Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Nhiếp ảnh căn bản (cho ai mới bắt đầu)

Threaded View

  1. #6
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts
    Linga trả lời rất chính xác

    Khẩu độ (Tiếp)

    Ở phần lớn máy ảnh đời mới đều cho ta khả năng tự động tốc độ màn chập và tự chủ động điều khiển khẩu độ theo ý muốn (đặt ở Av hoặc A tùy loại máy)

    Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:

    - Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.

    - Càng mở rộng khẩu độ độ sáng càng tăng và vùng ảnh rõ càng ngắn(f nhỏ)

    - Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.

    (Xem ví dụ ở bài trên khi chụp ở f1.8 vùng ảnh rõ ngắn và f22 vùng ảnh rõ dài)
    Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.

    Những gợi ý tham khảo về khẩu độ:

    - Đối với chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất (f8 trở lên)

    - Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn càng tốt (Không nên mở khẩu quá rộng chẳng hạn ở 1.4 hay 1.8, khoảng nét sẽ rất mỏng, thậm chí trong một số trường hợp chụp, mũi của người được chụp nét nhưng mắt và mặt đã mờ. Độ mở để có khoảng nét an toàn lvà xóa background vừa đủ là từ 2.5 đến 3.2)

    - Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.

    -Đối với chụp ảnh bắn pháo hoa, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp khi đứng xa nơi bắn pháo hoa. Đứng xa nơi bắn, bạn cũng sẽ không bị những người khác che khuất máy ảnh. Nên mang theo chân máy vì sẽ phải mất vài giây pháo hoa mới phóng lên bầu trời được. Hãy chụp nhiều kiểu ở nhiều góc độ để kết hợp trên máy tính.

    Để có những tấm hình đẹp, nên đặt độ sáng làm sao khi chụp lên bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm. Cụ thể, bạn hãy để độ mở ống kính là f/11 đến f/22.

    -Chụp ánh trăng thì thời điểm thích hợp nhất là trăng tròn và không bị mây che phủ. Thông thường nên để độ mở ống kính f/5.6 trong 15-30 giây. Bạn cũng nên chụp thử vài kiểu trước. Thời gian chụp ánh trăng tốt nhất là một vài giờ sau khi trăng mọc, nên tránh chụp quá nhiều khoảng trời.

    -Chụp toàn cảnh thành phố về đêm thì hãy tập trung vào các đường phố với xe cộ nối đuôi nhau để tạo thành những vệt sáng kéo dài. Hãy để ISO ở 100 (nếu có thể)và độ mở ống kính f/11, có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào tốc độ giao thông trên đường. Đặc biệt, nếu có thể chụp được cả các tòa nhà xung quanh thì bức ảnh của bạn sẽ còn đẹp hơn nữa nhờ sự cộng hưởng của các ánh sáng hắt xuống từ các tòa nhà này lên đường phố. Bạn có thể bổ sung màu sắc vào các bức ảnh của mình nhờ vào đèn chiếu màu.

    - Cảnh phố xá sáng đèn về đêm, nếu mặt đường mưa càng hay cho việc phản chiếu ánh sáng có thể chọn f2.8 với ISO 400 hoặc f 4 với ISO 800.

    - F4 cùng được sử dụng nhiều trong chụp lửa trại, với dân báo chí là chụp cháy nhà về đêm, nhà hát các khu vui chơi ban đêm các bảng hiệu quảng cáo với ISO trung bình là 400.

    - Nếu chụp bóng đá về đêm nên dùng F2.8

    - Chụp sân khấu, biểu diễn xiếc, múa rối nước, bơi nghệ thuật, hay trong nhà thi đấu thể thao f2.8 và f4.0 được dùng thích hợp nhất ISO từ 200 đến 800 tuỳ theo ánh sáng và tốc độ tác giả muốn thể hiện.

    - Ánh nến sinh nhật thì f2 hay 2.8 là điều nên nghĩ đầu tiên.

    - À còn Noel sắp tới, bà con có chụp cây noek cần lưu ý là thông thường với f2 ISO lên 800 mới có thể cầm tay được không phải dùng chân máy nhé, f2.8 ISO 400 hoặc f5.6 ISO 200 cũng có thể là một sự gợi ý.

    (Đặc biệt lưu ý là chụp đêm, tối nên có chân máy bởi thời gian lộ sáng sẽ rất dài. Chỉ cần với tốc độ 1/2s thì Lý Đức cũng không thể giữ máy ảnh không rung động, điều này chỉ có thể không đúng đối với vận động viên bắn súng đỉnh cao)


    Tóm lại, về khẩu độ, ta cần nghi nhớ:

    - Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).

    - Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)


    Mẹo nhỏ:
    - Để kiểm soát vùng ảnh rõ chỉ cần chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority- trên máy ảnh chế độ chụp này thường có ký hiệu là Av...) sau đó tăng hoặc giảm độ mở ống kính để giảm hoặc tăng vùng ảnh rõ, tốc độ trập tương ứng sẽ do máy ảnh tự tính toán lựa chọn giúp người chụp.

    Khi nắm vững cách thức điều khiển vùng ảnh rõ, người chụp sẽ hoàn toàn thoải mái tự tin trong việc quyết định vùng không gian nào sẽ hiện rõ trên bức ảnh và vùng nào sẽ không hiện rõ.

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    AnhDB (15-06-2011), dangkhoaquan (16-06-2011), haixu88 (20-03-2012), MichaelCao (14-04-2011), nongdancoi (23-03-2011)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình