt hình lục giác, tháp cao 6 tầng, có mặt cắt hình vuông, phía trong có pho tượng Đức Ngài Điều Ngự bằng đá cẩm thạch, đang ngồi trên ngai cao 62 cm. Tượng và ngai được chạm công phu, có trang trí nhiều hoa văn hình rồng, hình hoa lá theo kiểu thức của nghệ thuật thời Lê Sơ. Các tầng trên của tháp thấp, có viền mái to, và càng lên cao, chiều rộng của tháp càng thu hẹp nhanh chóng, khiến tháp trông mảnh mai và có cảm giác như cao chót vót. Đỉnh tháp là một quả bầu tròn (tức quả hồ lô).

    http://www.panoramio.com/photo/37262925

    Về đám rước linh cữu Trần Nhân Tông từ Thăng Long về an táng tại lăng Quy Đức (Đức Lăng) ở Long Hưng vào năm Canh Tuất (1310) cũng được Toàn thư ghi chép tường tận: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước linh cữu Thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ thì cất ở bảo tháp Ngoạ Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hoá Dân Long Từ Hiển Hiện Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế. Đem Khâm Từ Bảo Thành Thái Hoàng Hậu hợp táng ở đấy”.
    http://www.thaibinh.gov.vn/ct/introd...aspx?ItemID=22

    Hoặc ở đây viết rõ hơn về Khu mộ và Xá lị Phật hoàng: http://bee.net.vn/channel/1984/20110...o-dau-1793537/

    Có đúng là phần mộ của vua Trần Nhân Tông (trong có đựng ngọc cốt hoặc xá lỵ) được an táng ở lăng Quy Đức (phủ Long Hưng)? Không ít người cho rằng nhà vua là người xuất gia, tu hành tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Đầu Đà (sau đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà), được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử thế hệ thứ 6, tiếp nối vị tổ sư thứ 5 là Thiền sư Huệ Tuệ. Khi mất, thi thể của Người được đệ tử là Pháp Loa hoả táng, các viên xá lỵ (từ thân thể Người sau khi hoả táng) được để vào kim tháp ở chùa Vân Yên, núi Yên Tử. Nếu vậy thì việc rước linh cữu của người về táng ở đất Long Hưng có thực là thi thể (ngọc cốt) hoặc xá lỵ của người không?

    Những trăn trở, thắc mắc nêu trên không phải là không có cơ sở. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" khi viết về việc này cũng không cho chúng ta biết rõ hơn ngoài những dòng sau: "Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước linh cữu của Thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng. Xá lỵ thì để ở bảo tháp am Ngọa Vân, miếu hiệu là Nhân tôn, thụy là "Pháp Thiên sùng đạo ứng thế hoá dân Long từ hiển huệ Thánh văn thần võ Nguyên minh tuệ hiếu Hoàng đế". Đem Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu hợp táng ở đấy".

    Việc hoả thiêu và có xá lỵ của vua Trần Nhân Tông, "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rất rõ: "Pháp Loa đem xác của Thượng hoàng thiêu đi, nhặt được hơn ba nghìn viên xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư. Vua lấy làm ngờ, các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Khi ấy Hoàng tử Mạnh (vua Trần Minh Tông sau này) mới lên 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trong bọc, đưa ra cho mọi người xem. Vua sai kiểm lại những hạt xá lỵ ở trong hộp, thì thấy thiếu số. Vua cảm động khóc lên, trong lòng mới khỏi ngờ".

    Nếu chỉ đọc những đoạn văn trên thì việc nghi ngờ không có xương cốt hoặc xá lỵ của vua Trần Nhân Tông ở lăng Quy Đức (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) là có cơ sở. Nhưng một số tài liệu của Phật giáo, trong đó có sách "Tam tổ thục lục" đã cho chúng ta biết rõ việc an táng xá lỵ của vua Trần Nhân Tông ở Long Hưng: Xá lợi của Điều Ngự phân làm hai phần, một phần để vào Bảo tháp nơi Đức Lăng (lăng Quy Đức), một phần để ở Kim Tháp, chùa Yên Vân, núi Yên Tử".
    Những tài liệu này rất quý và đáng tin cậy hơn những tài liệu của một số bộ sử đang lưu hành. Bởi vì "Tam tổ thục lục" được bảo vệ trong các chùa chiền, trừ những sai lầm trong khi biên chép, ít ai dám sửa chữa dù chỉ là một chữ. Trái lại, các bộ sử thường được các sử quan biên tập theo các quan điểm của mình, đôi khi có thành kiến hoặc do ý thức hệ mà thêm bớt, khiến cho nhiều chi tiết mất độ chuẩn xác.
    Bố Cú - Mẹ Kún yêu Sóc + Thỏ con nhiều nhiều...

  13. #39
    Mông dân icemain's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    425
    Thanks
    177
    Thanked 246 Times in 119 Posts
    VTC có loạt bài viết khá hay về lăng mộ vua Trần:

    Những chuyện khó tin ở “nghĩa địa” các vua Trần (kỳ 1): http://vtc.vn/395-288360/phong-su-kh...c-vua-tran.htm

    Như vậy, hài cốt (nếu còn), tro cốt, hoặc xá lị của các vị vua nằm trong các ngôi mộ khổng lồ này đã được quật lên chuyển về An Sinh dưới chân núi Yên Tử, là quê hương gốc gác của các vị vua Trần? Nếu như vậy thì những ngôi mộ này chỉ còn là đống đất, là xác mộ?
    Di cốt 3 vị vua Trần ở Thái Bình hay Quảng Ninh? (kỳ 2): http://vtc.vn/394-288620/phong-su-kh...quang-ninh.htm
    Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Tháng 6, rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương (Nam Định), Thái Đường (Hưng Hà, Thái Bình), Long Hưng (Kiến Xương) đưa về lăng lớn ở Yên Sinh để tránh nạn người Chiêm Thành vào cướp”. Cuốn sử đáng tin nhất của nước Việt đã chép rằng, vua Trần chỉ rước thần tượng (có thể là tượng vua, voi đá, ngựa đá…), chứ đâu có phải chuyển lăng mộ, hài cốt?

    Ngoài sử sách chép rõ, thì ông Hùng cũng từng điền dã rất nhiều lần về làng Tam Đường để tìm hiểu về các ngôi mộ. Theo lịch sử ghi chép trong làng, lưu giữ trong các chùa chiền, thì quân Nguyên Mông, Chiêm Thành, cho đến quân Minh, khi xâm lược nước ta, đều tiến hành đào bới Phần Bụt (mộ nghi của Trần Nhân Tông). Thế nhưng, lần nào quân giặc đào bới cũng bị sét đánh chết lính. Vì vậy, chúng không dám đào bới nữa.
    Đau lòng lăng mộ 3 vị vua Trần trên đỉnh núi (kỳ 3): http://vtc.vn/394-288780/phong-su-kh...h-nui-ky-3.htm
    Theo nhà nghiên cứu Vũ Thị Khánh Duyên (BQL các di tích trọng điểm Quảng Ninh), thì các vị vua táng trong lăng Tư Phúc gồm Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Giản Hoàng, chứ không phải Trần Giản Định như sử sách thời Nguyễn vẫn chép.
    Nếu đọc kỹ bài viết này thì một số địa danh như vườn vải, Bãi Bắn, rừng bạch đàn rất match với cung đường chùa Hồ Thiên - nên cũng có thể là một điểm lưu ý để nhiều người khám phá về sau

    Cuộc tàn phá thảm khốc lăng mộ Trần Minh Tông (kỳ 4): http://vtc.vn/395-288910/phong-su-kh...-tong-ky-4.htm

    Xót xa lăng mộ vua Anh Tông chìm dưới lòng hồ (kỳ 5): http://vtc.vn/395-289528/phong-su-kh...ng-ho-ky-5.htm
    Đỉnh điểm của sự tàn phá, phá một cách toàn diện, là người ta làm một con đập, dìm luôn cả lăng mộ khổng lồ xuống lòng hồ Trại Lốc.
    Cuộc cướp phá tàn khốc mộ vua Trần Nghệ Tông (kỳ 6): http://vtc.vn/395-289734/phong-su-kh...-tong-ky-6.htm

    Rùng rợn chuyện “ma hành” khi phá mộ vua Trần (kỳ 7): http://vtc.vn/395-290117/phong-su-kh...-tran-ky-7.htm

    Ứng xử thế nào với lăng mộ các vua Trần? (kỳ cuối): http://vtc.vn/394-290409/phong-su-kh...an-ky-cuoi.htm
    Last edited by icemain; 29-09-2011 at 04:39 PM.
    Bố Cú - Mẹ Kún yêu Sóc + Thỏ con nhiều nhiều...

  14. #40
    Mông dân dự bị xiphe's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    16
    Thanks
    40
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Bác Flamencol78 chọn 1 chủ đề quá lớn.
    Việc đi sâu vào khái niệm sẽ càng dễ vô minh, thời nay gọi là ngộ chữ. Thú thực là tớ không thể đọc sang page 2. Bàn về thiền làm gì khi mà ... chưa ai thiền.

    Có những câu hỏi nhỏ gần gũi hơn:
    - Tại sao TNT (Trần Nhân Tông) đi tu?
    - Tại sao ông chọn Yên Tử?
    - Sao lại gọi là Phật hoàng? Tu là từ bỏ cái tôi, sao còn có cấp bậc Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, độc giác, duyên giác, cư sĩ ...

    Áp dụng:
    - Sao nhà Mông chọn đi chùa?
    - Sao lại là TYT?
    - Ta có tu hành được không? đến mức nào?
    ...

    Chuyến đi đã kết thúc. Với một số người đơn giản là "đã hoàn thành" 1 cung đường khó. Nhưng đấy chính là khởi đầu 1 con đường: Con đường của Phật.

    Ngoài lề:
    Thỉnh thoảng vào emong cứ luôn gặp một giọng bựa phát ngôn khắp nơi. Giờ thì tớ hiểu Min, Mod thật kinh khủng: Nuôi mem bựa để làm nền.
    Hô hô, tớ té.

  15. The Following 2 Users Say Thank You to xiphe For This Useful Post:

    Casper_HN (02-11-2011), flamencol78 (01-11-2011)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình