+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Làm từ thiện thế nào cho đúng?

  1. #1
    Mông dân dự bị Mèo Mập Béo Ú's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    104
    Thanks
    177
    Thanked 179 Times in 56 Posts

    Làm từ thiện thế nào cho đúng?

    Mời các anh chị đóng góp ý kiến tham gia tranh luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi này ah?

    Em copy lại ý kiến em sưu tầm được từ FB của Anh Tư Sang:

    Mấy hôm nay xôn xao tranh biện đúng sai vụ Quán Cơm 2000 trên BBC của anh Bạn Pín Nghé (@Nguyen Quang) anh xin ăn theo một stt chê bai Sự Làm Từ Thiện cho nó bầy đàn...!

    (1) Các Bạn làm Từ Thiện mà không xuất phát từ Lòng Trắc Ẩn mà chỉ để ỏng a ỏng ẹo post FB hay khoe mẽ với nhau, kể ra có còn hơn không...nhưng anh chê!

    (2) Các Bạn lợi dụng việc Từ Thiện để PR cho doanh nghiệp mình, kể ra có còn hơn không...nhưng anh chê!

    (3) Ở nước ngoài, họ tập trung chi phí cho các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, hòa nhập cộng đồng..hơn là bố thí các bữa ăn. Các Bạn làm Từ Thiện mà không hiểu rằng nên tập trung và tạo cái Cần Câu hơn là cho vài Con Cá Ươn, kể ra có còn hơn không...nhưng anh cũng chê!

    (4) Nước Nhật bị động đất kinh hoàng, nhưng họ từ chối nhận sự Hỗ Trợ của quốc tế khi họ Còn Đủ Sức Xoay Sở được. Đó là vì họ sợ mất đi Lòng Tự Trọng và sự Mạnh Mẽ khi ngửa tay nhận sự giúp đỡ. Vì thế, các Bạn làm Từ Thiện mà không hiểu rằng mình đang Bào Mòn Lòng Tự Trọng của người khác và giúp họ Yếu Hèn hơn, kể ra có còn hơn không...nhưng anh vẫn chê...!

    (5) Những đồng tiền từ thiện cho vụ sập cầu Cần Thơ đã làm những người nông dân hiền lành chất phác trở thành tham lam, giành giật, gian xảo hơn! Các Bạn làm Từ Thiện mà không biết rằng mặt trái của đồng tiền sẽ nhanh chóng làm Tha Hóa con người, kể ra có còn hơn không...nhưng anh chê nốt!

    Đọc lời anh viết chân tình, tuy có đụng chạm, nhưng thấy hợp lý là phải like, và share để nhiều người đọc, không làm thế ...anh chê luôn! hehe...

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Mèo Mập Béo Ú For This Useful Post:

    Casper_HN (08-07-2014), Cu Tuấn (11-07-2014), Kiu (09-07-2014), Yankumong (10-07-2014)

  3. #2
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Có một khái niệm mình thấy thích là sự "Tiện nghi trong tâm hồn", hiểu nôm na là đầu óc tư duy của con người vốn lười suy nghĩ, luôn mong muốn có một công thức nào đó trong tư duy mà xã hội cho là đúng và cứ thế tuân theo vừa yên tâm, vừa không sợ bị sai. Ví dụ hàng năm ngày rằm tháng Giêng, các chùa chiền ở ta hay có vụ dâng sao cũng giải hạn, ở những chùa lớn có hàng vạn Phật tử dâng sớ giải hạn, đóng tầm 100k đến 150k, tùy theo tâm cũng như theo khả năng kinh tế có thể công đức cho chùa nhiều hơn nữa. Và nhà chùa sẽ làm lễ giải hạn. Phật tử cũng thấy yên tâm. Em đã công đức rồi nhé, em đã thành tâm rồi nhé, năm nay chắc vận hạn sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên giáo lý nhà Phật hình như đâu có thấy nhắc đến việc giải hạn. Anh gây ra nghiệp nào thì anh nhận quả đấy chẳng thể nào cúng bái mà xong. Đấy là một biểu hiện của tiện nghi tâm hồn.

    Quay lại với vấn đề từ thiện thì luôn luôn có một điều gì đó tương tự như vậy, giống như đi trên một sợi dây mà nếu người làm từ thiện không khéo sẽ rất dễ sa đà vào trạng thái hình thức hoặc phản tác dụng như kiểu ở trên. Từ thiện xuất phát từ tấm lòng trắc ẩn, nhưng rất cần một tư duy sâu sắc, luôn theo sát thực tế, lắng nghe những phản hồi từ thực tế để có điều chỉnh cho phù hợp. Thú thực mình không phản đối nhưng luôn có chút e dè với những "phong trào từ thiện".

    Trong phim "Chuyện tử tế" của tác giả Trần Văn Thủy có một đoạn thuyết minh đại ý: Khi nhà thơ Hàn Mạc Tử bị bệnh phải nằm ở trại phong Tuy Hòa thì có rất nhiều người đã quyên góp giúp đỡ nhà thơ chữa bệnh, rất nhiều trong số đó yêu cầu dấu tên để nhà thơ không thấy mặc cảm vì phải chịu ơn những người giúp đỡ.

    Vậy, xét cho cùng chẳng có công thức nào là đúng cả, làm từ thiện luôn là một quá trình cần phải điều chỉnh, cân nhắc và không xa rời thực tế. Bất kỳ một công thức nào được cho là đúng khi nhân lên sẽ mau chóng tạo ra lối mòn và nảy sinh những bất cập.

  4. The Following 5 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    Cu Tuấn (11-07-2014), Kiu (09-07-2014), Mèo Mập Béo Ú (08-07-2014), Na chín (11-07-2014), Yankumong (10-07-2014)

  5. #3
    Mông dân hèn hạ thanhnc's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    942
    Thanks
    175
    Thanked 645 Times in 225 Posts
    Em cần mọi người góp ý cụ thể để hoạt động vì cộng đồng (tạm gọi là từ thiện) của eMong dần trở nên thiết thực và phù hợp với thực tế ở địa phương hơn. Thay vì đặt nặng miếng cơm manh áo (con cá) thì ta tìm cách mang lại cho trẻ niềm vui, tri thức & kĩ năng...hay đơn giản là những thói quen tốt trong sinh hoạt.
    Đừng quay đi khi anh cần em. Một phút thôi cho đời anh thêm dài.

  6. The Following User Says Thank You to thanhnc For This Useful Post:

    hung (04-08-2014)

  7. #4
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    @ thanhnc: Hiện giờ những gì eMông đang làm theo chủ quan của mình là phù hợp với khả năng của diễn đàn. Vấn đề Mập đề cập ở trên rộng hơn rất nhiều.

  8. The Following User Says Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    Yankumong (10-07-2014)

  9. #5
    Mông dân dự bị Yankumong's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    159
    Thanks
    238
    Thanked 117 Times in 37 Posts
    http://www.nguoiduatin.vn/chuyen-gia...g-a101661.html

    Chuyên gia kinh tế phản pháo vụ 'quán cơm 2.000 đồng'

    06.09.2013 | 15:05 PM
    TRANG CHỦKINH DOANHSẢN PHẨM - DỊCH VỤ
    Thích và chia sẻ bài viết này trên:
    Một số lập luận cho rằng quán cơm 2.000 đồng ở TP HCM sẽ cạnh tranh với kinh doanh, khiến nhiều nhân công mất việc, làm hư người nghèo ... trong một bài viết đăng tải trên mạng gần đây đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế phẫn nộ.


    Một quán cơm dành riêng cho học sinh, sinh viên và những người nghèo khó trên địa bàn TPHCM chỉ với một mức giá 2000 đồng một phần với đầy đủ cá, thịt, rau, canh và có cả trái cây tráng miệng. Quán cơm đã thu hút hàng trăm người đến ăn mỗi ngày, trong đó khách hàng chủ yếu là trẻ em, lao động nghèo và sinh viên.

    Gần đây xuất hiện một số bài viết nêu “góc nhìn” trái chiều, cho rằng nếu quán 2.000 đồng mở cạnh một hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20.000 đồng/suất phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại. Bởi lẽ, cùng một suất cơm với đầy đủ thức ăn mà giá tiền lại chênh nhau 10 lần thì đương nhiên khách chọn quán cơm có giá 2.000 đồng. Nếu một quán cơm 2.000 đồng được mở, đồng nghĩa với một số quán cơm quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động mất việc.

    “Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?” trích bài viết trên một trang mạng.

    Bài viết này cũng cho rằng: Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày, giúp chúng đã giàu lại càng giàu và đặt câu hỏi “có nhiều quán 2 nghìn liệu có hay?”. Thậm chí còn nêu vấn đề “con cá và cần câu” và cho rằng: quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề.

    Chuyên gia kinh tế phản pháo vụ 'quán cơm 2.000 đồng' - Ảnh 1Ảnh: Dân Trí

    Đã nhiều chuyên gia kinh tế phản ứng trước bài viết này. Họ cho rằng, những bài viết mang danh kinh tế học, chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho cuộc sống.

    Trên trang mạng cá nhân, một chuyên gia kinh tế cho rằng: Ngay khái niệm giữa cần câu và con cá cũng không phải lúc nào cũng dễ phân biệt. Cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng để cho người ta có thể tái sản xuất cũng có thể lý luận như là cung cấp cần câu và cơ hội làm việc. Trái lại những thứ tưởng như là cần câu cũng có thể là những thứ ngớ ngẩn và vô ích không hơn gì những con cá gỗ, ví dụ dạy những nghề nghiệp không có ích...

    “Riêng cái ý tưởng rằng từ thiện sẽ cạnh tranh với kinh doanh cùng với mối lo rằng sẽ có quá nhiều người làm từ thiện đã quá là buồn cười rồi, chứng tỏ tác giả chắc vừa mới lấy xong mấy lớp kinh tế học.

    Quỹ từ thiện chưa bao giờ đủ lớn và nhiều để có thể thực sự tạo ra market distortions. Còn các quỹ từ thiện thật sự lớn như quỹ Bill Gates chẳng hạn thì nói chung sẽ vận hành như một doanh nghiệp lớn, chú trọng hiệu quả và điều đó cũng sẽ không tạo ra distortions (làm méo thị trường - PV) gì”.

    Chuyên gia kinh tế phản pháo vụ 'quán cơm 2.000 đồng' - Ảnh 2Ảnh: Dân Trí

    Nhà báo Nguyễn Vạn Phú cũng cho rằng đây là một góc nhìn nguy hiểm.

    “Nó nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện 2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài những bài viết trên bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.

    Rất dễ phẫn nộ khi nghe người ta nhân danh kinh tế học, đưa ra những lập luận phi lý như thế. Người viết có biết gì về tương quan quy mô cung cầu mà dám nói như thế? Một vài quán cơm 2.000 đồng ở một thành phố 10 triệu dân sẽ tác động dữ dội lên hàng chục ngàn các quán cơm bình dân khác đến thế sao?”, ông Phú phân tích trên trang mạng cá nhân.

    Nói về lập luận “Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề” trong bài viết trái chiều, ông Phú cho rằng, nghe qua thì dễ bị thuyết phục nhưng thử hỏi chênh lệch giữa 2.000 đồng và 14.000 đồng (giá trị thật của bữa ăn) có thể gom lại mua được cái cần câu gì (cần câu theo nghĩa đen có mua nổi không)? Tại sao cứ bám vào những cliché con cá cần câu mà không chịu hiểu bữa cơm 2.000 đó chính là cần cần, để những người ăn dùng nó biến thành sức lao động, cày bừa tiếp tục nuôi sống gia đình họ? Nghĩ được như thế thì mới thấy chính những quán cơm từ thiện đang trao cho họ những chiếc cần câu sử dụng trong ngày đó thôi.”

    Nhà báo Vạn Phú cũng cho rằng lập luận “quán cơm 2.000 sẽ khuyến khích di cư vào thành phố” quá xuẩn ngốc. Giá trị xã hội của phần cơm không chỉ 2.000 đồng, nó có sức lay động lòng người, khích thích thiện tâm sẵn có ở mọi người, nó góp một phần rất lớn vào “vốn xã hội” mà có lẽ tác giả cũng từng được học qua.

    Một số ý kiến khác cũng khẳng định: Suất cơm hai 2000 đồng ấy chính là phẩm giá của người nghèo được trân trọng, giử gìn. Họ mua chứ không xin, và những người có điều kiện ăn ở quán ăn bình thường sẽ không vào đó để ăn. Vì nếu thế, tức là họ ăn vào phần của người cần hơn họ thì họ mới chính là người đánh mất phẩm giá.

    T. Hạ
    ...Này, anh có muốn cạnh em trong những chuyến đi?
    Như đàn chim thiên di, tìm nơi nào ấm áp
    Chạm vào đời thô ráp
    Yêu mến những miền xa
    Không còn anh, em mà sẽ là "chúng ta"
    Sống trọn vẹn quãng đời người ta ngợi ca là tuổi trẻ...

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Yankumong For This Useful Post:

    flamencol78 (29-07-2014), hung (04-08-2014), thieu-bg (10-07-2014)

  11. #6
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/19044...hua-bo-de.html

    Theo tôi nhớ thì Emong đã từng có chuyến "thiện nguyện" đến chùa Bồ Đề. Vài năm rồi thì phải. Vụ này tôi ko tham gia, tôi ko theo dõi, và tôi ko muốn nghe nói đến tẹo nào, vì thời điểm đó tôi thấy nó khá "vớ vẩn", chạy theo phong trào
    Một hai năm nay tôi cũng nghe loáng thoáng chuyện không hay từ chùa Bồ Đề, tôi cũng không muốn để tâm
    Đến hôm nay, khi đã "ba mặt một nhời" bản chất của chùa Bồ Đề này, tôi nghĩ, chúng ta nên nói thẳng với nhau xem, rốt cục Emong làm được điều gì ở chùa Bồ Đề?
    Note: Nói thẳng nhé, đừng vòng vo, và cũng đừng "đánh tráo khái niệm" kiểu.... chỉ trích cá nhân. Ở đây tôi không chỉ trích ai cả, ở đây tôi muốn tìm câu trả lời cho topic này: Làm từ thiện như thế nào cho đúng????

  12. #7
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Tôi là một người cũng có mặt trong chuyến đi đó (thời điểm năm 2008). Lúc đó chùa Bồ Đề mới bắt đầu việc nhận trẻ bị bỏ rơi và đang là một gương sáng mới nổi.

    Chuyến đi đó các thành viên Ê mông đời đầu hoạt động các việc sau:
    - Vẽ tranh cùng các bé. Chúng tôi sưu tầm các hình vẽ trên internet rồi mang tới cho các bé tô màu.
    - Bày một số trò chơi để các bé cùng tham gia.
    - Lúc về, cả đoàn có chủ động tùy tâm đóng góp một số kinh phí nho nhỏ cho việc chăm sóc trẻ em của nhà chùa.

    Sau chuyến đi không thể phủ nhận mọi người trong đoàn thấy khá thoải mái vì lũ trẻ thời điểm đó rất thích thú với những thứ chúng tôi làm. Tôi cũng có quan sát về cách thức hành xử, thái độ của những người trông trẻ ở đó thì cảm nhận là chấp nhận được, chùa lúc đó cũng không quá ồn ã, cách thức ứng xử với những người đến thăm trẻ như bọn tôi không có gì khó chịu.

    6 năm đã qua, nhiều thứ đã thay đổi. Việc làm 6 năm trước đến giờ phút này tôi cũng không thấy có gì phải băn khoăn khi chùa Bồ Đề giờ đã khác. Tôi cũng không đánh đồng chuyện hôm nay với những điều ở quá khứ. Có thể ở một thời điểm nào đó, mô hình này đã làm được điều gì đó có ý nghĩa. Nhưng khi nó trở thành "thương hiệu" thì tất yếu có những kẻ đầu cơ, trục lợi. Cốt yếu là những người trong cuộc chơi đó có đủ giữ được bản lĩnh trước tham, sân, si hay không mà thôi.

    Cũng không thể trách cứ việc thời điểm trước chúng tôi tới chùa Bồ Đề theo "tiếng vang", theo "phong trào". Một cái gì đó tử tế chắc hẳn đều có sự vang vọng và hối thúc sự đồng cảm của lòng trắc ẩn.

    Trở lại "Làm từ thiện thế nào cho đúng". Như tôi đã nói ở trên: Chả có một mô hình nào là vĩnh cửu, cần có sự nhiệt huyết, tình yêu thương con người để làm một điều gì đó có ý nghĩa cho xã hội, nhưng bản thân con người cũng cần có cả sự hoài nghi, biết nhìn nhận vấn để ở nhiều góc để có thể tiệm cận một giá trị "đúng" theo ý nghĩa tương đối.

  13. The Following 5 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    camhap (04-08-2014), hung (04-08-2014), Kiu (04-08-2014), Mèo Mập Béo Ú (04-08-2014), Na chín (04-06-2015)

  14. #8
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Chính xác. Chúng ta đã tham gia với một trái tim nóng hổi, một cái đầu trong sáng.
    Nhưng chính chúng ta đã góp phần để chùa Bồ Đề trở thành "thương hiệu" (như ông Linh nói), và để cái "tham, sân, si" nó nổi lên trong đầu những nhà quản lý chùa.
    Chúng ta có thể rũ bỏ trách nhiệm này không?

  15. #9
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Anonymous Xem bài viết
    Chính xác. Chúng ta đã tham gia với một trái tim nóng hổi, một cái đầu trong sáng.
    Nhưng chính chúng ta đã góp phần để chùa Bồ Đề trở thành "thương hiệu" (như ông Linh nói), và để cái "tham, sân, si" nó nổi lên trong đầu những nhà quản lý chùa.
    Chúng ta có thể rũ bỏ trách nhiệm này không?
    Nếu dùng từ "trách nhiệm" e chừng hơi nặng nề và không đúng bản chất sự việc.
    Việc chùa Bồ Đề thành "thương hiệu" đâu có gì xấu. Điều xấu là cách ứng xử với "thương hiệu" đó như thế nào mà thôi. Thương hiệu tốt cũng như một hạt giống tốt, nếu biết khai thác, sinh sôi, nảy nở vì lợi ích của cộng đồng thì xã hội này quá tử tế.
    Còn không thì đã đến lúc nó nên chấm dứt.
    Đơn giản vậy thôi.

  16. The Following 2 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    Mèo Mập Béo Ú (04-08-2014), Na chín (04-06-2015)

  17. #10
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    há há..... đấy chính là điều tôi muốn nói : TRÁCH NHIỆM
    Chúng ta làm điều chúng ta cảm thấy đúng, nhưng chúng ta không chịu trách nhiệm với điều chúng ta làm. Vì nó ko liên quan trực tiếp đến chúng ta.
    Chúng ta khuyên các thanh niên mới lớn nên thi và trường này , trường kia, để kiếm được nhiều tiền hơn, để có thể xin vào cty nước ngoài.... nhưng đến khi bọn chúng ra trường và thất nghiệp, chúng chả chẳng chịu trách nhiệm gì sất. Đấy là tại hoàn cảnh, tại xã hội, và tại cá nhân cái thằng ngu, ai bảo nó nghe lời xui dại !!!

    Và , thế là.... tôi lại quay lại câu hỏi: Làm từ thiện thế nào cho đúng?
    Hoặc câu hỏi khác: Chúng ta làm từ thiện như thế có đúng không, khi mà chúng ta không muốn ( hoặc không thể) chịu trách nhiệm cho những điều đó???

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình