+ Trả lời Chủ đề
Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 5 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 48

Chủ đề: Thiền, Tây Yên Tử và eMông

  1. #1
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts

    Thiền, Tây Yên Tử và eMông

    Tây Yên Tử là chuyến đi lớn trong năm của eMông.

    Bên cạnh việc luyện tập thể lực đảm bảo cho chuyến đi chúng ta cũng rất cần một sự chuẩn bị tinh thần xứng đáng với chuyến đi này.

    eMông lập topic này để trong mục Chuẩn bị trước chuyến đi với mục đích cùng các Mông dân trao đổi tìm hiểu những thông tin về văn hóa, lịch sử vùng đất chúng ta sắp khám phá tới đây coi như một sự luyện tập trau dồi về kiến thức để có được hiểu biết cơ bản khi về nơi đất Phật.

    Các vấn đề thảo luận sẽ tập trung vào: THIỀNTÂY YÊN TỬ.

    Đây là topic trao đổi về kiến thức nên chúng ta sẽ không đăng ký tham gia chuyến đi, không spam ở đây...

    Khuyến khích các bài viết thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của người viết.

    Tránh những bài sưu tầm trên mạng rồi copy nguyên về đây mà không có bất kỳ kiến giải hay chính kiến của tác giả.

    Topic không đặt vấn đề cao siêu về lý luận mà là sự chia sẻ trao đổi kiến thức giữa các thành viên.

    Mời các bạn cùng tham gia.
    Last edited by eMông; 12-09-2011 at 09:56 PM.

  2. #21
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Như vậy theo dòng các sự kiện có thể nhận thấy giai đoạn này phương pháp tu THIỀN và khái niệm THIỀN mặc dù đã có ngay từ đầu trong lịch sử Phật giáo nhưng chưa có sự hiện diện một cách rõ rệt ở Việt Nam. Phật giáo của ta chủ yếu ảnh hưởng theo phái nam tông, và nguồn gốc của THIỀN ở Việt Nam chính là dấu ấn của sự truyền bá tư tưởng của phái bắc tông. Con đường để đi đến với sự xuất hiện THIỀN ở Việt Nam còn dài dài

    Trở lại với các sự kiện, ở trên ta đã đi tới mốc thế kỷ thứ IV (sau CN) với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo quyền năng.

    Bước sang thế kỷ thứ V, đã có một sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức phát sinh từ những nhu cầu thực tế từ nội tại của tư tưởng Phật giáo cũng như những yêu cầu thực tế của xã hội Việt Nam. Ta hãy xem đó là những vấn đề gì?

    Sau hơn năm trăm năm du nhập, Phật giáo được tiếp nhận và đã có nền tảng vững vàng. Người Phật tử không chỉ tin theo giáo lý do những nhà truyền giáo tiên phong thiết lập nên, mà chủ động đặt vấn đề đối với giáo lý đó. Sự hoài nghi và liên hệ so sánh giữa các hệ thống tư tưởng, nói rõ hơn là giữa Phật giáo với Nho và Lão giáo, thậm chí ngay trong nội thân các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi vào thế kỷ thứ V ở Trung Quốc cũng như ở nước ta
    Last edited by flamencol78; 16-09-2011 at 10:34 AM.

  3. #22
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    5. Ðạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu với sự kiện "sáu lá thư" (niên đại khoảng 435-455) và cuộc đấu tranh tư tưởng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của Phật giáo Việt Nam.

    Sự kiện "sáu lá thư" chính là dấu ấn nổi bật nhất của sự thay đổi trong nhận thức luận của Phật giáo Việt nam giai đoạn này. Tóm tắt đoạn này rất khó vì các sự kiện, nhân vật cần đầy đủ rõ ràng thì chúng ta mới nắm được bản chất của sự việc. Nên ai theo dõi topic này chịu khó đọc kỹ đoạn quote này nhé

    5. Ðạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu với sự kiện "sáu lá thư" và cuộc đấu tranh tư tưởng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của Phật giáo Việt Nam

    a. Về các nhân vật Ðạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu

    Sáu lá thư trao đổi giữa hai vị Tăng Việt Nam là Ðạo Cao và Pháp Minh với Lý Miễu là một trong những phát hiện quan trọng của học giả Lê Mạnh Thát từ thư tịch chữ Hán của Trung Quốc (30), cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng một tư liệu hết sức giá trị, đặc biệt là cho biết về cuộc vận động tư tưởng của dân tộc và của Phật giáo ở giai đoạn trước khi Nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời năm 544.

    Ðạo Cao và Pháp Minh là hai vị tăng người Việt Nam (Giao Châu pháp sư), niên đại được xác định như sau: ngài Ðạo Cao sinh khoảng năm 365 và mất năm 445, Pháp Minh sinh khoảng năm 370 và tịch khoảng năm 460. Ðạo Cao được biết thêm là tác giả của tác phẩm Tá âm, Ðạo Cao pháp sư tập, nhưng đáng tiếc là nay đã mất. Ngoài những thông tin ít ỏi trên, và những thông tin từ các lá thư cho biết, chúng ta hiện chưa biết gì rõ hơn về thân thế và sự nghiệp của hai vị tăng uyên thâm này.

    Về Lý Miễu thì cũng không khá hơn. Tư liệu Trung Quốc ghi là sứ quân của Giao Châu. Tuy nhiên, trong số những người mà chính quyền phương Bắc cử đi làm thái thú ở nước ta không thấy ai tên là Lý Miễu. Có giả thiết cho rằng, Lý Miễu có thể là tên khác của Lý Trường Nhân (khoảng 420-470) , hoặc cũng có thể là một người lãnh đạo của nước ta, đứng đằng sau chính quyền "hữu danh vô thực" dưới danh nghĩa là các thái thú để điều hành đất nước với sự độc lập về chính trị cũng như văn hóa thường thấy trong giai đoạn này. Căn cứ vào cách xưng hô của hai vị thầy của Lý Miễu (31), thì ông phải là một trong những vị hoàng đế của nhà nước độc lập Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, khi tiểu sử của các nhân vật như Pháp sư Ðạo Cao, Pháp Minh, Phật tử Lý Miễu chưa thể xác định rõ, thì sự kiện "sáu lá thư" vẫn là một hiện thực lịch sử, có niên đại khoảng 435-455, và tại nước ta đã diễn ra một cuộc vận động, đấu tranh tư tưởng gay gắt, mà nội dung của sáu lá thư đã phản ánh được vấn đề chính của cuộc đấu tranh tư tưởng ấy.

    b. Nguyên nhân sự ra đời của sáu lá thư hay tình hình của Phật giáo Việt Nam thế kỷ V:

    Vấn đề mà nổi bật trong cuộc trao đổi giữa Lý Miễu với các vị thầy của ông qua sáu lá thư là gì? Và lý do tại sao nó diễn ra trong giai đoạn này? Ở đây không thể nói kỹ, mà chỉ nêu lên vài nguyên nhân sơ lược tạm để hình dung bối cảnh của nó, đồng thời qua đó thấy được tình hình của Phật giáo trong thế kỷ thứ V, thời điểm mà những tư tưởng Phật giáo quyền năng do các Mâu Tử và Khương Tăng Hội thiết lập từ thế kỷ thứ II và III đang rơi vào khủng hoảng.

    Sau hơn năm trăm năm du nhập, Phật giáo được tiếp nhận và đã có nền tảng vững vàng. Người Phật tử không chỉ tin theo giáo lý do những nhà truyền giáo tiên phong thiết lập nên, mà chủ động đặt vấn đề đối với giáo lý đó. Sự hoài nghi và liên hệ so sánh giữa các hệ thống tư tưởng, nói rõ hơn là giữa Phật giáo với Nho và Lão giáo, thậm chí ngay trong nội thân các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi vào thế kỷ thứ V ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.

    Ở Trung Quốc, nổi bật đáng chú ý của cao trào đó là sự ra đời của tác phẩm Quân thiện luận(32) của một vị sư nổi tiếng đa tài là Huệ Lâm, người từng có một vai trò chính trị quan trọng trong triều đại của Tống Văn đế cầm quyền, từng được mệnh danh là "Hắc y tể tướng" (Tể tướng thầy tu). Trong đó, sư Huệ Lâm công kích Phật giáo, nói đúng hơn là phê phán hiện trạng Phật giáo Trung Quốc đương thời, một cách kịch liệt. Sư Huệ Lâm, qua tác phẩm này, bộc lộ ý đồ xã hội hóa Phật giáo để nó trở thành một lực lượng tích cực dấn thân xây dựng đất nước qua việc thiết lập một quan niệm Phật giáo dung hòa tư tưởng Nho gia, đặc biệt là về mặt đạo đức xã hội, với thuyết "thù đồ đồng quy" (33). Quan điểm này bị chống đối nhiều hơn là ủng hộ. Nó đã tạo nên làn sóng phản ứng giận dữ trong hàng ngũ Phật giáo, kết quả là sư Huệ Lâm bị trục xuất sang Việt Nam vào khoảng sau năm 456 và sống những năm cuối đời tại nước ta.

    Sau khi sang Việt Nam, với tài năng như thế, chắc chắn sư Huệ Lâm sẽ được người lãnh đạo nước ta hoặc lãnh đạo các phong trào khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thời bấy giờ quan tâm đặc biệt, đồng thời cũng tạo nên ảnh hưởng trong giới Phật giáo. Một vấn đề hết sức đáng quan tâm là vào thế kỷ thứ V, tại nước đang ở cao trào vận động giành quyền tự chủ độc lập cho dân tộc, chống lại thế lực phương Bắc. Về mặt chính trị, chúng ta đã có những thành quả lớn, chẳng hạn cuộc khởi nghĩa của Lý Trường Nhân thành công, mở ra một giai đoạn độc lập tự chủ dân tộc tạm thời. Về mặt trận văn hóa và tư tưởng, cũng trong tình hình đó, đòi hỏi chúng ta có một nền văn hóa, tư tưởng không những đủ sức mạnh để phản kháng với văn hóa phương Bắc mà còn đối thoại trong thế bình đẳng. Ðó có thể nói là bối cảnh ra đời của sự kiện "sáu lá thư", hay cuộc đấu tranh về tư tưởng của Phật giáo để tương thích với xu thế mới của lịch sử và thời đại.

    Với tầm quan trọng như thế, vậy nội dung chính mà "sáu lá thư" đặt ra là gì?

    c. Nội dung của cuộc trao đổi giữa Lý Miễu và hai vị thầy của ông là Pháp sư Ðạo Cao và Pháp Minh, hay sự khủng hoảng của nền Phật giáo quyền năng

    Nội dung cơ bản của cuộc trao đổi giữa Phật tử Lý Miễu với hai người thầy của ông là các ngài Ðạo Cao và Pháp Minh xoay quanh vấn đề tại sao nói Phật linh nghiệm, quyền năng biến hóa tùy ý, nhưng không thể thấy được Phật, Ðức Phật không thị hiện ra giữa đời cho người Phật tử chứng kiến? (34) Cuộc thảo luận qua thư từ này đã giải quyết được vấn đề gì? Và quan niệm về Ðức Phật nói riêng và Phật giáo nói chung có gì khác so với quan niệm trước đó và của Trung Quốc?

    Trung tâm của "sáu lá thư" là bàn luận quan niệm về Ðức Phật, một vấn đề cơ bản của tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên, nó không xây dựng hay đề ra một định nghĩa mới so với quan niệm mà các Ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội xiển dương. Những nghi vấn tại sao không thấy được Phật hay Phật không thị hiện cho người đời thấy mà Phật tử Lý Miễu đã đặt ra được Pháp sư Ðạo Cao đáp lại bằng thuyết cảm ứng (35) vốn phổ biến trong dân gian và đã được Phật giáo hóa thành tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc khá lâu trước đó. Sự kiện này đã phản ánh tình trạng khủng hoảng niềm tin tôn giáo trước một xu thế đang trỗi dậy của ý thức dân tộc, xu thế tự ý thức khả năng và sức mạnh vô cùng to lớn của bản thân, xu thế tư duy mang tính duy lý hơn đang diễn ra trong xã hội, trong yêu cầu cấp thiết là xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài cho
    dân tộc.

    Mặc dù có những ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo nước ta và Trung Quốc, nhưng với quan niệm trên, qua "sáu lá thư", đã cho thấy Phật giáo mà tổ tiên chúng ta tiếp thu và xây dựng có những đặc thù so với Phật giáo phát triển ở Trung Quốc. Thế kỷ thứ V, hệ thống kinh điển được đưa đến Trung Quốc khá đầy đủ, quan niệm về Ðức Phật cũng đã khác, yếu tố lịch sử được chú trọng nhiều hơn. Ðức Phật là bậc Giác ngộ nhưng Ngài cũng có nơi xuất thân, danh tánh, sinh quán, dòng tộc cụ thể. Và như vậy, mặc dù có những ảnh hưởng qua lại, đặc biệt là ở thế kỷ thứ V, lúc sư Huệ Lâm bị trục xuất sang nước ta, nhưng tính độc lập trong việc tiếp thu và xây dựng các quan niệm về Phật giáo của nước ta vẫn được giữ vững. Tính chất độc lập này có nền tảng sâu xa là sự độc lập của nền văn hóa Việt Nam, của sức sống bền bỉ và mãnh liệt của nền văn hóa đó.

    Bên cạnh vấn đề trung tâm như đã sơ bộ nói trên, "sáu lá thư" còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác đối với lịch sử, văn học, ngôn ngữ...của dân tộc mà không thể nói ra ở đây, vì khá dài dòng. Chỉ qua một vài điều nói trên cũng cho thấy giá trị tư liệu mà nó đem lại nhằm soi sáng cho việc tìm hiểu về tình hình Phật giáo giai đoạn này, ở một thời điểm rất sôi nổi của cuộc vận động tư tưởng Phật giáo để thích nghi với những xu thế mới của thời đại.
    Ðến thời điểm này, nền Phật giáo được thiết lập bởi Mâu Tử và sau đó được củng cố, bổ sung bởi ngài Khương Tăng Hội tỏ ra không còn là niềm tin tuyệt đối ở nước ta, những thắc mắc mà Lý Miễu nêu ra là đại diện cho người Phật tử Việt Nam thời bấy giờ. Nền tư tưởng Phật giáo quyền năng bị lay chuyển thực sự. Phật giáo nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng về tư tưởng, cái cũ thì ngày càng không đủ sức thuyết phục, các quan niệm mới thì chưa thấy hình thành. Cuộc đấu tranh tư tưởng đó đến hồi gay gắt với sự kiện sư Ðàm Hoằng (36) tự thiêu tại chùa Tiên Sơn năm 455, để lại nhiều điều linh dị, có thể nói là một câu trả lời hùng hồn cuối cùng của nền tư tưởng Phật giáo quyền năng trước những hoài nghi có xu hướng ngày càng phổ biến tại nước ta.

    Hồi kết thúc của cuộc đấu tranh này ra sao, sẽ được đề cập qua việc tìm hiểu các nhân vật Phật giáo nổi bật sau đó, "những ngọn đèn cuối cùng của một thời đại Phật giáo" (37), thời đại được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Phật giáo quyền năng, đó là các ngài Huệ Thắng và Ðạo Thiền.
    link: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922
    Last edited by flamencol78; 16-09-2011 at 10:36 AM.

  4. #23
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    6. Huệ Thắng và Ðạo Thiền, hai bậc cao tăng Việt Nam cuối cùng của thời đại Phật giáo thứ nhất, thời đại Phật giáo quyền năng


    a. Về sư Huệ Thắng

    Năm sinh của sư Huệ Thắng không thấy tài liệu nào ghi rõ. Cao tăng truyện cho biết sư thọ 70 tuổi và mất vào khoảng những năm 502-519. Vậy chắc chắn năm sinh của sư khoảng 432-449. Ngài sống tại chùa núi Tiên Châu của nước ta, chuyên hành trì kinh Pháp Hoa. Người giản dị, thích tịch lặng. Ngài học Thiền (38) với một vị tăng nước ngoài tên là Ðạt Ma Ðề Bà (Dharmadeva). Mỗi khi nhập định, hết ngày mới thôi; đạo phong được người đời kính trọng. Tiếng tăm vang xa, quan đô hộ Lưu Hội (39) nghe danh đến mời về và đưa sang Trung Quốc, an trí tại chùa U Thê. Sư cương quyết không hợp tác bằng cách thường tỏ ra như người ngu, không hưởng những đãi ngộ của kẻ cầm quyền phương Bắc mà sống trinh bạch, thanh bần bằng đồ khất thực trong nhân dân. Năm 487 (Vĩnh Bình ngũ niên), sư bị đưa đến tinh xá Diên Hiền ở Chung sơn và mất năm 70 tuổi. Bị đưa sang và sống trên đất Trung Quốc, xa quê hương gần ba mươi năm nhưng lòng sư vẫn "trinh bạch ngay thẳng".

    Trước khi đến Trung Quốc, Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà, và khi đến Trung Quốc, sư có thể không cổ xúy cho phong trào Thiền học tại đây; tuy nhiên, chắc chắn rằng ngài đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử Phật giáo Trung Quốc, cho nên các nhà viết sử Phật giáo nước này mới dành những dòng viết về ngài với thái độ trân trọng, cảm khái trước đạo phong và nhân cách "từ nhỏ tới già, lòng Thắng trinh bạch thẳng ngay" (40) của một vị cao tăng Việt Nam.

    b. Ðạo Thiền với công tác giảng dạy và hoằng pháp thành công rực rỡ tại Trung Quốc

    Sau Khương Tăng Hội, thế kỷ thứ IV, có một vị tăng Việt Nam lại "chống gậy Ðông du" sang giảng dạy, hoằng pháp thành công rực rỡ tại Trung Quốc, đã để lại cho giới trí thức tại đây niềm kính trọng sâu sắc, bất kể cả rằng con người này xuất thân từ một xứ mà họ thường miệt thị vào loại "mọi rợ", đó là ngài Ðạo Thiền.

    Về Ðạo Thiền, Tục cao tăng truyện(41) cho biết, sư là người Giao Chỉ, xuất gia từ nhỏ, giới pháp trong sạch, được trong tăng ngoài tục đều kính trọng không những vì sự tu hành khắc kỷ, mà còn sở học uyên thâm, đặc biệt là về luật học. Sư là người có những khả năng kỳ lạ, như chuyện ghi rằng, tại chùa núi Tiên Châu có nhiều cọp dữ hại người, nhưng kể từ khi sư đến ở thì nạn ấy không còn. Sau đó, sư sang Trung Quốc giảng dạy Phật pháp ở Kim Lăng, tham dự các đại hội thuyết giảng do Cánh Lăng Vương nhà Tề tổ chức vào khoảng những năm 483-487. Sư ở lại giảng dạy Thiền và Luật, đặc biệt là về Luật Thập tụng tại đây, anh tài Trung Quốc khắp nơi đã rong ruổi ngàn dặm về Kim Lăng để thọ giáo, "họ đều là tiêu lĩnh của bốn bể, người tài trong đời và tay giỏi trong đạo" (42). Năm Vĩnh Minh thứ nhất (483), sư đến ở chùa Vân Cư hạ tại Chung sơn và được mời làm công tác điều khiển Tăng chúng. Uy tín của sư càng vang xa do sự uyên bác, đức hạnh và phong thái đạm bạc nơi sư, nên hàng ngàn người ở kinh đô tìm đến cầu pháp. Cuộc sống của sư thường giản dị và đơn sơ, thích sự tĩnh lặng. Hễ ai cúng dường đồ ngon vật đẹp, sư liền phân phát cho người nghèo và kẻ đau ốm. Cuối đời, sư đến ẩn cư trong núi rừng, không giao thiệp với thế cuộc cao sang cho đến khi mất ở tuổi 70, năm Ðại Thông thứ nhất, tức năm 527.

    Là người Việt Nam (Giao Chỉ), trên danh nghĩa đang bị nội thuộc và thường bị miệt thị là "Nam di" (mọi rợ phương Nam), nhưng sử sách Trung Quốc vẫn dành những lời hết sức trân trọng khi viết về sư, về tài năng và đức hạnh, những đóng góp của sư đối với sự phát triển của Phật giáo tại đất nước này cũng đủ thấy bản lĩnh sự ảnh hưởng của sư là lớn và rất sâu đậm đối với sự phát triển của Phật giáo tại Trung Quốc.

    Trên đây là hai gương mặt nổi bật của Phật giáo Việt Nam sống vào cuối thế kỷ thứ V và đầu thế kỷ thứ VI hiện biết được, các ngài Huệ Thắng và Ðạo Thiền, những thành quả cuối cùng của nền giáo dục Phật giáo theo truyền thống mà các Phật tử, Tăng sĩ tiền nhân đã kiến thiết. Họ sinh ra và sống trong tình hình Phật giáo Việt Nam đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng, tình trạng khủng hoảng niềm tin đối với nền Phật giáo do các ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội gầy dựng; để cứu vãn nền Phật giáo ấy, họ đã có những nỗ lực, thậm chí cả đến việc tự thiêu như sư Ðàm Hoằng, dẫu vậy cũng không thể vực dậy nó trước xu thế mới của thời đại, xu thế tự ý thức khả năng tiềm tàng ngay trong bản thân và ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ cho dân tộc, mà cao điểm của nó là phong trào khởi nghĩa của Lý Bôn thành công dẫn đến sự kiện xưng đế của ông năm 544, khai sinh đất nước độc lập Vạn Xuân tồn tại hơn nửa thế kỷ (544-603).
    link: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922

    Ở đây ta chú ý đoạn màu đỏ đỏ ở trên đã nhắc tới việc Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà (không hiểu vị này có phải là thiền sư của Bắc tông hay không?) và như vậy bóng dáng của THIỀN đã xuất hiện một cách cụ thể hơn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.


    Nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời với sự kiện xưng đế của Lý Bôn năm 544 là một sự kiện trọng đại đánh dấu một bước ngoặt mới của lịch sử dân tộc, một thời đại phát triển mới của Phật giáo Việt Nam. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sơ lược trong các phần sau.
    Last edited by flamencol78; 16-09-2011 at 10:56 AM.

  5. #24
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Hehe, Bàn mãi về lịch sử Phật giáo cũng buồn. Tranh thủ thư giãn nói năng thoải mái tí cho đỡ mệt.

    Đọc về Phật giáo nam tông và Bắc tông mình có cách suy luận kiểu này theo tư duy địa lí, vùng miền:
    - Phật giáo như một cái cây toả bộ rễ đi khắp nơi.
    - Cái rễ phương Bắc từ gốc cây nhà Phật toả ra và phát triển về phía Bắc (xứ lạnh) nên tất nhiên bị chi phối bởi yếu tố địa lý. Phương Bắc trời lạnh nên con người thường ít hoạt động hơn -> suy tưởng nhiều hơn - dẫn đến Bắc tông hệ thống giáo lý phát triển hơn. Mới sinh ra cách tu tập bằng THIỀN. Thử nghĩ trong lúc đang tập thiền định thời tiết cứ nóng hừng hực, mồ hôi mồ kê ròng ròng ruổi muỗi bay vo ve thì lấy đâu mà tu tập được? Bằng chứng là các vị sư tổ Đạt Ma mà ta vẫn hay được nghe như truyền thuyết toàn ở nơi núi cao, lạnh lẽo và băng giá. Sau này khi sự phát triển của Phật giáo mang tính chất xã hội (giao lưu, truyền bá) thì yếu tố địa lý không còn chi phối như xưa nữa. Nên Thiền mới có sự giao lưu truyền bá xuống phía Nam. Ví dụ ở ta là từ phương Bắc đi xuống.

    - Cái rễ phương Nam mọc ra ở nơi nắng nóng, hoạt tính cao nên cách phát triển cũng khác - gần gũi hoà hợp với cuộc sống hơn. Sư đi khất thực, nhà chùa mở rộng cửa cho người người đến nương nhờ, lấy giáo pháp, kinh kệ để giáo hoá chúng sinh. Tính nhập thế cao hơn dòng Bắc tông. Các vị tu THIỀN thường chọn nơi vắng người để tu tập.

    Vài suy luận theo cảm tính, nếu có gì khiếm khuyết mong mọi người chỉ giáo.

  6. #25
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Hi hi, suy luận của bác Linh khá thú vị nhưng mà đáng tiếc là... không những sai mà còn sai về bản chất. Mà sai nhất là câu này về Nam Tông:
    Tính nhập thế cao hơn dòng Bắc tông
    và câu này:
    nhà chùa mở rộng cửa cho người người đến nương nhờ, lấy giáo pháp, kinh kệ để giáo hoá chúng sinh
    Thực tế xảy ra ngược lại bác ạ.
    hix em đang hơi lo lắng mấy cái thủ tục hành chính chút, lúc nào rảnh em viết về cái này vậy.

  7. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    flamencol78 (17-09-2011)

  8. #26
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Ở đây ta chú ý đoạn màu đỏ đỏ ở trên đã nhắc tới việc Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà (không hiểu vị này có phải là thiền sư của Bắc tông hay không?) và như vậy bóng dáng của THIỀN đã xuất hiện một cách cụ thể hơn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
    Nói rõ thêm một chút ở chỗ này. Như đã nói ở trên, không phải chí có PG mới có thiền mà cũng không phải chỉ có các tông phái bắc truyền mới có thiền. Thiền là một công cụ của PG nói chung, chi phái nào cũng có thiền.
    Sư Huệ Thắng hoàn toàn có thể học thiền từ một nhà sư dòng nam tông.

    Bác Linh cần phân biệt: Thiền Tông là một tông phái của PG, nó có những đặc điểm khác hẳn với các tông phái khác.Tông phái này chú trọng phương pháp thiền định hơn các phương pháp khác. Còn có các tông phái bắc truyền khác như: Tịnh Độ Tông: A di đà Phật mà mọi người hay niệm là từ đây.Tông phái này chú trọng về tụng niệm. Mật Tông: xuất phát từ Tây Tạng.Tông phái này thì lại chú trọng về các loại chú, bùa, pháp thuật và các kỹ năng phụ trợ. Thiền tông được truyền dạy từ một vị sơ tổ thường là người truyền giáo ngoại quốc, về sau còn phân thành nhiều chi khác, mỗi chi lại có phép tu riêng phụ thuộc khá nhiều vào tổ của chi đó. Ở TQ là Bồ Đề Đạt Ma.
    Có lẽ tại người ta cứ gọi tắt thiền tông là thiền nên mới có sự ngộ nhận như vậy.

    Còn đây là về các phái thiền truyền vào VN.
    Trích dẫn Gửi bởi wiki
    Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.
    Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.
    Còn đây là về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử:
    Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.
    Thiền phái này gần đây được khôi phục lại mạnh mẽ là nhờ công rất lớn của hòa thượng Thích Thanh Từ. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền Viện Sùng Phúc (Long Biên), Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là ba thiền viện khá nổi tiếng ở phía Bắc hiện nay tu theo dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử này.
    Last edited by hado0601; 16-09-2011 at 07:54 PM.

  9. #27
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Ối giời, học thuật kinh khủng quá... bố ai mà hiểu được.
    Tôi dại dột nghe ông Flamencol rủ từ bên topic Nude sang, đọc vài dòng thấy ù tai chóng mặt....
    Tôi hiểu nôm na thế này:
    Từ những chuyện nói về ông phật Thích Ca, người ta đã thấy có "thiền". Vậy nên chắc rằng Thiền có trước cả phật Thích Ca. Và ông này thiền một thời gian thì "giác ngộ". Vấn đề là tại sao ông ý lại "thiền" để rồi giác ngộ? Chắc hẳn ông í đã cảm nhận thấy thế giới này có cái gì đó "sai", những thứ con người ham muốn rõ ràng không mang lại hạnh phúc, và ông ta ngồi "suy nghĩ" để thấu hiểu mọi điều. Vậy nên, theo tôi, thiền là 1 cách thức để người ta có thể tập trung năng lượng cho 1 suy nghĩ hay ý niệm nào đó. Thế nên "công cụ thiền" mới được rất nhiều môn phái sử dụng. Từ phật giáo, yoga, võ các loại... kể cả trong Thiên Chúa giáo thì quỳ và cầu nguyện cũng có thể coi là 1 cách thức thiền, tuy rằng cách thức này có pha chút "tự kỷ ám thị".
    Vì vậy, người Việt mình thường thấy các nhà sư ngồi thiền, và nghĩ rằng tôi lên chùa ngồi thiền thì tôi cũng sẽ giác ngộ, sẽ thanh thản, sẽ tĩnh tâm.....
    Suy nghĩ này thực sự là nông cạn, không khác gì chuyện xem tennis trên tivi, thấy thằng Nadal nó đang đánh tennis thì nó bóc chuối ra nó ăn, thế là tin ngay rằng nếu ăn chuối thì sẽ đánh tennis giỏi như Nadal.
    Thiền thực chất chỉ là công cụ, giúp ông tập trung tinh thần cho những điều mà ông muốn suy nghĩ. Nếu tinh thần ông hướng về phật pháp, thì kết hợp ngồi thiền, ông sẽ có cơ hội thấu hiểu phật pháp hơn. Còn nếu tinh thần ông tập trung vào chuyện kinh doanh, kiếm tiền, thì ngồi thiền sẽ giúp ông phần nào sáng tỏ , mạch lạc hơn trong những quyết định kinh tế.
    Và rõ ràng, thiền không giúp người ta tĩnh tâm. Ngược lại, có tĩnh tâm thì mới thiền được. Vì vậy mà các thiền viện cần phải được đặt ở những nơi núi cao hẻo lánh, để các thiền sư có thể tĩnh tâm mà thiền.
    Nhân đây cũng nói về chuyện 1 lũ thanh niên rỗi hơi đạp xe lên thiền viện Tây Yên Tử, rốt cục cũng chả đâu vào đâu, vì mục đích quả thực không rõ ràng. Nếu để học thiền thì không nên đạp xe tới, mệt xác thì tinh thần khó tập trung, còn nếu để đạp xe cho vui thì đến thiền viện làm quái gì, chọn nơi khác mà đi.

  10. #28
    Mông dân hèn hạ Na nát nhoét's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    271
    Thanks
    2
    Thanked 106 Times in 70 Posts
    Dở ông dở thằng

  11. #29
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Nhân đây cũng nói về chuyện 1 lũ thanh niên rỗi hơi đạp xe lên thiền viện Tây Yên Tử, rốt cục cũng chả đâu vào đâu, vì mục đích quả thực không rõ ràng. Nếu để học thiền thì không nên đạp xe tới, mệt xác thì tinh thần khó tập trung, còn nếu để đạp xe cho vui thì đến thiền viện làm quái gì, chọn nơi khác mà đi.
    Cái này thì mình không tranh luận vì quan điểm của mình là sự trải nghiệm một cung đường với những người có chung sở thích. Nếu vì mục đích học hỏi chả ai lại đi kéo bè kéo lũ lên đó làm gì cho mệt. Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng mà. Topic này chỉ là tìm hiểu một số vấn đề về nơi chúng ta sẽ đến, nếu vì cơ duyên nào đó mình hoặc mông dân nào đó ngộ được chân lý nào đó của Thiền thì cũng là một trải nghiệm thú vị chứ sao.

    Và cái này là không chính xác: Chúng tôi không đạp xe lên Thiền viện Tây Yên Tử. Cung đường chúng tôi sẽ qua là chùa Hồ Thiên và am Ngọa Vân dài khoảng 30km với rất nhiều cảm giác thú vị (đúng với tiêu chí hiện nay của e Mông)

    Những cái về THIỀN của Anony rất thú vị. Cảm ơn vì chia sẻ.

    @Hado: Hehe, đúng là rời sách ra rồi suy luận mà chưa có lí luận cơ bản là dở hơi ngay.

    @ Na Nát Nhoét: Em không hiểu ý bác ???
    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 04:20 PM.

  12. #30
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Qua sự vận động của topic này, mình nhận thấy không dại gì mà nói dài, nói dại ... Đọc lại mấy trang mình lọ mọ post lên đây thấy dài và mệt thật. Thêm nữa ngày đi cũng đã cận kề nên mình sẽ rút ngắn lại không trích dẫn tràn lan để mau đến Tây Yên Tử.

    Tiếp tục...

    Từ 544 đến 601, nhà nước Vạn Xuân được thành lập đã có quan hệ chặt chẽ với Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Và từ đó cho tới khi Việt Nam giành được độc lập, kết thúc một ngàn năm đô hộ của phương Bắc, Phật giáo Trung Quốc đã có ảnh hưởng tới Việt Nam nổi trội hơn.

    Một số dòng Thiền từ Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Đầu tiên là phái Thiền tông. Năm 580, nhà sư nổi tiếng Vinitaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) người Ấn Độ sau 7 năm tu luyện ở Tràng An Trung Quốc, thờ Tăng Xán, tổ thứ 3 Thiền tông làm sư phụ đã tới Việt Nam, trụ trì tại chùa Pháp Vân, truyền giảng Thiền pháp. Hoạt động của phái Tì Ni Đa Lưu Chi (Diệt Hỷ) trong thời gian từ 580 đến 1216 đã trải qua 19 đời Pháp chủ, trong đó có những thiền tăng nổi tiếng như Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Huệ Sinh, v.v...

    Trước năm 820 nhà sư Vô Ngôn Thông đời Đường Trung Quốc đã đến chùa Kiến Sở (thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) truyền thụ Thiền Pháp cho Cảm Thành và dần hình thành phái Thiền Vô Ngôn Thông (còn có tên gọi khác là phái Quan Bích). Vô Ngôn Thông là đệ tử của sư Bách Trượng Hoàng Hải của Trung Quốc, người tuyên truyền Thiền Nam Tông của Tuệ Năng. Hệ phái này đã trải qua 15 đời với 49 thiền sư được nêu tên cho tới thời nhà Trần giữa thế kỷ XIII.

    Từ thế kỷ X đến XV là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Dưới các triều phong kiến như triều Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1009 - 1225), Trần (1266 - 1400),v,v... đạo Phật đã trở thành trụ cột tinh thần chủ yếu của chính quyền phong kiến từ Trung ương đến địa phương. Lúc đó "đế và tăng cùng cai trị thiên hạ". Nhiều vị cao tăng trở thành quốc sư và là cố vấn cho nhà vua trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

    Năm 1010, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một số chùa ở phủ Thiên Đức, khôi phục và xây dựng nhiều hoàng tự (chùa của nhà vua) ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long, số sư tăng đã lên tới hàng ngàn người.

    Vào thời vua thứ 3 nhà Lý là Lý Thành Tông một phái Thiền Tông khác đã từ Trung Quốc vào nước ta, đó là phái Thiền Thảo Đường còn gọi là phái Tuyết Đậu Minh Giác phái di nhà sư Thảo Đường lập ra (1054 - 1071). Thảo đường là môn đệ của Thiền sư Hối đường (Tổ Tâm của phái Hoàng Long Trung Quốc - là ông tổ thứ 13 của hệ Nam Nhạc. Thảo Đường là tù binh bị quân nhà Lý bắt khi tấn công Chiêm Thành, được Thánh Tôn ưu ái phong làm quốc sư và sau này chính Thánh Tôn lại trở thành đệ tử đời thứ nhất của nhà sư tài danh này. (Hic hic đến đoạn này mới thấy mấy cái rỗi hơi mà mình tự cho là hay khi thử tư duy của mình ở trên là sai bét) Chủ trương của phái Thảo Đường là "Thiền tịnh nhất trí", đem tu Thiền và niệm Phật kết hợp lại. Phái này chủ yếu phát triển trong giới quý tộc phong kiến đời Lý, có 3 thiền tăng làm vua là Lý Thánh Tôn, Lý Anh Tôn và Lý Cao Tôn.

    Có thể nói đời Lý là thời kỳ đạo Phật được trọng dụng nhất và hưng thịnh nhất ở Việt Nam (từ 1010 đến 1225).

    Hí hí, sắp đến chỗ vua Trần Nhân Tông xuất hiện rồi.
    Last edited by flamencol78; 17-09-2011 at 04:45 PM.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình