+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18

Chủ đề: Dự ánThư Viện " ƯƠM MẦM ƯỚC MƠ"

  1. #1
    Mông dân dự bị Mèo Mập Béo Ú's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    104
    Thanks
    177
    Thanked 179 Times in 56 Posts

    Dự ánThư Viện " ƯƠM MẦM ƯỚC MƠ"

    Dự án Thư viện "Ươm mầm ước mơ"
    1. Mục tiêu
    Dự án thư viện “Ươm mầm ước mơ” được hình thành với mong muốn nâng cao cơ hội để học sinh nghèo ở vùng cao được tiếp cận với nguồn sách đa dạng và phong phú, được rèn luyện khả năng đọc hiểu với nhiều loại sách báo, truyện, tạp chí khác nhau từ đó hình thành nên văn hóa đọc tự chủ, độc lập.
    Không chỉ nâng cao kết quả học tập hàng ngày, trang bị cho các em tri thức mà dự án còn hướng tới việc xây nhen nhóm trong các em hạt mầm của lòng nhân ái; lòng cam đảm vượt nghèo khó, vượt qua giới hạn của bản thân để biết ước mơ, tiếp tục học tập và áp dụng được những kiến thức trong sách vở vào đời sống hàng ngày.
    Những cuốn sách đẹp những câu chuyện thú vị có thể khơi gợi trí tượng, làm bình yên tâm hồn. Đó là lý do vì sao chúng tôi muốn tạo ra một không gian thoải mái nơi các em cảm thấy thân thiện, an toàn tìm đến những cuốn sách đầy sắc mắc để có thể nâng cao tầm nhận thức, háo hức tìm hiểu về thế giới rộng lớn từ đó khao khát để bay cao, vươn xa không chỉ với mục đích phát triển bản thân còn có đóng góp một phần để xây dựng quê hương, đất nước.

    2. Phạm vi thời gian thực hiện dự án
    2.1 Phạm vi:
    - Xã Chế Tạo, thuộc huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái.
    2.2 Thời gian:
    - Dự án sẽ được triển khai liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, nằm trong chương trình thường niên “Chế Tạo –Về với mắt trong” do Diễn đàn eMông tổ chức. Một trong chuỗi hoạt động của chương trình "Chế tạo 2014- Về với mắt trong"
    2.3 Quy mô:
    - Năm đầu tiên: Thành lập thư viện mini bao gồm: 3 tủ sách cho học sinh và 1 tủ sách cho giáo viên với 800 cuốn sách cùng 1 bộ máy tính. Cung cấp các phương tiện học tập như máy tính, bút, vở, đồ dùng học tập, tranh ảnh đồ chơi cho các cháu học sinh mầm non…
    - Mỗi năm tiếp theo sẽ bổ sung thêm 2 tủ sách mỗi tủ sách tương đương với 200 cuốn sách; 2 bộ máy tính
    - Dự kiến sau 3 năm thư viện trường sẽ có 8 tủ sách với số lượng lên tới 2000 cuốn sách và 5 bộ máy tính

    3. Đối tượng hưởng lợi của dự án
    Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: Các em học sinh, các thầy cô giáo và bà con xã Chế Tạo.
    Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: Tất cả những người tham gia thực hiện, những cá nhân, tổ chức tham gia quyên góp ủng hộ, hỗ trợ dự án.

    4. Tổ chức thực hiện dự án.
    4.1 Quyên góp sách & đồ dùng học tập
    4.1.1 Năm đầu tiên :
    *Thông qua Fb, forum kêu gọi ủng hộ của các cá nhân; doanh nghiệp
    4.1.2 Năm thứ hai & thứ 3:
    *Kết hợp với 1 hoặc 2 trường tiểu học/THCS ở Hà Nội để phối hợp thực hiện: kêu gọi kết nghĩa với các điểm trường ở Chế Tạo
    Mục đích:
    Tạo cơ hội cho các trường xây dựng hình ảnh có trách nhiệm với xã hội; tạo cơ hội cho học sinh thành phố thấu hiểu được hoàn cảnh của các bạn ở miền núi; hỗ trợ điều kiện học tập cho các bạn cũng như xây dựng tình cảm học trò gắn bó trong sáng thông qua các chương trình như:
    • Điểm trường Hà Nội: Quyên góp sách, truyện; đồ dùng học tập; viết thư trao đổi kết bạn; vẽ tranh tặng hoặc vẽ tranh đấu giá quyên góp tiền ủng hộ thư viện; tổ chức các hội chợ nho nhỏ đồ handmade…quyên góp tiền ủng hộ thư viện
    • Điểm trường Chế Tạo: Viết thư, làm quà handmade tặng các bạn ở Hà Nội ….
    4.2 Xây dựng thư viện & thành lập clb đọc sách
    4.2.1 Xây dựng thư viện
    * Xây dựng danh mục tủ sách cho tiểu học và THCS.
    * Phân loại sách cũ quyên góp được: lựa chọn loại sách phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
    * Mua sách: nhóm sẽ liên hệ nhà xuất bản Kim Đồng để mua sách.
    * Đóng tủ: đóng tủ sách tôn, vận chuyển lên trường sau đó mới lắp ghép lại.
    * Mua máy tính
    4.2.2 Thành lập clb đọc sách & hình thành văn hóa đọc
    * Phối hợp với thầy cô giáo địa phương triển khai các công việc như sau:
    * Bố trí 1 phòng học thành thư viện kiêm phòng đọc sách; bố trí 1 thủ thư quản lý danh mục, số lượng sách
    *Cùng các em học sinh trang trí thư viện, tủ sách bằng tranh ảnh, dọn dẹp vệ sinh phòng đọc sạch sẽ.
    * Thành lập clb đọc sách, khuyến khích các bạn nội trú tham gia thông qua việc lập nhóm đọc sách theo từng khối lớp, mỗi khối có một nhóm trưởng, và 2 nhóm phó. Mỗi tuần sẽ triển khai 2 buổi tối đọc sách cho 2-3 khối lớp tập trung tại thư viện
    * Cô giáo của các lớp hướng dẫn Các nhóm phó & nhóm trưởng cùng các bạn theo dõi lượng đọc của các bạn thuộc nhóm mình; thi đua khen thưởng những bạn đọc nhiều sách; có kết quả tiến bộ trong học tập. (Những bạn có sự tiến bộ vượt bậc sẽ có phần thưởng lớn từ Diễn đàn eMông trong năm học mới)
    * Các khối lớp tổ chức ghi cảm nhận về các cuốn sách văn học; những câu chuyện cổ tích hàng tháng và câu chuyện cảm nhận nào hay nhất sẽ có phần thưởng lớn từ Emong.group trong năm học mới
    * Cuối mỗi năm học sẽ tổ chức cuộc thi viết về “Cuốn sách yêu thích của em”, “Ước mơ của em “và tổ chức trao quà cho học sinh đạt giải 1,2,3 vào chương trình Về với mắt trong các năm tiếp theo.
    * Tại Chương trình về với mắt trong, sẽ tổ chức ngày hội đọc sách, ngày hội bọc sách, các trò chơi để khuyến khích các em đọc hiểu và trân quý sách vở.
    * Khuyến khích và quản lý việc mượn sách cho các em ngoại trú.

    4.3 Vận chuyển & bàn giao
    - Phối hợp với người dân địa phương/thầy cô giáo, đoàn thanh niên xã vận chuyển sách/ tủ sách bàn giao cho trường và hướng dẫn cách thức triển khai thành lập clb đọc sách.

    5. Những kết quả cần đạt được của dự án
    - Giúp các em hình thành thói quen đọc sách: Thông qua số lượt và tần suất mượn sách của từng em.
    - Giúp các em khơi dậy lòng ham thích đọc sách: Thông qua việc tổ chức các cuộc thi viết về “cuốn sách yêu thích của em”; “ước mơ của em”; giờ tự học, cảm nhận sách.
    - Lôi kéo sự tham gia của phụ huynh, giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội liên quan: Thông qua các con số thống kê về những người tham gia và các thành phần tham gia.
    - Giúp các em có kết quả học tập tốt hơn.

    6. Chi phí dự toán:



    Điểm trường Chế Tạo cam kết dành riêng một phòng để thành lập thư viện và cử cán bộ có chuyên môn về quản lý thư viện phối hợp với nhóm dự án để triển khai dự án

    7. Phương thức tài trợ:
    Với mong muốn trở thành nhịp cầu gắn kết những tấm lòng thiện nguyện, cùng chung tay giúp sức cho các em có nhiều niềm vui với sách vở nhân dịp năm học mới, các em có cơ hội được tiếp cận với tri thức, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp của các bạn.
    - Tiền mặt: dùng để trang bị hệ thống tủ sách, mua đầu sách mới, dụng cụ học tập, máy tính.
    - Hiện vật: (Cũ & Mới).
    - Đồ chơi: Đồ chơi, tranh vẽ cho các em mầm non.
    - Báo, tạp chí dành cho tuổi học trò, thầy cô giáo.
    - Sách giáo khoa, tham khảo dành cho tiểu học & THCS.
    - Truyện: truyện tranh, truyện cổ tích, truyện văn học, truyện thiếu nhi, sách rèn luyện bản thân....sách truyện cho các thầy cô giáo.
    - Dụng cụ thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...).
    Mọi đóng góp xin gửi về:
    - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, phụ trách Box từ thiện - BQT Diễn đàn eMông
    - Địa chỉ: Phòng 1115 CT1, Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
    - Điện thoại: 09036359689
    - Email:quynhnguyen262@gmail.com

    Hoặc thông qua chuyển khoản vào tài khoản:

    - Ngân hàng VCB: 0491000031340, chủ tài khoản Nguyễn Thị Xuân Quỳnh; hoặc Ngân hàng ACB: 94550379, chủ tài khoản Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Trong nội dung chuyển xin ghi rõ "Ủng hộ dự án thư viện Uơm mầm ước mơ (UMUM)"

    * Các địa điểm nhận sách:

    - Phòng 1115 CT1, Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội hoặc 124 Hoàng Quốc Việt ,Cầu Giấy, Hà Nội ( giờ hành chính)/ Liên Hệ Quỳnh : 09036359689.
    - Phòng 403 CT2, Xuân Đỉnh (đối diện công viên Hòa Bình) / Liên hệ A. Nghĩa: 0977827229.
    - Số 7 Nguyễn Quang Bích - Hoàn Kiếm - Hà Nội/ Liên Hệ A. Long 091 232 2858/ 090 232 2858/ 098 232 2858.
    - Số 94 Trần Quốc Toản Hoàn Kiếm Hà Nội/ Liên Hệ A. Thành 0976693358.
    Last edited by Pluto; 30-07-2014 at 05:34 PM.

  2. The Following 9 Users Say Thank You to Mèo Mập Béo Ú For This Useful Post:

    camhap (20-08-2014), Casper_HN (29-07-2014), Cu Tuấn (28-07-2014), dangman (27-07-2014), Kiu (28-07-2014), Mộc miên (04-08-2014), Mr_Bom (28-07-2014), Tý Tẹt (30-07-2014), thubeongotau (03-08-2014)

  3. #2
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Hình thức nổ thì to phết
    Thực sự hiệu quả đến đâu??? các bác giải thích cụ thể cho em nghe xem nào

  4. #3
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Hình thức nổ thì to phết
    Thực sự hiệu quả đến đâu??? các bác giải thích cụ thể cho em nghe xem nào
    Nổ hay xịt không quan trọng, cái này nó giống quan điểm của eMông, đó là "Cứ khởi hành đã là thành công rồi"

    VD thất bại, thế có hơn không làm không?

  5. The Following 2 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Tý Tẹt (30-07-2014), tuansaker9 (01-08-2014)

  6. #4
    Mông dân dự bị Tý Tẹt's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    4
    Thanks
    5
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Wink

    Cháu muốn góp chút truyện , mà bị băng dính tùm lum ngoài bìa hẻm biết được chấp nhận hem ạ ..

  7. #5
    Mông lão Pluto's Avatar
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Đang ở
    Chuồng gà
    Bài viết
    5,914
    Thanks
    578
    Thanked 1,508 Times in 725 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Tý Tẹt Xem bài viết
    Cháu muốn góp chút truyện , mà bị băng dính tùm lum ngoài bìa hẻm biết được chấp nhận hem ạ ..
    Chút là mấy chục kg hử bạn? Bạn cung cấp thêm thông tin đi: truyện tranh, truyện chữ, dành cho lứa tuổi nào, số lượng, tình trạng cụ tỉ,....
    Xin lỗi, anh chỉ là một huyền thoại ....

  8. #6
    Mông dân dự bị Mèo Mập Béo Ú's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    104
    Thanks
    177
    Thanked 179 Times in 56 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Hình thức nổ thì to phết
    Thực sự hiệu quả đến đâu??? các bác giải thích cụ thể cho em nghe xem nào
    Chào bạn Anonymous, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện có thực như thế này- câu chuyện về chính mẹ và bà ngoại của tôi

    Mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi, nghĩa là cái thời mẹ tôi còn cắp sách tới trường thì đất nước Việt Nam còn trong bom đạn chiến tranh, và không ngoại lệ gia đình mẹ tôi cũng nằm trong 90% hộ nghèo ở thời ấy. Có chăng, gia đình có khó khăng hơn chỉ bởi vì ông ngoại tôi mất sớm, một mình bà ngoại nuôi 5 người con và 1 đứa cháu ruột ăn học.

    Mẹ tôi không nề hà việc gì miễn là kiếm tiền phụ bà ngoại từ lên rừng chặt nứa, đan tranh, đi bè, quấn thuốc lá, bán hàng vv...từ ngaỳ còn bé tí. Một ngày vì không muốn làm tăng thêm gánh nặng và áp lực cho bà ngoại mẹ tôi quỳ xuống xin bà cho mẹ nghỉ học.
    Bà chỉ nói "Nếu con nghỉ học thì thà con giết mẹ đi" . Có lẽ vì quyết tâm ấy của bà ngoại mà mẹ, các bác, các cậu của tôi đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng cho dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền núi. Cậu họ tôi còn được đi du học nước ngoài.

    Có lẽ cũng giống như bà tôi, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn và rất nhiều bậc phụ huynh khác không bao giờ có thể đảm bảo rằng: đi học nghĩa là sẽ kiếm được việc làm, sẽ sống đời sống có ích, sẽ thoát nghèo, trở nên giàu có, hạnh phúc .... nhưng họ có niềm tin mãnh liệt rằng ít nhất giáo dục cho con, cháu mình có cơ hội được sống tốt hơn. Và thực tế là việc tận dụng cơ hội đó hiệu quả như thế nào lại phần lớn phụ thuộc vào cá nhân từng mỗi con người.

    Đầu tư vào giáo dục luôn là một bài toán dài hạn, hiệu quả đến đâu có thể không nhìn thấy ngay ngày một ngày hai, cũng giống như ươm một hạt giống, phải chờ bao tháng ngày mới có thể nảy mầm, hái quá. Mỗi đứa trẻ được sinh ra không hề được lựa chọn bố mẹ chúng là ai, vùng đất chúng sinh ra thế nào. Nếu nó được sinh trưởng ở Châu Âu, hiển nhiên sẽ được miễn phí học phí tới đại học còn lỡ rơi vào miền núi Việt Nam ngày có thể phải đi bộ mấy km đường rừng núi mới tới được trường. Dự án này chỉ mong làm giảm bớt khoảng cách nào đấy giữa trẻ con nghèo với các bạn khác, ít nhất là cơ hội được tiếp cận với sách vở.

    Tôi cũng từng nói rằng khả năng mình có hạn nhưng lại mong có thể làm được điều gì đó có ích cho đời nên rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của mọi người. Nên nếu bạn cũng tin dù một chút nhỏ nhoi rằng dự án này có ích, liệu bạn có thể đóng góp ý kiến để cho dự án hiệu quả hơn được không?

    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Last edited by Mèo Mập Béo Ú; 01-08-2014 at 02:04 PM.

  9. The Following 4 Users Say Thank You to Mèo Mập Béo Ú For This Useful Post:

    camhap (01-08-2014), Casper_HN (04-08-2014), Mộc miên (04-08-2014), thanhnc (01-08-2014)

  10. #7
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Casper_HN Xem bài viết
    Nổ hay xịt không quan trọng, cái này nó giống quan điểm của eMông, đó là "Cứ khởi hành đã là thành công rồi"

    VD thất bại, thế có hơn không làm không?
    Tích cực + ngu đốt = phá hoại. (Xin lỗi bác, em nói thẳng)
    Điều các bác đang làm, em mới nhìn thấy sự tích cực thôi, còn chưa thấy khôn ngoan ở đâu. Chúng ta có thể làm hàng ngàn, hàng vạn điều mà chúng ta coi là tốt, và chúng ta cười to, hỉ hả với nhau, nhưng chúng ta không biết , cũng không thể chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đang làm cho họ, những con người khốn khổ trên núi đó. Vậy nên, ít nhất em cũng muốn nhìn thấy sự "khôn ngoan" trong đó, chứ đừng làm theo kiểu... "cứ khởi hành là đã thành công" .... nghe nó sáo rỗng lắm .... he he....

  11. #8
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Mèo Mập Béo Ú Xem bài viết
    Chào bạn Anonymous, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện có thực như thế này- câu chuyện về chính mẹ và bà ngoại của tôi

    Mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi, nghĩa là cái thời mẹ tôi còn cắp sách tới trường thì đất nước Việt Nam còn trong bom đạn chiến tranh, và không ngoại lệ gia đình mẹ tôi cũng nằm trong 90% hộ nghèo ở thời ấy. Có chăng, gia đình có khó khăng hơn chỉ bởi vì ông ngoại tôi mất sớm, một mình bà ngoại nuôi 5 người con và 1 đứa cháu ruột ăn học.

    Mẹ tôi không nề hà việc gì miễn là kiếm tiền phụ bà ngoại từ lên rừng chặt nứa, đan tranh, đi bè, quấn thuốc lá, bán hàng vv...từ ngaỳ còn bé tí. Một ngày vì không muốn làm tăng thêm gánh nặng và áp lực cho bà ngoại mẹ tôi quỳ xuống xin bà cho mẹ nghỉ học.
    Bà chỉ nói "Nếu con nghỉ học thì thà con giết mẹ đi" . Có lẽ vì quyết tâm ấy của bà ngoại mà mẹ, các bác, các cậu của tôi đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng cho dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền núi. Cậu họ tôi còn được đi du học nước ngoài.

    Có lẽ cũng giống như bà tôi, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn và rất nhiều bậc phụ huynh khác không bao giờ có thể đảm bảo rằng: đi học nghĩa là sẽ kiếm được việc làm, sẽ sống đời sống có ích, sẽ thoát nghèo, trở nên giàu có, hạnh phúc .... nhưng họ có niềm tin mãnh liệt rằng ít nhất giáo dục cho con, cháu mình có cơ hội được sống tốt hơn. Và thực tế là việc tận dụng cơ hội đó hiệu quả như thế nào lại phần lớn phụ thuộc vào cá nhân từng mỗi con người.

    Đầu tư vào giáo dục luôn là một bài toán dài hạn, hiệu quả đến đâu có thể không nhìn thấy ngay ngày một ngày hai, cũng giống như ươm một hạt giống, phải chờ bao tháng ngày mới có thể nảy mầm, hái quá. Mỗi đứa trẻ được sinh ra không hề được lựa chọn bố mẹ chúng là ai, vùng đất chúng sinh ra thế nào. Nếu nó được sinh trưởng ở Châu Âu, hiển nhiên sẽ được miễn phí học phí tới đại học còn lỡ rơi vào miền núi Việt Nam ngày có thể phải đi bộ mấy km đường rừng núi mới tới được trường. Dự án này chỉ mong làm giảm bớt khoảng cách nào đấy giữa trẻ con nghèo với các bạn khác, ít nhất là cơ hội được tiếp cận với sách vở.

    Tôi cũng từng nói rằng khả năng mình có hạn nhưng lại mong có thể làm được điều gì đó có ích cho đời nên rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của mọi người. Nên nếu bạn cũng tin dù một chút nhỏ nhoi rằng dự án này có ích, liệu bạn có thể đóng góp ý kiến để cho dự án hiệu quả hơn được không?

    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Vâng chưa bạn Mèo Béo ( bạn này có béo thật ko nhỉ? )
    Để kể những câu chuyện cảm động, sến, tớ cũng có thể kể hàng trăm câu chuyện giống bạn.
    Vấn đề là cái thứ mà bạn "cho" người khác, cứ coi như là bạn nghĩ là nó tốt đi, có thực sự mang lại lợi ích cho họ không?
    Bạn có thực sự chịu trách nhiệm với kết quả mà họ có được sau khi nhận quà của bạn không?
    Một đứa trẻ ở làng quê phố núi, được tài trợ học hành, ra thành phố đi làm thuê, đi xuất khẩu lao động, có chắc là nó hơn những đứa trẻ khác ở lại làng quê, thất học, đi cày cả đời không?
    Tôi không chắc. Có thể bạn chắc chắn tuyên bố rằng đứa trẻ được học hành là hơn?
    Nhưng cả tôi, cả bạn đều không có trách nhiệm ( và không thể chịu trách nhiệm) về tương lai của những đứa trẻ đó. Nếu đứa trẻ đó được học hành, ra thành phố làm ăn thành đạt, các bạn có thể vênh mặt lên và tuyên bố rằng ta đã làm việc tốt?
    Vậy nếu đứa trẻ đó ra HN hư hỏng, nghiện ngập, lang bạt? Có phần nào là lỗi của các bạn không? Hay các bạn lại bảo: Á, đấy là tại môi trường nó thế?????

    Tôi thì nghĩ rằng, người duy nhất có thể chịu trách nhiệm với tương lai của một đứa trẻ chính là bố mẹ chúng.
    Và chúng ta làm được điều gì? Có lẽ, chúng ta nên sống một cách tử tế, và làm tốt những việc mà chúng ta được đào tạo , thế là đủ

    Tôi đợi phản biện của bạn

  12. The Following User Says Thank You to Anonymous For This Useful Post:

    Kiu (04-08-2014)

  13. #9
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Một ví dụ về sự "cho" thế này nhé. Câu chuyện hơi to tát, hi vọng bạn có thể hiểu nó một cách đơn giản thôi
    Thời kỳ chiến tranh ở VN, anh cả Liên Xô và anh hai Trung Quốc cho miền bắc chung ta mọi thứ, từ vũ khí thuốc men đến đôi giày, đôi tất, cục lương khô. Cũng vậy, miền Nam máu thịt cũng được Mỹ cho mọi thứ.
    Và tất nhiên, mở ước của các anh Xã Hội Chủ Nghĩa là ủng hộ VN đánh thắng đế quốc, đưa VN trở thành đất nước cộng sản chủ nghĩa, khi đó mọi người ai cũng được "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Nói chung là từng miếng lương khô các anh gửi tặng đều mang một giấc mơ tuyệt vời
    Mỹ cũng thế, cũng muốn VN đánh thắng bọn Cộng Sản man rợ, trở thành nước Tư Bản hùng cường
    Và rồi, đến hôm nay, chúng ta có gì? Một đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đầy hoang mang? Một quá khứ mấy chục năm nồi da nấu thịt, anh em ruột thịt đánh nhau. Đến ngày hôm nay chúng ta vẫn coi những người cùng dân tộc lưu vong là "các thế lực thù địch". Đến hôm nay mà những người VN ở Mỹ vẫn khản cổ chửi rủa về VN ngu dốt???
    Thế chúng ta được điều gì từ những người anh cả? và cả từ người Mỹ nữa?

  14. #10
    Mông dân hèn hạ thanhnc's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    942
    Thanks
    175
    Thanked 645 Times in 225 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Vậy nên, ít nhất em cũng muốn nhìn thấy sự "khôn ngoan" trong đó, chứ đừng làm theo kiểu... "cứ khởi hành là đã thành công" .... nghe nó sáo rỗng lắm .... he he....
    Muốn thấy gì thì phải thò tay vào làm thôi bác ạ. Ngồi dạy cho người khác hoặc nhìn người khác làm thì cũng khó được như mong muốn, vì những người đang làm những việc "tích cực + ngu dốt" ấy không phải ai cũng khôn ngoan, họ chỉ nhiệt tình và có tâm thôi.

    Thực sự muốn góp ý để các hoạt động được tốt và có sự khôn ngoan thì mình nghĩ bác nên đưa ra các phân tích về sự được mất (hay gọi là cái ngu dốt theo cách của bác), sau đấy đưa ra các hướng giải quyết để đưa cái khôn ngoan vào, làm sao để hạn chế những tác động tiêu cực...để có hiệu ứng tốt cho cả những người dân trên núi và những người thực hiện.

    Có thể bác có thiện ý muốn hiệu quả của hoạt động này tốt lên, nhưng cách nói của bác dễ khiến người khác (cụ thể là tôi, Thành NC) có cảm giác bác đứng trong bóng tối và "ném đá" vào sự hào hứng và nhiệt tình của lũ người ngu dốt đang tìm cách thực hiện hoạt động này.
    Tôi không biết bác là ai, nhưng không có thiện cảm về cách bác đặt câu hỏi và lên lớp cho người khác, tôi thấy không phục.

    Có thể bác là người khôn ngoan, có những giải pháp thực hiện mang lại hiệu quả cao mà những người thực hiện không phải áy náy về những gì chúng ta đang làm cho họ. Nhưng bác khôn ngoan một mình thì những khôn ngoan ấy chỉ một mình bác biết.

    Thêm nữa là bác muốn người khác trình bày giải thích về hiệu quả của việc họ làm thì trước hết, bác hãy là người có quan tâm và có thể sẽ ủng hộ hoạt động này, có thể về vật chất hoặc tinh thần, đơn giản là đưa ra các phân tính về mặt hạn chế, tác động tiêu cực của hoạt động này nếu có. Hai là bác nên để lại danh tính, có lẽ bản thân bác cũng chẳng muốn dãi bày gan ruột hay mang chuyện nhà mình ra nói với một người lạ qua đường. Hẳn là bác sẽ không hỉ hả trình bày với một người lạ gọi đến nhà bác mà không biết họ là ai.

    Vài lời ngắn ngủi có thể khó thay đổi được thói quen của bác. Vài viên đá cũng khó đánh động được mặt hồ cả ngày.
    Đừng quay đi khi anh cần em. Một phút thôi cho đời anh thêm dài.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình