+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Nhiếp ảnh căn bản (cho ai mới bắt đầu)

  1. #1
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts

    Nhiếp ảnh căn bản (cho ai mới bắt đầu)

    Toàn bộ loạt bài viết trong này do tôi (Casper_HN) tổng hợp từ những bài viết trên các trang chuyên về nhiếp ảnh tại VN.
    Có thể hạn chế vì trình độ nhiếp ảnh cũng chỉ vừa đủ, hy vọng các bạn có thể bỏ qua những lỗi không thể tránh. Đặc biệt hoan nghênh các bạn có kinh nghiệm về nhiếp ảnh và hình họa tham gia viết bài tại đây, chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm cho những ai ham thích bộ môn này


    I, Bố cục:

    Năm công thức của bố cục

    1.Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh

    2.Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất

    3.Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất

    4.Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh

    5.Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới.


    Tuy vậy, các quy tắc, định luật... chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng... chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp,độc đáo... Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật... giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.

    Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)

    - Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
    - Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh.
    - Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
    - Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
    - Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh


    Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh đã thống trị suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó trở thành mục đích của nhiếp ảnh gia để giành điểm hay đoạt giải. Hiện Việt nam cũng vấn còn nhiều quan điểm bênh vực về nó? Bởi vậy không phải ngẫu nhiên Bà Abby Robinson (nhiếp ảnh nữ người Mỹ) có viết: "Các nhiếp ảnh gia VN không những quan tâm nhiều đến sự cân bằng bố cục mà còn khát khao điều đó. Vì vậy, nếu làm một phân tích nghiêm túc thì ta sẽ thấy rõ sự hiện diện của bố trí các yếu tố hình ảnh theo tỷ lệ vàng trong mọi bức ảnh ở đây", một nhận xét cần suy nghĩ cho nhiếp ảnh VN.

    Cũng như vấn đề đúng sáng, độ nét, chi tiết - đó cũng là những cái đầu tiên những ai học về nhiếp ảnh được học - nhưng thực tế một tấm ảnh có đủ những cái trên chưa chắc đã đẹp, và một tấm ảnh đẹp chưa chắc đã cần tuân thủ nhưng nguyên tắc trên. Học, hiểu và vận dụng. Biết bố cục, chụp đúng theo quy tắc về bố cục là khó- chụp theo kiểu phá bố cục mà đẹp được mới là khó hơn.


    Ví dụ minh họa cho bài viết:

    - Ảnh chỉ có một điểm mạnh và điểm mạnh và điểm mạnh này nằm ở tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao

    Before Seeding Time (kristupa - photo.vn)

    - Nét lượn chữ S trong bối cảnh

    Không lời (lekima - photo.vn)

    - Đường chân trời ở 1/3 hặc 2/3 chiều cao bức ảnh

    Cuốn rạ đồng chiều (banglang - photo.vn)

    - Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh


    Buổi sáng (hanoiroxy1996 - photo.vn)

    (Còn nữa)



    (ST và TH)

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    anminhs2 (26-07-2013), Black_horse (19-01-2011), camchuongdo (25-07-2010), haixu88 (20-03-2012), MichaelCao (14-04-2011), nongdancoi (06-03-2011)

  3. #2
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts

    Khẩu độ

    Tìm hiểu về Khẩu độ

    Trong nhiếp ảnh, khẩu độ chi phối độ nét sâu của ảnh (depth of field) gọi tắt là DOF.

    Vậy khẩu độ là gì? Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.

    Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ. Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng. Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ là từ f1.4 đến f32. Bỏ qua một số định luật về ánh sáng, ta chỉ cần hiểu rằng độ mở càng lớn (tương đương với f nhỏ: 1.4; 1.8; 2.0; 2.2; 2.5; 2.8... 8.0) với thì ta sẽ có khoảng nét càng mỏng và ngược lại, độ mở càng nhỏ (tương đương với f8.0... f32) thì ta sẽ có khoảng nét càng sâu. Ở đây tồn tại f8.0 được coi là khẩu độ lưỡng tính.

    Ví dụ:

    Ảnh chụp ở f1.8:


    Và ảnh chụp ở f22:


    Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.

    Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.

    Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này.

    (Còn nữa)

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    AnhDB (15-06-2011), camchuongdo (25-07-2010), dangkhoaquan (16-06-2011), haixu88 (20-03-2012), schumi (26-07-2010)

  5. #3
    Mông dân dự bị mamendangsay's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    15
    Thanks
    7
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Đánh dấu lại để chờ xem tiếp

  6. The Following User Says Thank You to mamendangsay For This Useful Post:

    haixu88 (20-03-2012)

  7. #4
    Mông dân nongdancoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    434
    Thanks
    167
    Thanked 241 Times in 83 Posts
    anh Casper_HN có thể giải thích sâu hơn một chút (về mặt kỹ thuật) là tại sao cửa điểu sáng thay đổi kích thước thì DOF lại thay đổi ko ah? Nếu dùng mắt thường, thì nhìn qua cửa so với nhìn qua một cái lỗ nhỏ thì hình ảnh mà mắt người thu được vẫn thế chứ anh? có thay đổi DOF đâu?

  8. #5
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    @nongdancoi:

    Ở đây ta thử khảo sát hai đại lượng: Cửa điều sáng - Ánh sáng

    Cửa điều sáng (liên quan đến DOF) và độ nông sâu của ảnh.

    Ánh sáng cũng là một dạng vật chất - ở đây nếu ta coi nước và vòi nước tương đương như ánh sáng và cửa điều sáng ta sẽ dễ có những so sánh hơn.

    Vòi nước mở to - lượng nước qua vòi nhiều. lực chảy mạnh hơn -> khi chạm đất nước sẽ bắn xa hơn (đây là lấy ví dụ để khảo sát nên ta coi mặt đất là một bề mặt tiếp xúc của nước – trong ngữ cảnh của nhiếp ảnh thì sensor hay mặt phim cũng có thể coi là mặt đất)
    Vòi nước mở nhỏ - lượng nước qua vòi ít -> khi chạm đất nước sẽ bắn gần hơn

    Ánh sáng khi qua cửa điều sáng sẽ phân chia theo nguyên tắc của quang học (không phải cơ học nhưng bản chất là giống như độ xa gần của nước khi chạm đất) nên kết quả dẫn đến DOF khác nhau.

    Còn mắt thường của con người chúng ta thực sự là một cơ cấu hoàn hảo nên có khả năng tự điều chỉnh lượng ánh sáng cho phù hợp với cấu tạo của mình (xét cho cùng tất cả các loại ống kính xịn nhất vẫn chỉ là mô phỏng và hướng tới sự hoàn thiện của mắt người thôi).

    VD: Chụp ảnh panorama chụp toàn cảnh nên người chụp phải bấm một loạt ảnh từ một góc nhìn sau đó ghép lại để ra ảnh toàn cảnh. Trong khi đó mắt người được hỗ trợ thêm của sự thay đổi góc nhìn do đầu có thể quay được nên mắt nhìn + sự di chuyển trục cổ = panorama

    Một vài hiểu biết theo suy luận cá nhân. Nếu còn chưa chính xác mong các bác chỉ giáo.
    Last edited by flamencol78; 07-03-2011 at 11:04 AM.

  9. The Following 3 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    AnhDB (15-06-2011), haixu88 (20-03-2012), nongdancoi (09-03-2011)

  10. #6
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts
    Linga trả lời rất chính xác

    Khẩu độ (Tiếp)

    Ở phần lớn máy ảnh đời mới đều cho ta khả năng tự động tốc độ màn chập và tự chủ động điều khiển khẩu độ theo ý muốn (đặt ở Av hoặc A tùy loại máy)

    Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:

    - Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.

    - Càng mở rộng khẩu độ độ sáng càng tăng và vùng ảnh rõ càng ngắn(f nhỏ)

    - Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.

    (Xem ví dụ ở bài trên khi chụp ở f1.8 vùng ảnh rõ ngắn và f22 vùng ảnh rõ dài)
    Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.

    Những gợi ý tham khảo về khẩu độ:

    - Đối với chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất (f8 trở lên)

    - Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn càng tốt (Không nên mở khẩu quá rộng chẳng hạn ở 1.4 hay 1.8, khoảng nét sẽ rất mỏng, thậm chí trong một số trường hợp chụp, mũi của người được chụp nét nhưng mắt và mặt đã mờ. Độ mở để có khoảng nét an toàn lvà xóa background vừa đủ là từ 2.5 đến 3.2)

    - Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.

    -Đối với chụp ảnh bắn pháo hoa, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp khi đứng xa nơi bắn pháo hoa. Đứng xa nơi bắn, bạn cũng sẽ không bị những người khác che khuất máy ảnh. Nên mang theo chân máy vì sẽ phải mất vài giây pháo hoa mới phóng lên bầu trời được. Hãy chụp nhiều kiểu ở nhiều góc độ để kết hợp trên máy tính.

    Để có những tấm hình đẹp, nên đặt độ sáng làm sao khi chụp lên bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm. Cụ thể, bạn hãy để độ mở ống kính là f/11 đến f/22.

    -Chụp ánh trăng thì thời điểm thích hợp nhất là trăng tròn và không bị mây che phủ. Thông thường nên để độ mở ống kính f/5.6 trong 15-30 giây. Bạn cũng nên chụp thử vài kiểu trước. Thời gian chụp ánh trăng tốt nhất là một vài giờ sau khi trăng mọc, nên tránh chụp quá nhiều khoảng trời.

    -Chụp toàn cảnh thành phố về đêm thì hãy tập trung vào các đường phố với xe cộ nối đuôi nhau để tạo thành những vệt sáng kéo dài. Hãy để ISO ở 100 (nếu có thể)và độ mở ống kính f/11, có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào tốc độ giao thông trên đường. Đặc biệt, nếu có thể chụp được cả các tòa nhà xung quanh thì bức ảnh của bạn sẽ còn đẹp hơn nữa nhờ sự cộng hưởng của các ánh sáng hắt xuống từ các tòa nhà này lên đường phố. Bạn có thể bổ sung màu sắc vào các bức ảnh của mình nhờ vào đèn chiếu màu.

    - Cảnh phố xá sáng đèn về đêm, nếu mặt đường mưa càng hay cho việc phản chiếu ánh sáng có thể chọn f2.8 với ISO 400 hoặc f 4 với ISO 800.

    - F4 cùng được sử dụng nhiều trong chụp lửa trại, với dân báo chí là chụp cháy nhà về đêm, nhà hát các khu vui chơi ban đêm các bảng hiệu quảng cáo với ISO trung bình là 400.

    - Nếu chụp bóng đá về đêm nên dùng F2.8

    - Chụp sân khấu, biểu diễn xiếc, múa rối nước, bơi nghệ thuật, hay trong nhà thi đấu thể thao f2.8 và f4.0 được dùng thích hợp nhất ISO từ 200 đến 800 tuỳ theo ánh sáng và tốc độ tác giả muốn thể hiện.

    - Ánh nến sinh nhật thì f2 hay 2.8 là điều nên nghĩ đầu tiên.

    - À còn Noel sắp tới, bà con có chụp cây noek cần lưu ý là thông thường với f2 ISO lên 800 mới có thể cầm tay được không phải dùng chân máy nhé, f2.8 ISO 400 hoặc f5.6 ISO 200 cũng có thể là một sự gợi ý.

    (Đặc biệt lưu ý là chụp đêm, tối nên có chân máy bởi thời gian lộ sáng sẽ rất dài. Chỉ cần với tốc độ 1/2s thì Lý Đức cũng không thể giữ máy ảnh không rung động, điều này chỉ có thể không đúng đối với vận động viên bắn súng đỉnh cao)


    Tóm lại, về khẩu độ, ta cần nghi nhớ:

    - Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).

    - Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)


    Mẹo nhỏ:
    - Để kiểm soát vùng ảnh rõ chỉ cần chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority- trên máy ảnh chế độ chụp này thường có ký hiệu là Av...) sau đó tăng hoặc giảm độ mở ống kính để giảm hoặc tăng vùng ảnh rõ, tốc độ trập tương ứng sẽ do máy ảnh tự tính toán lựa chọn giúp người chụp.

    Khi nắm vững cách thức điều khiển vùng ảnh rõ, người chụp sẽ hoàn toàn thoải mái tự tin trong việc quyết định vùng không gian nào sẽ hiện rõ trên bức ảnh và vùng nào sẽ không hiện rõ.

  11. The Following 5 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    AnhDB (15-06-2011), dangkhoaquan (16-06-2011), haixu88 (20-03-2012), MichaelCao (14-04-2011), nongdancoi (23-03-2011)

  12. #7
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts
    Tốc độ chụp ảnh

    Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ chụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụp ảnh được dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyển động theo hướng di chuyển của chủ thể...Không có gì bí mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốc độ chụp ảnh. Nếu như trước đây các chế độ chụp ảnh chuyên dụng (M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, thì gần đây dòng máy gia dụng cao cấp cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những ký hiệu viết tắt này.

    - M có nghĩa là "Manuel", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự độngcủa máy ảnh (canh nét, đo sáng...) mà xác định các chỉ số này theo ý của mình.

    - Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính. Nó có liên quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể. (các bạn xem lại bài viết về Khẩu độ)

    - Tv là viết tắt của "Time Value" - ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax; nhưng Nikon và Minolta lại dùng ký hiệu "S" - viết tắt của Speed -tốc độ trong tiếng Anh.

    Điều đầu tiên bạn cần biết là tốc độ chụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s, 1/250s...Những tốc độ chụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s,...

    Có mấy nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết khi ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Đầu tiên là "luật f/16": trong điều kiện thời tiết tốt thì tốc độ chụp của máy ảnh tương ứng với khẩu độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốc độ chụp sẽ là 1/60s; với phim ISO 100 thì tốc độ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200....

    Tốc độ chụp ảnh có liên hệ rất mật thiết với khả năng rung hình lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độ chụp ảnh tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn: bạn dùng ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100 mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốc độ sẽ là 1/300s...Tuy nhiên với những ai chụp ảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể không chuyển động thì tốc độ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụp ảnh cầm máy trên tay (không dùng chân máy ảnh) tôi thỉnh thoảng vẫn chụp ở những tốc độ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụp ảnh các chủ thể chuyển động, tốc độ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s)

    Với những bạn mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụp ảnh đẹp mà không bị rung máy (trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này):

    - Tốc độ nhỏ hơn <1/60s bạn cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc.
    - Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay
    - Tốc độ 1/250 dùng để chụp các chuyển động
    - Tốc độ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế
    - Tốc độ từ 1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động.

    Chúng ta hãy cùng xem xét các ví dụ dưới đây để thấy sự khác biệt trong kết quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ chụp ảnh.

    Tốc độ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốc độ chậm hơn nữa và kết quả sẽ rất thú vị đấy.


    Tốc độ 1/250s. Thường thì để tái tạo lại dòng nước giống như ta vẫn thấy thì tốc độ 1/125s là thích hợp nhưng 1/250s cho phép ta ghi lại nhưng chuyển động chính xác hơn.


    Tốc độ 1/800s. Ở tốc độ này thì những tia nước bắn tung toé sẽ được "giữ" lại trong ảnh của bạn đấy.


    Tốc độ 1/4000s. Hình khối thuỷ tinh mà bạn nhìn thấy chính là chi tiết của dòng nước chảy trong các ví dụ trên. Tốc độ cao đã bắt kịp những chuyện động ngay từ điểm khởi đầu của nó.


    Ta tạm dừng phần tốc độ ở đây, lần tới tôi và các bạn sẽ làm quen với khái niệm Đo sáng.

  13. The Following 2 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    haixu88 (20-03-2012), MichaelCao (14-04-2011)

  14. #8
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts
    Hệ thống đo sáng của máy ảnh

    Hệ thống đo sáng thực chất là một tế bào quang điện nhỏ rất nhạy sáng, được làm từ silicon hay gallium... và đều đa phần là đo ánh sáng phản chiếu - ánh sáng từ chủ thể hắt về phía máy ảnh. Các máy ảnh ngày nay đều đo sáng qua ống kính (Through the lens - TTL). Nếu ta thay ống kính hay lắp kính lọc hệ thống sẽ tự thay đổi theo mà không phải bận tâm về thiếu hay thừa do thiết bị lắp thêm nữa.

    Chúng ta đều biết, không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Chụp chân dung ngược sáng thì chỉ cái mặt chủ thể chúng ta quan tâm hơn là hậu cảnh quá sáng. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.

    - Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp. Theo cá nhân tôi, kiểu đo sáng này phù hợp khi ta chụp phong cảnh.

    - Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted): Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm, thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp. Có lẽ, kiểu đo sáng này nên dùng khi chụp chân dung, cần đủ sáng khuôn mặt.

    - Đo sáng điểm (Spot metering): Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối. Kiểu đo sáng này đặc biệt phù hợp và quan trọng khi ta chụp Marco hay Close-up. Chẳng hạn, một bông hoa được ánh sáng chiếu vào, cánh hoa sáng hơn phía hậu cảnh, ta đo sáng vào cánh hoa, hậu cảnh sẽ tối hoàn toàn và cánh hoa sáng nổi rõ.

    Đặc biệt, chế độ đo sáng điểm lại không có ở các máy ống kính rời dòng thấp cấp (Canon 300D, 350D, 400D,...; Nikon D40, D40x, D70, D70s,...) nhưng lại có ở các máy P&S cao cấp (Canon Gx, SxIS,... Fujifilm S6xxx, 9xxx,...) và chế độ đo sáng ma trận của các máy P&S rất tốt trong điều kiện ánh sáng tốt. Vì vậy, không khó hiểu khi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" chúng ta có thể dùng một máy ảnh số gia dụng chụp được những bức ảnh đẹp hơn máy chuyên nghiệp ống kính rời.


    Bài sau: Bù trừ mức độ phơi sáng (Tăng giảm sáng, +EV, -EV)

  15. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    haixu88 (20-03-2012)

  16. #9
    Banned thethu's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    87
    Thanks
    12
    Thanked 18 Times in 14 Posts
    cám ơn Bác ,rất bổ ích

  17. #10
    Mông dân hèn hạ NHOCBEO's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    563
    Thanks
    553
    Thanked 133 Times in 85 Posts
    làm thế nào mà chỉ cần bấm 1 phát là xong luôn được như anh Long nhỉ?

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình