+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 10 của 18

Chủ đề: Dự ánThư Viện " ƯƠM MẦM ƯỚC MƠ"

Hybrid View

  1. #1
    Mông dân dự bị Mèo Mập Béo Ú's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    104
    Thanks
    177
    Thanked 179 Times in 56 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Hình thức nổ thì to phết
    Thực sự hiệu quả đến đâu??? các bác giải thích cụ thể cho em nghe xem nào
    Chào bạn Anonymous, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện có thực như thế này- câu chuyện về chính mẹ và bà ngoại của tôi

    Mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi, nghĩa là cái thời mẹ tôi còn cắp sách tới trường thì đất nước Việt Nam còn trong bom đạn chiến tranh, và không ngoại lệ gia đình mẹ tôi cũng nằm trong 90% hộ nghèo ở thời ấy. Có chăng, gia đình có khó khăng hơn chỉ bởi vì ông ngoại tôi mất sớm, một mình bà ngoại nuôi 5 người con và 1 đứa cháu ruột ăn học.

    Mẹ tôi không nề hà việc gì miễn là kiếm tiền phụ bà ngoại từ lên rừng chặt nứa, đan tranh, đi bè, quấn thuốc lá, bán hàng vv...từ ngaỳ còn bé tí. Một ngày vì không muốn làm tăng thêm gánh nặng và áp lực cho bà ngoại mẹ tôi quỳ xuống xin bà cho mẹ nghỉ học.
    Bà chỉ nói "Nếu con nghỉ học thì thà con giết mẹ đi" . Có lẽ vì quyết tâm ấy của bà ngoại mà mẹ, các bác, các cậu của tôi đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng cho dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền núi. Cậu họ tôi còn được đi du học nước ngoài.

    Có lẽ cũng giống như bà tôi, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn và rất nhiều bậc phụ huynh khác không bao giờ có thể đảm bảo rằng: đi học nghĩa là sẽ kiếm được việc làm, sẽ sống đời sống có ích, sẽ thoát nghèo, trở nên giàu có, hạnh phúc .... nhưng họ có niềm tin mãnh liệt rằng ít nhất giáo dục cho con, cháu mình có cơ hội được sống tốt hơn. Và thực tế là việc tận dụng cơ hội đó hiệu quả như thế nào lại phần lớn phụ thuộc vào cá nhân từng mỗi con người.

    Đầu tư vào giáo dục luôn là một bài toán dài hạn, hiệu quả đến đâu có thể không nhìn thấy ngay ngày một ngày hai, cũng giống như ươm một hạt giống, phải chờ bao tháng ngày mới có thể nảy mầm, hái quá. Mỗi đứa trẻ được sinh ra không hề được lựa chọn bố mẹ chúng là ai, vùng đất chúng sinh ra thế nào. Nếu nó được sinh trưởng ở Châu Âu, hiển nhiên sẽ được miễn phí học phí tới đại học còn lỡ rơi vào miền núi Việt Nam ngày có thể phải đi bộ mấy km đường rừng núi mới tới được trường. Dự án này chỉ mong làm giảm bớt khoảng cách nào đấy giữa trẻ con nghèo với các bạn khác, ít nhất là cơ hội được tiếp cận với sách vở.

    Tôi cũng từng nói rằng khả năng mình có hạn nhưng lại mong có thể làm được điều gì đó có ích cho đời nên rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của mọi người. Nên nếu bạn cũng tin dù một chút nhỏ nhoi rằng dự án này có ích, liệu bạn có thể đóng góp ý kiến để cho dự án hiệu quả hơn được không?

    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Last edited by Mèo Mập Béo Ú; 01-08-2014 at 02:04 PM.

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Mèo Mập Béo Ú For This Useful Post:

    camhap (01-08-2014), Casper_HN (04-08-2014), Mộc miên (04-08-2014), thanhnc (01-08-2014)

  3. #2
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Mèo Mập Béo Ú Xem bài viết
    Chào bạn Anonymous, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện có thực như thế này- câu chuyện về chính mẹ và bà ngoại của tôi

    Mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi, nghĩa là cái thời mẹ tôi còn cắp sách tới trường thì đất nước Việt Nam còn trong bom đạn chiến tranh, và không ngoại lệ gia đình mẹ tôi cũng nằm trong 90% hộ nghèo ở thời ấy. Có chăng, gia đình có khó khăng hơn chỉ bởi vì ông ngoại tôi mất sớm, một mình bà ngoại nuôi 5 người con và 1 đứa cháu ruột ăn học.

    Mẹ tôi không nề hà việc gì miễn là kiếm tiền phụ bà ngoại từ lên rừng chặt nứa, đan tranh, đi bè, quấn thuốc lá, bán hàng vv...từ ngaỳ còn bé tí. Một ngày vì không muốn làm tăng thêm gánh nặng và áp lực cho bà ngoại mẹ tôi quỳ xuống xin bà cho mẹ nghỉ học.
    Bà chỉ nói "Nếu con nghỉ học thì thà con giết mẹ đi" . Có lẽ vì quyết tâm ấy của bà ngoại mà mẹ, các bác, các cậu của tôi đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng cho dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền núi. Cậu họ tôi còn được đi du học nước ngoài.

    Có lẽ cũng giống như bà tôi, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn và rất nhiều bậc phụ huynh khác không bao giờ có thể đảm bảo rằng: đi học nghĩa là sẽ kiếm được việc làm, sẽ sống đời sống có ích, sẽ thoát nghèo, trở nên giàu có, hạnh phúc .... nhưng họ có niềm tin mãnh liệt rằng ít nhất giáo dục cho con, cháu mình có cơ hội được sống tốt hơn. Và thực tế là việc tận dụng cơ hội đó hiệu quả như thế nào lại phần lớn phụ thuộc vào cá nhân từng mỗi con người.

    Đầu tư vào giáo dục luôn là một bài toán dài hạn, hiệu quả đến đâu có thể không nhìn thấy ngay ngày một ngày hai, cũng giống như ươm một hạt giống, phải chờ bao tháng ngày mới có thể nảy mầm, hái quá. Mỗi đứa trẻ được sinh ra không hề được lựa chọn bố mẹ chúng là ai, vùng đất chúng sinh ra thế nào. Nếu nó được sinh trưởng ở Châu Âu, hiển nhiên sẽ được miễn phí học phí tới đại học còn lỡ rơi vào miền núi Việt Nam ngày có thể phải đi bộ mấy km đường rừng núi mới tới được trường. Dự án này chỉ mong làm giảm bớt khoảng cách nào đấy giữa trẻ con nghèo với các bạn khác, ít nhất là cơ hội được tiếp cận với sách vở.

    Tôi cũng từng nói rằng khả năng mình có hạn nhưng lại mong có thể làm được điều gì đó có ích cho đời nên rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của mọi người. Nên nếu bạn cũng tin dù một chút nhỏ nhoi rằng dự án này có ích, liệu bạn có thể đóng góp ý kiến để cho dự án hiệu quả hơn được không?

    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Vâng chưa bạn Mèo Béo ( bạn này có béo thật ko nhỉ? )
    Để kể những câu chuyện cảm động, sến, tớ cũng có thể kể hàng trăm câu chuyện giống bạn.
    Vấn đề là cái thứ mà bạn "cho" người khác, cứ coi như là bạn nghĩ là nó tốt đi, có thực sự mang lại lợi ích cho họ không?
    Bạn có thực sự chịu trách nhiệm với kết quả mà họ có được sau khi nhận quà của bạn không?
    Một đứa trẻ ở làng quê phố núi, được tài trợ học hành, ra thành phố đi làm thuê, đi xuất khẩu lao động, có chắc là nó hơn những đứa trẻ khác ở lại làng quê, thất học, đi cày cả đời không?
    Tôi không chắc. Có thể bạn chắc chắn tuyên bố rằng đứa trẻ được học hành là hơn?
    Nhưng cả tôi, cả bạn đều không có trách nhiệm ( và không thể chịu trách nhiệm) về tương lai của những đứa trẻ đó. Nếu đứa trẻ đó được học hành, ra thành phố làm ăn thành đạt, các bạn có thể vênh mặt lên và tuyên bố rằng ta đã làm việc tốt?
    Vậy nếu đứa trẻ đó ra HN hư hỏng, nghiện ngập, lang bạt? Có phần nào là lỗi của các bạn không? Hay các bạn lại bảo: Á, đấy là tại môi trường nó thế?????

    Tôi thì nghĩ rằng, người duy nhất có thể chịu trách nhiệm với tương lai của một đứa trẻ chính là bố mẹ chúng.
    Và chúng ta làm được điều gì? Có lẽ, chúng ta nên sống một cách tử tế, và làm tốt những việc mà chúng ta được đào tạo , thế là đủ

    Tôi đợi phản biện của bạn

  4. The Following User Says Thank You to Anonymous For This Useful Post:

    Kiu (04-08-2014)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình