+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 48

Chủ đề: Thiền, Tây Yên Tử và eMông

  1. #1
    Phát ngôn viên eMông Group eMông's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,138
    Thanks
    1,066
    Thanked 3,375 Times in 1,082 Posts

    Thiền, Tây Yên Tử và eMông

    Tây Yên Tử là chuyến đi lớn trong năm của eMông.

    Bên cạnh việc luyện tập thể lực đảm bảo cho chuyến đi chúng ta cũng rất cần một sự chuẩn bị tinh thần xứng đáng với chuyến đi này.

    eMông lập topic này để trong mục Chuẩn bị trước chuyến đi với mục đích cùng các Mông dân trao đổi tìm hiểu những thông tin về văn hóa, lịch sử vùng đất chúng ta sắp khám phá tới đây coi như một sự luyện tập trau dồi về kiến thức để có được hiểu biết cơ bản khi về nơi đất Phật.

    Các vấn đề thảo luận sẽ tập trung vào: THIỀNTÂY YÊN TỬ.

    Đây là topic trao đổi về kiến thức nên chúng ta sẽ không đăng ký tham gia chuyến đi, không spam ở đây...

    Khuyến khích các bài viết thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của người viết.

    Tránh những bài sưu tầm trên mạng rồi copy nguyên về đây mà không có bất kỳ kiến giải hay chính kiến của tác giả.

    Topic không đặt vấn đề cao siêu về lý luận mà là sự chia sẻ trao đổi kiến thức giữa các thành viên.

    Mời các bạn cùng tham gia.
    Last edited by eMông; 12-09-2011 at 09:56 PM.

  2. #11
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðếvới sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

    Điểm nhấn đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam giai đoạn này chính là sự ra đời của trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nếu mình không nhầm thì về mặt địa lý bây giờ là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

    Về sự hiện diện của trung tâm Luy Lâu trên đất nước ra (thuở đó là Giao Châu) nay đã được giới nghiên cứu sử học khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, nó được hình thành từ lúc nào thì vẫn chưa thể xác định. Những sử liệu còn lại chỉ cho chúng ta biết chính xác về tình hình của trung tâm ở nửa cuối thế kỷ II dl, khi mà Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo hoàn chỉnh với số lượng khoảng 500 Tăng sĩ, xây dựng 20 chùa và dịch được 15 bộ kinh. Với những con số như thế cho phép chúng ta hình dung về tình hình hoạt động khá sôi động của Phật giáo ngay từ những thế kỷ đầu du nhập và phát triển trên đất Việt, và chắc chắn nó phải được hình thành từ trước đó khá xa.
    Việc một trung tâm Phật giáo tồn tại và phát triển như vậy chứng tỏ Phật giáo đã có vị trí khá vững chắc trong đời sống tinh thần của nước ta giai đoạn này.
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 02:05 PM.

  3. #12
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Để có được một trung tâm Phật giáo Luy Lâu phát triển mạnh như vậy là cả một tiến trình lâu dài truyền bá, tiếp nhận hoà lẫn với văn hóa bản địa.

    Trước khi Phật giáo du nhập nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phong phú. Căn bản của nền văn hóa này xây dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp với các thành tựu rực rỡ, mà cụ thể là ngoài những chứng tích của các nền văn minh còn lại, như vào thời Hai Bà Trưng, tại nước ta đã có bộ Việt luật, trong đó hơn 10 điều khác với Hán luật , những dấu tích về ngôn ngữ Việt qua bài Việt ca còn sót lại trong thư tịch cổ Trung Quốc, có hệ thống lịch pháp riêng, hoàn toàn khác với lịch pháp phương Bắc, những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay, và đặc biệt là nền văn hóa này có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu

  4. #13
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Vậy lúc đó, cha ông, tổ tiên của chúng ta quan niệm thế nào về Phật giáo???
    Điều đó dẫn tới câu hỏi :
    Tư tưởng Phật giáo tại nước ta trong buổi đầu là gì?Tư tưởng Phật giáo được truyền bá đến nước ta trong buổi đầu là gì? Giáo lý mà ông cha ta tiếp nhận đầu tiên, ít ra là vào thời điểm xưa nhất mà chúng ta biết được, là theo hệ thống giáo lý nào?

    Câu trả lời như sau:

    Theo học giả Lê Mạnh Thát, đó là tư tưởng Phật giáo có tính chất quyền năng. Nghĩa là quan niệm cơ bản như Phật là con người siêu nhiên, có khả năng làm tất cả những điều ngoài óc tưởng tượng bình thường của con người, như có thể biến hóa khôn cùng, có thể làm mọi điều theo ý muốn, v.v...
    Hic hic, hình như đến giờ vẫn còn nhiều người giữ quan điểm này về Phật. Bằng chứng là ở Việt Nam ta cứ ngày Tết ngày rằm lại khối con buôn lên chùa cầu tài, cầu lộc
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 02:06 PM.

  5. #14
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Phật giáo du nhập vào nước ta từ bên ngoài, khi vào bản địa để phát triển cần có sự hoà trộn, đồng hoá với tín ngưỡng bản địa để dành được vị trí trong đời sống tâm linh của người dân.

    Sự ra đời của tín ngưỡng Phật Pháp Vân, một sự hòa nhập bước đầu giữa Phật giáo và văn hóa bản địa, hay chính là bước Việt hóa Phật giáo và Phật giáo hóa văn hóa bản địa đầu tiên. (cái này làm tư duy liên hệ đến Chùa Pháp Vân ở gần đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ - Hà Nội, cụ thể hơn nữa xin mời bạn nào có thông tin về ngôi chùa này thì chia sẻ)

    Như đã nói, trước khi Phật giáo đến nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ với hệ thống các quan niệm đặc thù trong đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có tín ngưỡng sùng bái các vị thần biểu tượng cho các yếu tố tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với một nền văn minh nông nghiệp là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần sét. Là một triết lý phóng khoáng, không câu nệ giáo điều và cố chấp hay chủ trương loại trừ các tín lý ngoài tôn giáo mình, Phật giáo đến nước ta, theo các thương nhân Phật tử và Tăng sĩ Ấn Ðộ trong thời gian lưu trú tạm thời để buôn bán, trao đổi hàng hóa, đã sớm ảnh hưởng vào lối sống của người dân bản địa, và rồi được nhân dân ta từng bước chấp nhận bởi sự gần gũi của nó, đặc biệt là trong tín ngưỡng, đời sống của người Phật tử tại gia.

    Nước ta vào khoảng thế kỷ thứ II có thể nói là có một nền kinh tế khá mạnh, có chính sách mở cửa đón và đã thu hút nhiều nước khác đến giao dịch buôn bán, trong đó có các đoàn thương nhân Ấn Ðộ, và trong số họ có người là Phật tử thọ trì năm giới cũng như có sự hiện diện các Tăng sĩ đi theo đoàn để cầu nguyện trong những chuyến vượt biển đầy hiểm nguy. Họ đã đến dù không phải vì mục đích truyền đạo, nhưng sự có mặt của họ, thông qua sinh hoạt tín ngưỡng của người Phật tử hàng ngày, đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.

    Nếu nói Chử Ðồng Tử là người Phật tử đầu tiên mà chúng ta biết được hiện nay, thì đạo Phật mà Chử Ðồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Ðộ, đến những người Phật tử Việt Nam tiếp sau, như Man Nương (người trở thành Phật Mẫu trong tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam sau này, được thờ tại chùa Phú Nghiêm, làng Mãn Xá, gần Luy Lâu), đặc biệt là sự ra đời của tín ngưỡng Phật điện (Tứ pháp) mà tiêu biểu là Phật Pháp Vân, đã thể hiện sự hòa nhập của Phật giáo vào văn hóa vốn có của bản địa. Nói khác đi là nó phản ảnh một quá trình bản địa hóa Phật giáo, và ngược lại, Phật giáo hóa tín ngưỡng (văn hóa) bản địa một cách hòa bình và tự nhiên. Các vị thần mà cư dân nông nghiệp nước ta thờ tự như thần mây, thần mưa, thần sấm và thần sét được Phật hóa, trở thành Phật Pháp Vân, Phật PhápVũ, Phật Pháp Lôi, và Phật Pháp Ðiện. Qua sự kiện này, chúng ta khẳng định rằng Phật giáo ngay từ ban đầu không hề có sự chống đối với nền văn hóa bản địa, và nền văn hóa bản địa cũng không có dấu hiệu gì phản kháng với hệ thống triết lý này.

    Trong đoạn trích trên có một chi tiết nhắc đến Chử Đồng Tử được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam. Cái này mình không được rõ lắm và không tìm được những dữ liệu hoặc cách tư duy nào dẫn tới việc gắn cho Chử Đồng Tử cái mác như vậy. Nếu có thể nhờ Hado kiến giải giùm.
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 11:22 PM.

  6. #15
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Tạm thời gác lại vấn đề tại sao Chử Đồng Tử lại được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam vì mình chưa lý giải được cho rõ ràng? ta bắt đầu tìm hiểu những con người cụ thể đã đặt dấu ấn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ du nhập đến thời Lý Nam Ðế với sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN). Những con người này đại diện cho sự phát triển, tiếp nối dòng chảy Phật giáo Việt Nam.

    Xin nhắc lại để mọi người khỏi quên: Giai đoạn này đặc điểm nổi bật trong tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam là tư tưởng quyền năng. Và tất nhiên các vị được nhắc đến đều nằm trong dòng tư tưởng đó.

    1. Mâu Tử (thế kỷ thứ II sau CN) với dấu ấn là người đầu tiên dùng Phật giáo làm cơ sở để đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc của dân tộc Hán.

    Cái này lấy từ trang chuyenphapluan.com

    a. Ðôi nét về con người Mâu Tử:

    Tên tuổi của Mâu Tử gắn liền với tác phẩm nổi tiếng Lý hoặc luận(10) . Mâu Tử tên Dung, tự Tử Bác, nên có nơi gọi là Mâu Bác, người Việt, có thời gian sống ở Thương Ngô, niên đại khoảng 198-230 (11) . Mâu Tử là người đọc rộng biết nhiều, thông kinh làu sử, được đánh giá là một trong những nhân tài nổi bật đương thời: "văn võ kiêm bị, có tài chuyên đối". Gặp lúc Thương Ngô loạn lạc, ông đem mẹ trở về nước ta (Giao Chỉ) rồi trở thành Phật tử. Năm 26 tuổi, ông trở sang Thương Ngô để cưới vợ rồi về lại Việt Nam. Khoảng mười năm sau đó thì mẹ mất, ông dốc lòng vào đạo. Khi Mâu Tử về Giao Chỉ thì nước ta đang trong thời kỳ độc lập về chính trị với chính quyền do Chu Phù và Sĩ Nhiếp (12) lãnh đạo. Dù được cử đi đô hộ, là ngoại tộc, nhưng khi đến nước ta, có người đã bị Việt hóa và Phật giáo hóa, mà Chu Phù và Sĩ Nhiếp là hai điển hình. Chính quyền của Chu Phù và Sĩ Nhiếp là những chính quyền độc lập không lệ thuộc văn hóa Hán, "vứt thánh điển của tiền thánh, bỏ pháp luật của Hán gia" để theo một quy cách mới, được xây dựng trên cơ sở của một nền văn hóa mới vừa Việt Nam vừa Phật giáo. Phật giáo nước ta thời bấy giờ do thế đã phát triển rực rỡ lắm rồi. Ðiều này được xác nhận qua dữ liệu nói về trung tâm Luy Lâu đã nêu trước và qua những quan điểm của Mâu Tử trong tác phẩm của ông. Ðó là bối cảnh đã sản sinh những anh tài cho đất nước như Mâu Tử và là động lực để ông viết nên tác phẩm Lý hoặc luận bất hủ. Là người tài giỏi, nhưng ông không thích ra làm quan, đã từ chối nhiều lời mời của các đại diện chính quyền trong thời gian ông sống ở Giao Chỉ như Chu Phù và Sĩ Nhiếp, cũng như lúc về Thương Ngô.
    Ðiều này sẽ được làm sáng tỏ hơn trong những quan điểm của Mâu Tử ở tác phẩm Lý hoặc luận, ở chí khí tự tín và tư tưởng đối kháng đã đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc và khinh miệt các dân tộc khác của Trung Quốc vào thời bấy giờ.

    b. Vài nét về nội dung sách "Lý hoặc luận"
    Lý hoặc luận được Mâu Tử viết năm 198, nội dung các vấn đề được triển khai dưới hình thức những câu hỏi và trả lời, tất cả có 37 điều, nội dung gồm 3 nhóm chính. Nhóm 1 trình bày tổng quát về Phật giáo (điều 1 đến điều 3). Nhóm 2 tập trung bàn về những mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo (điều 4 đến điều 28). Nhóm 3 tập trung phê phán Ðạo giáo (điều 29 đến điều 37). Tác giả của Lý hoặc luận đã không những đề cao giá trị của đạo Phật (dĩ nhiên là đạo Phật mà Mâu Tử đã tiếp thu được ở Giao Chỉ), mà với những nhận xét tinh tế, nhất là về Nho giáo, ông đã phê phán các quan điểm sai lầm và cứng nhắt của nó một cách kịch liệt. Ðiểm nổi bật của Lý hoặc luận là ở chỗ, qua sự bài Nho và Lão giáo, đề cao Phật giáo, Mâu Tử đã đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc và thái độ khinh bạc các dân tộc khác của Trung Quốc. Ông đã khẳng khái tuyên bố, rằng "Thi Thư chưa phải là lời thánh hiền", "đất Hán chưa hẳn là trung tâm của trời đất", đây là đòn chí mạng đánh vào óc tự tôn và hẹp hòi của văn hóa Hán lúc bấy giờ cũng như cả sau này.

    Giá trị cơ bản của tác phẩm Lý hoặc luận là gì? Theo học giả Lê Mạnh Thát, "trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời Mâu Tử, Lý hoặc luận không phải viết để xiển dương Phật giáo, mà là cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phương Bắc, mà chủ yếu là Phật giáo đối với Nho giáo..."(13) . Bối cảnh văn hóa thời Mâu Tử là như thế nào? Ðấy là lúc đất nước ta bị Bắc thuộc. Chính quyền đô hộ sử dụng chính sách "đức giáo" để cai trị, nhưng thực chất là áp đặt văn hóa Hán để âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Họ đem Kinh Thi, Kinh Thư ra dạy cho người Việt, và tuyên truyền tư tưởng độc tôn "đất Hán là trung tâm của trời đất". Trong Lý hoặc luận, Mâu Tử đã phân tích vạch trần những điều man trá đó một cách hùng hồn. Qua những phê phán về Nho giáo và Lão giáo, ông đã cho thấy rằng hai hệ tư tưởng này không có quan hệ với Phật giáo và văn hóa Việt Nam. Lập trường đối thoại của Mâu Tử được thiết lập trên nền tảng của ý thức văn hóa dân tộc Việt Nam và văn hóa Phật giáo, một nền văn hóa không bảo thủ và luôn cởi mở, được nhân dân ta tiếp nhận và nhanh chóng được vận dụng làm vũ khí sắc bén chống lại âm mưu đồng hóa và nô dịch văn hóa của nhà nước Trung Quốc, cụ thể là qua tư tưởng của Lý hoặc luận mà chúng ta biết được cho đến tận hôm nay. Xu hướng này luôn được thể hiện rõ qua các thời kỳ lịch sử, trước những yêu cầu của thời đại, trong giai đoạn xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc cũng như trong công cuộc bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
    Last edited by eMông; 16-09-2011 at 01:02 AM.

  7. #16
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    2. Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ III sau CN) vị Tăng Việt Nam đầu tiên thành công rực rỡ trong công tác khai hóa truyền bá Phật giáo ở nước ngoài (Trung Quốc)

    a. Vài nét về con người Khương Tăng Hội:

    Khương Tăng Hội là một nhân vật đặc biệt không những đối với Phật giáo nước ta mà ngay cả đối với Phật giáo Trung Quốc, bởi Ngài là người đầu tiên sau khi học đạo ở Việt Nam đã mang những sở học và sở tu của mình sang truyền bá ở Trung Quốc (nước Ngô), gây dựng một phong trào học Phật ngay tại đó.

    Ngài là người gốc Khương Cư (Sogdiane), nhưng tổ tiên đã mấy đời di cư đến Ấn Ðộ. Cha Ngài là một thương nhân, đến nước ta (Giao Chỉ) sống để buôn bán và sinh Ngài tại đây. Năm sinh của Khương Tăng Hội không rõ, nhưng khoảng những năm 200-220 sdl. Về thân thế của mẹ Ngài thì không thấy sử liệu nào ghi chép, nhiều nhà nghiên cứu giả thiết có thể là một người con gái Việt Nam. Năm Ngài hơn 10 tuổi thì cha mẹ qua đời. Sau khi chịu tang song thân, Khương Tăng Hội xuất gia tu học, nổi bật là người có tính siêng năng hết mực. Ðánh giá về con người Khương Tăng Hội, Cao tăng truyện(15) , một tác phẩm quan trọng ghi chép tiểu sử các cao tăng Trung Quốc, viết: "Là con người học rộng và nhã nhặn, có tầm hiểu biết, dốc chí hiếu học, rõ hiểu ba tạng (16) , xem khắp sáu kinh (17) , thiên văn đồ vỹ, phần lớn đều biết, giỏi việc ăn nói, lanh việc viết văn" (18) .

    Khương Tăng Hội sinh ra, xuất gia và thọ giới Tỳ kheo ở nước ta, được thừa hưởng và trưởng thành trong môi trường văn hóa Việt Nam và giáo dục Phật giáo Việt Nam, "một nền giáo dục tổng hợp toàn diện", "không chỉ giới hạn trong chức năng truyền giáo, đào tạo ra những con người Phật giáo, mà trên hết và trước hết là đào tạo ra những trí thức dân tộc toàn diện có tính bách khoa am hiểu và lãnh hội được tinh hoa dân tộc và nhân loại của thời đại mình, rồi trở lại đóng góp bằng những thành quả của mình cho kho tàng hiểu biết của loài người" (19) . Bởi vậy, không ngạc nhiên gì khi các nhà viết sử Trung Quốc đã nhận định về ngài Khương Tăng Hội như đã trích dẫn ở trên.

    Sau khi được đào tạo trong môi trường giáo dục như thế, Khương Tăng Hội lên đường vân du hóa đạo. Năm Xích Ô thứ mười theo lịch phương Bắc, tức năm 247 dl, Ngài đến Kiến Nghiệp, thủ đô của nước Ngô (nay là Nam Kinh, Trung Quốc) để hoằng pháp. Ngài đã hành đạo trên đất nước này khoảng 33 năm, thuyết phục vua Ngô là Tôn Quyền dựng chùa Kiến Sơ, một ngôi chùa đầu tiên tại đây, rồi quy y năm giới cho Tôn Hạo (ở ngôi 264-280), và dịch thuật, chú giải nhiều kinh điển. Ngài mất vào tháng Chín năm 280 (năm Thiên Kỷ thứ tư), không biết chính xác thọ bao nhiêu tuổi, nhưng theo học giả Lê Mạnh Thát thì chắc chắn phải ngoài sáu mươi, nếu chấp nhận giả thiết Ngài sinh vào khoảng những năm 200-220 dl (20) . Khương Tăng Hội là vị Tăng Việt Nam đầu tiên hiện biết được đã thành công rực rỡ trong công tác hoằng pháp và đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Phật giáo không những của nước ta mà của cả Trung Quốc.

    b. Vài nét về sự nghiệp hoằng pháp của ngài Khương Tăng Hội và tình hình Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ III

    Sự nghiệp phiên dịch và trước tác của Khương Tăng Hội khá lớn, có nơi nói tất cả gồm "14 bộ hợp thành 29 quyển"(21) , những nghiên cứu mới đây cho biết tác phẩm của Ngài gồm có Lục độ tập kinh, Ðạo phẩm, Tạp thí dụ kinh, An ban thủ ý kinh chú, Pháp kính kinh chú, Ðạo thọ kinh chú, An ban thủ ý kinh tự, Pháp kính kinh tự, Ðạo thọ kinh tự, nhưng hiện đã bị mất phân nửa, chẳng hạn các tác phẩm Ðạo phẩm, Pháp kính kinh chú, Ðạo thọ kinh chú và Ðạo thọ kinh tự không còn. Tuy nhiên, qua những tác phẩm còn lại trên là những tư liệu vô cùng quý giá, giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về lịch sử và đời sống văn hóa của dân tộc nói chung, và tình hình của Phật giáo Việt Nam sau thời của Mâu Tử, tức thế kỷ thứ III, nói riêng.

    Khương Tăng Hội là một thành quả cụ thể và sống động của nền giáo dục dân tộc và giáo dục Phật giáo thời bấy giờ. Trong con người vị Tăng này luôn âm ỉ ý thức về quê hương là đất nướcViệt. Ðiều đó được Ngài thể hiện vào các dịch phẩm của mình, bảo lưu những đặc trưng văn hóa của nơi chôn nhau cắt rốn, đặc biệt là về truyền thuyết Trăm trứng trong Lục độ tập kinh (22) , hay những tình cảm tha thiết mà Ngài bộc bạch trong bài tựa (tự) kinh An ban thủ ý: "Hội tôi, sinh ra tới tuổi vác củi thì cha mẹ đã qua đời. Các bậc tam sư cũng theo nhau khuất núi, mỗi khi ngước nhìn đất trời không khỏi cảm thấy xúc động, buồn thương rơi lệ...". Ðó là những thông tin hết sức quý giá cho chúng ta biết về lịch sử khởi nguyên của dân tộc, về sức mạnh của nền văn hóa Việt Nam vào giai đoạn những thế kỷ đầu kỷ nguyên dương lịch, mà Phật giáo là nhân tố nuôi dưỡng và gìn giữ.

    Qua con người Khương Tăng Hội, một vị cao tăng xuất gia tu học trong môi trường văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam, đã nói lên điều gì về tình hình Phật giáo nước ta thời bấy giờ? Về vấn đề này, học giả Lê Mạnh Thát nhận định: "Phật giáo Việt Nam vào thời Khương Tăng Hội đã xây dựng thành công một cơ cấu giáo dục khá hoàn chỉnh và đa dạng, bao gồm toàn bộ tất cả các ngành tri thức có mặt ở thời đó, mà không đóng khung vào một giới hạn chật hẹp nào. Người ta không chỉ học ba tạng kinh điển, sáu kinh của Nho giáo, mà còn học tới cả khoa sấm vỹ thiên văn, thậm chí cả khoa ứng đối, và đặc biệt truyền thống dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục ấy, vì vậy, có thể nói là đại diện cho nền giáo dục Việt Nam thế kỷ thứ II và thứ III đối lập lại với nền giáo dục nô dịch Trung Quốc đang tồn tại song song cùng nó. Nhờ thế, qua lịch sử nó đã đào tạo ra những thiên tài đáp ứng được yêu cầu của đất nước, và được tiếp nối cho đến ngày nay" (23) . Một nền giáo dục Phật giáo tự tin như thế chỉ có thể tồn tại trong một môi trường đất nước có những độc lập về văn hóa, và ở đó Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Dĩ nhiên, nền giáo dục này không thuần túy tôn giáo, mà hòa quyện trong đó là một ý thức dân tộc sâu sắc. Con người, sự nghiệp và tư tưởng của Khương Tăng Hội là một thí dụ điển hình.

    Ðến thế kỷ thứ III, với Khương Tăng Hội và những hoạt động hoằng pháp thành công của ngài trên đất nước Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam đã phát triển rực rỡ và khẳng định một bản lĩnh và sứ mệnh của Phật giáo đối với dân tộc mà Mâu Tử trước đó đã vạch đường. Ðể đánh giá về vị thế của con người này trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử dân tộc, tác giả của Lịch sử Phật giáo Việt Nam Lê Mạnh Thát đã viết, "...lần đầu tiên Phật giáo nước ta đã thành công thực hiện nghĩa vụ hoằng pháp của mình đối với thế giới và dân tộc ta, đã khẳng định mạnh mẽ bản lĩnh văn hóa ưu việt của mình qua việc Ðông du khai hóa của Khương Tăng Hội..."(24) , và " ...dân tộc ta thông qua và kết hợp chặt chẽ với Phật giáo đã xây dựng xong bức tường thành văn hóa có khả năng chận đứng mọi âm mưu xâm lược và đồng hóa của kẻ thù, mà Khương Tăng Hội là một cột mốc trong bức tường thành đó"(25) . Ðấy cũng chính là điểm đáng chú ý của Phật giáo nước ta ở thế kỷ thứ III. Con đường này được tiếp nối sau đó với những gương mặt nổi bật hiện biết được như các ngài Thích Huệ Thắng, Thích Ðạo Thiền, Ðại Thừa Ðăng, v.v...
    Về Khương Tăng Hội, nếu ai chịu khó đọc cái quote dài dài ở trên sẽ thấy một chi tiết thú vị. Một lát cắt ngang về mặt lịch sử cho ta thấy sự liên hệ giữa một nhân vật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với một vị vua của Trung Quốc trong thời Tam quốc diễn nghĩa. Ở đây là Ngô vương Tôn Quyền thống lĩnh đất Giang Nam.
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 11:03 PM.

  8. #17
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    3. Nhà dịch thuật Thích Ðạo Thanh (thế kỷ III sau CN) cùng thời Khương Tăng Hội.


    Ngoài Khương Tăng Hội, thế kỷ thứ III còn có tên tuổi Tăng sĩ Việt Nam cự phách khác hiện biết được là nhà dịch thuật Việt Nam Ðạo Thanh(26) (sinh khoảng năm 220, mất năm 300), người đã bút thọ cho bản dịch Pháp Hoa tam muội kinh (27) của Chi Cương Lương Tiếp (28) dịch từ tiếng Phạn sang chữ Hán, lưu hành tại nước ta khoảng sau năm 258. Qua Ðạo Thanh và và mối liên hệ trong bản dịch kinh Pháp Hoa, chúng ta biết thêm về Chi Cương Lương Tiếp, một nhà sư người gốc Ấn Ðộ đến ở và làm việc tại Việt Nam vào khoảng những năm 256.

    Ðạo Thanh là người đã cộng tác với Chi Cương Lương Tiếp trong công việc phiên dịch kinh điển, mà một trong những kết quả hiện biết được là bút thọ bản dịch kinh Pháp Hoa từ chữ Phạn sang chữ Hán. Việc phân trách nhiệm bút thọ bản dịch kinh Pháp Hoa chứng tỏ rằng ngài phải là người có một trình độ Phật học vững vàng, có sự hiểu biết chắc chắn không những về Phạn ngữ mà còn thông thạo tiếng Việt và Hán văn. Ðây lại là một bằng chứng về thành quả của nền giáo dục Phật giáo chất lượng và uy tín tại nước ta ở giai đoạn bấy giờ; và việc các nhà Phật học đến nước ta, cộng tác với các nhà sư Việt Nam cho biết nước ta là một trung tâm Phật giáo lớn trong khu vực, đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà Phật học từ các nơi khác hội tụ về, và các nền giáo dục Phật giáo nước ta đã đào tạo nên những con người thực chất, mà những đại biểu ưu tú là các ngài Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Ðạo Thanh...

    Cũng qua việc Ðạo Thanh hợp tác với nhà sư nước ngoài là Chi Cương Lương Tiếp dịch kinh Pháp Hoa tam muội, một bộ kinh có sự liên hệ chặt chẽ với phương pháp thiền định an ban do Khương Tăng Hội xiển dương trước đó; nói đúng hơn, đây chính là cơ sở lý luận vững vàng cho phương pháp trên, cũng như là một trong những nền tảng để giải đáp các thắc mắc nảy sinh trong quá trình đấu tranh để phát triển của tư tưởng Phật giáo tại nước ta sau này.

  9. #18
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    4. Vu Pháp Lan và Vu Ðạo Thúy, hai danh tăng của Phật giáo Trung Quốc đến Việt Nam vào thế kỷ IV

    Phật giáo thế kỷ thứ IV thường bị hiểu một cách sai lệch, không ít người cho rằng giai đoạn này Phật giáo nước ta không có gì nổi bật, không có các gương mặt Phật tử và Tăng sĩ tiếng tăm vang dội chẳng những ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài như trước. Ðó là một ngộ nhận thiếu chính xác. Vào thế kỷ thứ IV, Phật giáo Việt Nam vẫn là một trung tâm Phật giáo lớn ở phương Ðông, vẫn thu hút các danh nhân, cao tăng ngoài nước tụ hội về, mà trường hợp các ngài Vu Pháp Lan (khoảng 270-320) và Vu Ðạo Thúy (khoảng 285-315), hai nhân vật cự phách trong học giới Phật giáo Trung Quốc, vị Tăng Ấn Ðộ Kỳ Vực với nhiều khả năng linh dị, đã đến hoặc ghé qua nước ta là những thí dụ điển hình. Ðấy là chưa kể đến những gương mặt như Chí Hàm, tác giả của Triệt tâm ký (sống ở nước ta khoảng từ năm 300 đến 360), hay Hiền Pháp sư , người viết Minh tường ký nổi tiếng, v.v...

    Theo Cao tăng truyện của Huệ Hạo, Vu Pháp Lan người Cao Dương, xuất gia năm 15 tuổi, có tư chất thông minh khác thường, tu học rất tinh tấn, đạo phong lẫy lừng núi sông, lại có tính thích thưởng ngoạn phong thủy. Tương truyền, sư có nhiều khả năng khác thường, ở chung với cọp mà không bị cọp hại, lại có thể thuần hóa nó. Ðương thời, mặc dù được mọi giới trọng vọng, nhưng tự thấy chưa thỏa mãn với những gì đã tiếp thu, Vu Pháp Lan quyết định lên đường đi Ấn Ðộ nhằm có thể tham cứu kinh điển Phật giáo một cách đầy đủ hơn. Trên đường đi, sư đã dừng chân ở Giao Châu, mắc bệnh rồi mất tại nước ta. Vu Pháp Lan có nhiều học trò, nhưng nổi bật hơn cả là Vu Pháp Khai và Vu Ðạo Thúy, hai nhà y dược tiếng tăm đồng thời là những nhà Phật học lớn. Hai vị này là người đã chủ trương hai trong bảy trường phái Bát nhã học của Trung Quốc (29).
    Cũng Cao tăng truyện cho biết, Vu Ðạo Thúy là người Ðôn Hoàng, cha mẹ mất lúc tuổi còn nhỏ, ở với người chú, là người có lòng hiếu nghĩa hết mực. Năm 16 tuổi, Vu Ðạo Thúy xuất gia làm đệ tử của ngài Vu Pháp Lan. Vu Ðạo Thúy là người có học nghiệp cao minh, kiến thức rộng rãi, không chỉ uyên thâm Phật học mà còn giỏi cả nghề y, nhân cách thì thanh cao giản dị, tính cũng thích thưởng ngoạn phong cảnh núi non sông nước. Người đời rất ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của sư. Ngài theo thầy là Vu Pháp Lan đi Ấn Ðộ, nhưng chưa đi hết chuyến hành trình thì mất tại bình nguyên Bắc Bộ của nước ta.

    Sự kiện hai nhân vật Tăng sĩ tầm cỡ như thế chọn con đường phương Nam để đi Ấn Ðộ và đã hiện diện ở Việt Nam vào thế kỷ thứ IV (khoảng sau năm 307) dĩ nhiên không thể diễn ra trong không khí im lặng, mà nhất định phải có những hoạt động trao đổi về học thuật Phật giáo giữa họ với các cao tăng, các học giả huyền học bản xứ. Và do đó, những vấn đề quan trọng trong tư tưởng và triết học Phật giáo như Bát nhã, Không, Phật, Tâm, v.v... có thể đã được đem ra thảo luận một cách sôi nổi. Nhưng đáng tiếc là hiện chúng ta chưa biết được gì nhiều. Hơn thế nữa, cũng có khả năng hai nhân vật này đã ghé lại đây để tìm hiểu thêm văn hóa và học ngôn ngữ để chuẩn bị cho việc đến Thiên Trúc, bởi như đã nói, tại nước ta ở giai đoạn này có không ít người Ấn Ðộ đến sinh sống và giao thương. Về mặt tư tưởng, có một đặc điểm đáng chú ý là, học phong của hai vị tăng trên mặc dù thuộc trường phái Bát nhã học, nhưng bản chất nó, đặc biệt là đối với Vu Pháp Lan, là tư tưởng Phật giáo mang tính quyền năng, biểu hiện cụ thể qua việc hàng phục thú dữ, điều được quỷ thần, mà tiểu truyện về Ngài trong Cao tăng truyện đã chép. Ðây là điểm phù hợp với xu hướng chung của Phật giáo Việt Nam, xu hướng Phật giáo quyền năng vốn có trước đó Mâu Tử và Khương Tăng Hội đã từng quan niệm. Và, chính điều này là điểm lôi cuốn người Phật tử Việt Nam khi các Ngài sang nước ta, chứ không phải là học phong Bát nhã học của họ.

    Trước khi hai thầy trò tiếng tăm lẫy lừng Vu Pháp Lan và Vu Ðạo Thúy đến và mất tại nước ta, có một nhà sư Ấn Ðộ là Kỳ Vực đã ghé ở. Trong thời gian lưu lại đất Việt, cũng như hai nhân vật trên, hành tích của ngài Kỳ Vực không thấy sử sách Trung Quốc ghi rõ, nhưng qua hành trạng của sư, một người với những khả năng phi thường, có thể qua sông mà không cần đò, xoa đầu cọp dữ, có thể biến hóa tùy ý, biết được tiền kiếp của người khác...như một minh chứng cho mẫu người giác ngộ mà Mâu Tử đã quan niệm trong Lý hoặc luận từ thế kỷ thứ II và Khương Tăng Hội tiếp theo sau (thế kỷ thứ III) đã chỉ ra phương cách để đạt đến mục tiêu đó là bằng pháp tu thiền định (an ban) gồm bốn giai đoạn được viết trong bài tựa cho bản dịch An ban thủ ý của Pháp sư An Thế Cao. Xu hướng Phật giáo quyền năng đến thế kỷ IV lại càng được khẳng định, bổ trợ qua sự hiện diện của những vị Tăng Ấn Ðộ và Trung Quốc có khả năng linh dị, khác thường như các ngài Kỳ Vực, Vu Pháp Lan, Vu Ðạo Thúy... mà chúng ta hiện biết được.

    Vậy, Phật giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ IV vẫn phát triển, nếu không nói là phát triển rực rỡ trong các phạm trù Phật giáo do các ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội thiết lập nên ở hơn một trăm năm trước, đó là nền tư tưởng Phật giáo quyền năng. Về mặt xã hội, Phật giáo Việt Nam vẫn là một trong những trung tâm lớn được sự chú ý đặc biệt, là nơi chọn dừng chân, hoặc đến ở tu học của nhiều danh tăng nước ngoài, kể cả Ấn Ðộ và Trung Quốc; vẫn tồn tại một nền giáo dục toàn diện, thành công trong công tác đào tạo nhân tài cho Phật giáo và đất nước, như trường hợp ngài Ðạo Thiền, mà kiến thức lẫn đạo phong vang dội ở Trung Quốc, được mọi giới trí thức và bình dân đều trọng vọng và kính ngưỡng.
    Đoạn màu đỏ lưu ý chúng ta về tư tưởng quyền năng xuyên suốt lịch sử Phật giáo giai đoạn này.

    Hic hic, mấy món lịch sử này mà đọc nhiều cũng buồn nên tạm nghỉ ở đây. Mai post tiếp.

    Đoạn sau là một giai đoạn quan trọng thể hiện bước chuyển mình của nhận thức trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
    Last edited by flamencol78; 15-09-2011 at 11:19 PM.

  10. #19
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    Trong đoạn trích trên có một chi tiết nhắc đến Chử Đồng Tử được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam
    Chử Đồng Tử được coi như Phật tử đầu tiên của nước ta là do trong truyền thuyết về ông có nhắc tới đoạn khi 2 vợ chồng lấy nhau. Lúc đó vua Hùng rất tức giận, không cho Tiên Dung về cung nữa. Chử Đồng Tử và Tiên DUng phải ra ngoài xã hội lăn lộn thì gặp một ngọn núi tiên của nhà sư - đạo si (nhiều dị bản ghi là đạo sĩ) Phật Quang và được ông này truyền phép.
    Ở đây có một vài chi tiết cần làm sáng tỏ.

    Thứ nhất mô típ truyện lăn lộn ngoài giang hồ, vô tình gặp tiên phật thần thánh hoặc lạc vào động tiên, núi tiên là mô típ truyện thường thấy của Trung Quốc, Việt Nam mà có lẽ là mô típ này truyền từ TQ sang VN??

    Thứ hai là Phật Quang có lẽ là một nhà sư do tên của ông có chữ Phật??? Nguyên nhân là do Phật - đà tức Buddha phiên âm sang tiếng TQ. Điều này cũng làm chúng ta nghĩ đến tại thời điểm xuất hiện truyền thuyết này Phật Giáo Bắc Truyền đã bắt đầu xuất hiện ở VN. Nếu là phiên âm trực tiếp Phạn sang tiếng Việt thì sẽ là Bụt.

    Thứ ba: một chút liên hệ với câu truyện của Lý Nam Đế. Ông này cũng từ Nhất Dạ Trạch mà khởi phát nghiệp đế vương. Đầm Nhât Dạ tương truyền chính là nơi mà lâu đài thành quách của Chử Đồng Tử bay lên trời. Ngoài ra theo truyền thuyết Chử Đồng Tử (đoạn cuối) thì chính Chử Đồng Tử đã giúp Lý Nam Đế đánh thắng quân xâm lược và trở thành vua.
    Mà thời Lý Nam Đế cũng được cho rằng là thời điểm mà Phật Giáo bắc truyền được truyền vào Việt Nam. => tạm kết luận là truyền thuyết Chử Đồng Tử xuất hiện vào thời Lý Nam Đế. Các truyền thuyết có bối cảnh trước đó đều không thấy nhắc tới Phật, Bụt hay người tu đạo Phật nên có thể xem Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên trong truyền thuyết.

    thì đạo Phật mà Chử Ðồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Ðộ
    Em cũng không rõ tại sao người ta lại khẳng định thế này. Cũng chỉ biết rằng PG nam truyền truyền vào VN được xem là sớm hơn PG bắc truyền. Có lẽ là do thời điểm đó PG nam truyền đang phát triển mạnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới PG nói chung nên truyền thuyết mang màu sắc PG nam truyền nhiều hơn chăng?

    P/s:
    Thời điểm PG bắc truyền vào VN này cũng khá hợp lý vì Bồ Đề Tổ Sư tới TQ thời nhà Lương và Lý Nam Đế cũng đánh đuổi giặc Lương. (khoảng năm 500 sau CN)
    Chú ý rằng Mâu Tử, Khương Tăng Hội không phải là các nhà sư Phật Giáo dòng Bắc Truyền.
    Điều đặc biệt nhất, “khai sinh” ra Trung tâm Phật giáo Luy Lâu không phải bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa rộng lớn, mà nó lại được bắt nguồn và mang đậm dấu ấn của Phật giáo Ấn Độ, theo con đường truyền bá của các tăng sỹ và các thương lái, nhà buôn người Ấn Độ bằng đường biển. Và quan trọng nhất, Phật giáo Việt Nam cho đến bây giờ, đó là sự hoà hợp của Phật giáo Ấn Độ với tín ngưỡng bản địa, chứ không phải là sản phẩm của 1.000 năm Bắc thuộc.
    link
    Last edited by hado0601; 16-09-2011 at 08:59 AM.

  11. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    flamencol78 (16-09-2011)

  12. #20
    Mông dân hado0601's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Ha Noi
    Bài viết
    350
    Thanks
    28
    Thanked 135 Times in 70 Posts
    tư tưởng Phật giáo mang tính quyền năng, biểu hiện cụ thể qua việc hàng phục thú dữ, điều được quỷ thần, mà tiểu truyện về Ngài trong Cao tăng truyện đã chép. Ðây là điểm phù hợp với xu hướng chung của Phật giáo Việt Nam, xu hướng Phật giáo quyền năng vốn có trước đó Mâu Tử và Khương Tăng Hội đã từng quan niệm. Và, chính điều này là điểm lôi cuốn người Phật tử Việt Nam khi các Ngài sang nước ta, chứ không phải là học phong Bát nhã học của họ.
    Về tư tưởng quyền năng. theo thiển ý của em có vài điểm cần bàn tới như sau.

    - Có thể nói đây là một tư tưởng khá phổ biến ở PG nam truyền. Các nhà tu sĩ sau khi chứng một số quả vị bắt đầu có các khả năng đặc biệt(được người thường xem là có phép thần thông). Về lý thuyết họ có thể làm bất cứ chuyện gì. Tuy nhiên giáo lý lại bảo rằng họ không được phụ thuộc vào pháp thuật này vì đây lại là những cản trở rất hơn trên con đường tu học. PG bắc truyền cũng vẫn biết rằng tu sĩ PG khi đạt tới các level cao thì cũng xuất hiện pháp thuật, tuy nhiên các dòng PG bắc truyền ở TQ lại chủ yếu là các dòng Thiền nên có pháp thuật hay không không phải là vấn đề đáng quan tâm với họ.

    - Dân tộc Việt là dân tộc luôn luôn phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương bắc. Dân ta sống trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc hết sực khổ cực. Vì vậy họ đòi hỏi phải có một tôn giáo có thể giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của họ. Lúc này PG nam truyền với pháp thuật quyền năng cùng với PG bắc truyền với tư tưởng cứu nhân độ thế được kết hợp lại và có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Điều này có thể thấy rất rõ qua các truyền thuyết ngày xưa: tấm khóc, bụt(phật) hiện lên làm phép. Hoặc ngày nay chủ yếu người dân mình biết tới Bồ Tát Quán Thế Âm thể hiện lòng từ bi của PG bắc truyền mà ít biết tới Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho trí huệ.
    Còn vài ý nữa mà bận type 2 cái trên nên h quên mất tiêu

    Đoạn màu đỏ lưu ý chúng ta về tư tưởng quyền năng xuyên suốt lịch sử Phật giáo giai đoạn này.
    Cũng có thể nói do đây là thời kỳ PG nam truyền phát triển mạnh mẽ, PG bắc truyền chưa du nhập hoặc mới du nhập nên còn yếu thế hơn. Từ đó tư tưởng PG nam truyền có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong thời kỳ này.
    Last edited by hado0601; 16-09-2011 at 08:57 AM.

  13. The Following User Says Thank You to hado0601 For This Useful Post:

    flamencol78 (16-09-2011)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình