+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 21

Chủ đề: Hà Nội, thời của tôi

  1. #1
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts

    Hà Nội, thời của tôi

    Tôi tạm phân chia ra Hà Nội thời của tôi, như một sự định vị không gian văn hóa cá nhân. Hà Nội bây giờ vẫn đẹp nhưng cái miền ký ức xưa của bản thân mỗi người luôn có một dư vị khó quên.

    Hà Nội, thời của tôi, kéo dài khoảng 7 năm trong thập kỷ 90 thế kỷ trước (viết vậy cho có vẻ cổ điển). Tôi vẫn nhớ chuyến thám hiểm đầu tiên của tôi xảy ra vào năm lớp 9, và hành trình là một vòng Hồ Tây. Hồ Tây ngày đó chưa có kè hồ, không thể đi vòng quanh như bây giờ. Chỉ có thể đi một vòng theo các trục đường Thanh Niên, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Muốn vào các điểm sát hồ đa số phải rẽ vào trong ngõ, ngách để cuối cùng thường là chui vào một chố vắng hoe, ếch, nhái, chẫu tràng kêu à uôm nghe buồn buồn.

    Đúng nghĩa là thám hiểm, vì chẳng có bản đồ, chẳng có thông tin chỉ nghe người lớn nói là có đường này, đường nọ và tự phán đoán cứ men theo ven hồ là thế nào cũng trở về điểm xuất phát. Với chiếc xe đạp không rõ hiệu gì vì khung đã chuyển màu thời gian, trong túi chẳng có đồng nào, quần đùi, may ô, tôi cứ thế dắt xe ra khỏi nhà chẳng nói với bố mẹ là mình đi đâu - làm một vòng Hồ Tây với đầy sự hồi hộp. Từ trước tới giờ điểm xa nhất mà tôi tiếp cận Hồ Tây là một lần đi tới làng Yên Phụ mua cá chọi cùng anh hàng xóm và một lần đi tàu điện hồi bé tí đến điểm cuối cùng trên chợ Bưởi. Đoạn đường qua trường Chu Văn An hồi đó cỏ dại mọc lúp xúp ven đường, nhiều hôm buổi trưa đi qua đây không một bóng người vắng quá thấy ghê ghê. Tôi sợ vì đã có lần chứng kiến ở khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng có một người chết nổi lên ven bờ, bác sỹ pháp y đến mổ tử thi ngay tại hiện trường.

    Tôi bắt đầu xuất phát từ đền Quán Thánh - theo hướng đường Thanh Niên - rồi Âu Cơ (hồi đó hình như có biết tên đường này đâu, chỉ nghe người lớn nói là đường đê) - đến lạc Long Quân (đường này hồi đó cũng vắng hoe), hết Lạc Long Quân thấy cái biển tên đường Thụy Khuê là tim đập rộn lên vui sướng vì mình tính đường chính xác quá.

    Từ Thụy Khuê đạp như ma đuổi về nhà. Về đến nhà may mắn là người lớn không biết gì hết, cất xe vào và bắt đầu một giấc mơ về những chuyến đi xa.

  2. The Following 7 Users Say Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    Na chín (10-06-2014), NHOCBEO (29-05-2015), thanhnc (16-06-2014), Thỏ béo (14-06-2014), thubeongotau (10-06-2014), Yankumong (10-06-2014), zĩn (10-06-2014)

  3. #11
    Mông dân cực kỳ hèn hạ zĩn's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,028
    Thanks
    143
    Thanked 156 Times in 106 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Mèo Mập Béo Ú Xem bài viết
    7 năm trong thập kỷ 90 của thế ký trước là từ 92-99. Năm 92 bác chủ thớt đang học lớp 9 tức là 14 tuổi. Vị chi là bác sinh năm 78 :-"
    Còn giọng văn thì iem tưởng bác sinh năm 58 :3
    em cũng mới đế í.. đang định gọi là bác vì giọng văn nge còn Hoài cổ hơn cả bố em (sn 60) nhưng đọc lại thấy có j đó ko phải vì năm 9x mà 14 tuổi đến giờ thì cũng ko thể già như thế dc. Đang định gọi CHú nhưng sợ bị hố hihihi

    mây của trời cứ để gió cuốn đi...


  4. The Following User Says Thank You to zĩn For This Useful Post:

    yeuhanoi (10-06-2014)

  5. #12
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi zĩn Xem bài viết
    em cũng mới đế í.. đang định gọi là bác vì giọng văn nge còn Hoài cổ hơn cả bố em (sn 60) nhưng đọc lại thấy có j đó ko phải vì năm 9x mà 14 tuổi đến giờ thì cũng ko thể già như thế dc. Đang định gọi CHú nhưng sợ bị hố hihihi
    Chả lẽ cách viết của tôi già đến thế sao

    Thôi để kể một câu chuyện về thời của tôi với những suy nghĩ trẻ con xem có đỡ già hơn không. Hồi xưa nhà gần phố Quán Thánh, phố này có khá nhiều hoa sữa, mùa hoa sữa tới những cánh hoa bông bông mỏng manh theo gió bay trong không gian. Ở phố tôi có mấy anh lớn dọa bọn trẻ con chúng tôi những thứ bay bay đấy là con điếc tai. Đứa nào để chui vào tai thì coi như là hỏng, thêm ông anh ở nhà cùng mấy chú lớn tuổi cũng nói vậy. Trẻ con ngây thơ thì tin lắm lắm, tin rồi thành ám ảnh cứ thấy hoa sữa bay bay là kêu ầm lên. Rồi cũng đến một ngày lớn hơn, nhận ra đó là trò đùa của người lớn, tuy nhiên chắc vì ác cảm ngày còn thơ nên không thấy yêu hoa sữa.

    Lại nói về định kiến, sao ngày xưa trẻ con bị người lớn áp đặt và định kiến đến vậy. Nhớ bố mẹ dặn đi học thì không chơi với những đứa ở dưới bãi, những đứa nhà ở chợ vì trẻ con ở đó hư lắm. Thành ra cũng có ý đề phòng cảnh giác khi chơi với các bạn đó, rồi cũng thấy rằng các bạn đó cũng như mình, trẻ con đâu cũng như nhau cả, có chăng là suy nghĩ của người lớn mà thôi.

  6. The Following User Says Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    Na chín (10-06-2014)

  7. #13
    Mông để dành... Na chín's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5,439
    Thanks
    1,812
    Thanked 1,615 Times in 803 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi yeuhanoi Xem bài viết
    Chả lẽ cách viết của tôi già đến thế sao
    Chắc một phần vì giọng văn, một phần vì bác xưng "tôi" trong bài viết của mình. Chữ "tôi" khiến người ta liên tưởng đến một ai đó đứng đắn, nghiêm túc lắm, mà cái hội 7x nhà Mông thì toàn người nhí nhố trên 4r thôi.

    Trích dẫn Gửi bởi yeuhanoi Xem bài viết
    Hồi xưa nhà gần phố Quán Thánh, phố này có khá nhiều hoa sữa, mùa hoa sữa tới những cánh hoa bông bông mỏng manh theo gió bay trong không gian. Ở phố tôi có mấy anh lớn dọa bọn trẻ con chúng tôi những thứ bay bay đấy là con điếc tai. Đứa nào để chui vào tai thì coi như là hỏng, thêm ông anh ở nhà cùng mấy chú lớn tuổi cũng nói vậy. Trẻ con ngây thơ thì tin lắm lắm, tin rồi thành ám ảnh cứ thấy hoa sữa bay bay là kêu ầm lên.
    Mình cũng một thời tin sái cổ mấy câu doạ dẫm kiểu như hoa sữa làm điếc tai, nuốt hạt thì cây mọc trong bụng...

    Yêu Bell của mẹ nhất


  8. #14
    Mông dân cực kỳ hèn hạ zĩn's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,028
    Thanks
    143
    Thanked 156 Times in 106 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Na chín Xem bài viết
    Chắc một phần vì giọng văn, một phần vì bác xưng "tôi" trong bài viết của mình. Chữ "tôi" khiến người ta liên tưởng đến một ai đó đứng đắn, nghiêm túc lắm, mà cái hội 7x nhà Mông thì toàn người nhí nhố trên 4r thôi.



    Mình cũng một thời tin sái cổ mấy câu doạ dẫm kiểu như hoa sữa làm điếc tai, nuốt hạt thì cây mọc trong bụng...
    bố em đợt bé ở Hàng điếu... em trc khi 5 tuổi cũng ở Hđ nhưng mờ cũng chưa bị dọa hoa sữa làm điếc tai bjo. CHỉ nhớ mỗi khi mùa thu hương dịu dịu bay lên bố lại bảo..Mùi hoa sữa đấy con ạ... EM thích lắm toàn chạy chơi ở cái nhà thờ Hàng điếu để bắt dc cơn gió mang cái mùi hương ấy mà ko dc.
    còn vụ nuốt hạt vào mọc cây thì... Bà em còn bảo nếu con ăn hạt nhỏ thì nó sẽ lên óc mọc cây trong đó. Ăn hạt to thì sẽ xuống bụng thành mầm luôn...
    Em còn nhớ cả tiếng kéo lách cách của bác bán nộm bò khô mà cứ mỗi chiều tầm 5 h lại thò cổ từ cái gác xép xuống để chờ bác đi qua .
    Cả tiếng "bép bép" từ cái còi của bác bán kèm... Hầy zaaaaaaaaaaa tôi nhớ cái nhà 58 Háng ĐIếu quá

    mây của trời cứ để gió cuốn đi...


  9. The Following User Says Thank You to zĩn For This Useful Post:

    yeuhanoi (23-06-2014)

  10. #15
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts
    Hồ Tây 20 năm trước chưa có nhiều nhà cao tầng như bây giờ, kiến trúc hiện đại nổi bật duy nhất ven hồ hồi đó chỉ có khách sạn Thắng Lợi mà thôi. Còn nhớ giai đoạn đó KS Hà Nội cao 11 tầng nằm bên hồ Giảng Võ chính là tòa nhà cao nhất ở Hà Nội, mãi sau này năm 96, 97 KS Daewoo ở Ngọc Khánh xây dựng xong thì đó mới là một trong những tòa nhà cao tầng hoành tráng nhất. Thời điểm hiện tại thì các tòa nhà cao tầng nhiều quá, nên thật khó nhớ, thật khó ấn tượng nữa rồi. Nói lại chuyện nhà cao tầng mới nhớ các bậc cha chú của mình ngày xưa nếu được phân nhà tập thể bao giờ cũng thích ở tầng cao cho thoáng, để rồi những năm kinh tế thị trường lại chép miệng than thở kèm chút luyến tiếc về cái "sự dại" của ngày xưa khi chứng kiến những hộ ở tầng một có nhiều cơ hội khai thác vị trí đắc địa để kinh doanh.

    Hồ Tây hồi đó phía xa xa không có những toà nhà cao tầng định vị không gian làm cho tầm mắt cũng như tâm tưởng tha hồ bay bổng. Sen Hồ Tây chưa trở thành thương hiệu, chưa được PR nên cũng bình dị như sen ở bao miền quê yên ả khác, trừ khu phố cổ và một số khu phố phụ cận còn lại chất làng quê của Hà Nội vẫn còn rõ lắm. Nhớ những hôm cả buổi trưa dưới nắng ngồi vẽ tả sen giữa đầm sen ngát hương ở chùa Phổ Linh, Phủ Tây Hồ; người đi hái sen thong thả chèo thúng vớt sen giữa đầm, người câu cá thong thả buông câu dưới bóng cây, cuộc sống trôi thật chậm. Sân chùa thơm ngát hương cau, hương ngâu, lối vào chùa nắng lung linh nhảy nhót. Tôi đã trải qua những giây phút như vậy, hòa trong cái không khí đó một cách tự nhiên mà không hề ý thức được rằng nó đã len lỏi vào tâm tưởng mình tự bao giờ.

    Có những hôm buổi trưa vắng quá, trên mặt nước chỉ thấy gọng vó lướt nhẹ, gió thổi xào xạc, con chim gì kêu nghe rất lạ tự nhiên bỗng thấy rờn rợn. Tôi nhớ đến câu chuyện của bác hàng xóm kể về một người ở trên Quảng Bá bơi lội rất giỏi nhưng một lần chủ quan đứng trên bờ nhảy xuống hồ bơi mà không biết rằng đúng chỗ nhảy có một cái cọc tre vót nhọn ai đó vô tình đóng xuống dưới hồ, cọc tre đâm lút ngực khiến người đó chết tại chỗ. Tự dưng không thấy yên tâm, vội vã thu dọn đồ vẽ lên xe đạp về.
    Last edited by yeuhanoi; 16-06-2014 at 04:00 PM.

  11. The Following 4 Users Say Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    Na chín (18-06-2014), thanhnc (16-06-2014), Thỏ béo (18-06-2014), zĩn (17-06-2014)

  12. #16
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts
    Trong những năm tháng thời gian trôi rất chậm ấy khi mà của cải vật chất thật hiếm hoi (tôi hơi lan man về khoảng thời gian những năm trước 90) cái xe đạp là một tài sản thật quí giá, hiện giờ nhà tôi vẫn còn giữ được một tờ giấy chứng nhận sở hữu xe đạp và đăng ký số xe. Tôi nhớ như in ánh mắt thất thần của bố tôi vào một ngày thật đen tối khi bố đi làm về và thông báo mất xe đạp. Bố kể lại rằng bố để xe đạp dưới sân, khóa lại cẩn thận rồi đi lên tầng 2 gặp bác sĩ để lấy thuốc khi quay xuống thì xe đã mất. Hồi đó nhà có 2 cái xe đạp, vậy là mất 1 cái, cái xe đạp tốt nhất, khung màu đồng bạc phếch. Không khí trong nhà nặng nề đến cả tháng trời vì chẳng biết bao giờ mới có thể mua lại được một chiếc xe đạp như vậy.
    Chiếc xe còn lại cũ kỹ cọc cạch đành phải đảm nhiệm phần việc của cái xe đã mất.
    Last edited by yeuhanoi; 18-06-2014 at 09:41 AM.

  13. The Following 5 Users Say Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    Casper_HN (17-06-2014), Cu Tuấn (17-06-2014), Mèo Mập Béo Ú (23-06-2014), Na chín (18-06-2014), zĩn (17-06-2014)

  14. #17
    Mông dân nghiableu's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    367
    Thanks
    97
    Thanked 227 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi yeuhanoi Xem bài viết
    Sau cái chuyến đi chả có gì để kể ấy nhưng mãi đi theo cả phần đời còn lại, khi đã có thời gian hơn, việc đi học thêm cho phép có nhiều thời gian đi lang thang hơn, tôi đã có rất nhiều chuyến đi lang thang ven Hồ Tây, mạn Phủ Tây Hồ, Quảng Bá. Có những dịp trong suốt cả mùa hè, tuần nào tôi cũng phải lên đó 1,2 lần. Cùng với một tấm bảng vẽ, lọ mầu gouache, và cái xe đạp cà tàng - cứ 6 giờ đạp lên Phủ Tây Hồ, chui rúc trong những bờ bụi, vẽ phong cảnh, vẽ sen. Tiếc là thời gian chẳng còn giữ được lại được sản phẩm của một thời nông nổi ấy.

    Hồi đó chùa Kim Liên chưa có tòa nhà Sheraton to đùng án ngữ phía trước khống chế toàn bộ không gian của nhà chùa. Vào những ngày thường từ trên đường đê đổ dốc xuống cái Tam Quan chùa ấy thật thú vị. Dừng xe trước Tam Quan ngay sát mặt nước hồ Tây có cái cảm giác về sự giao hòa giữa không gian và tâm linh rất khó diễn đạt.

    Vào trong chùa, chọn một góc đẹp rồi lấy đồ ra vẽ. Người trông chùa nếu có ra cũng chỉ nhắc nhở là giữ trật tự và vệ sinh. Còn lại là không gian của riêng mình.
    Đường Cách Mệnh thằng đầy tớ nào ký duyệt cái dự án Khách sạn Continental !
    LUÔN CÓ GÌ ĐÓ Ở MÃI TẬN NƠI XA TÍT NGOÀI KIA

  15. #18
    Mông dân cực kỳ hèn hạ zĩn's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,028
    Thanks
    143
    Thanked 156 Times in 106 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi yeuhanoi Xem bài viết
    Hồ Tây 20 năm trước chưa có nhiều nhà cao tầng như bây giờ, kiến trúc hiện đại nổi bật duy nhất ven hồ hồi đó chỉ có khách sạn Thắng Lợi mà thôi. Còn nhớ giai đoạn đó KS Hà Nội cao 11 tầng nằm bên hồ Giảng Võ chính là tòa nhà cao nhất ở Hà Nội, mãi sau này năm 96, 97 KS Daewoo ở Ngọc Khánh xây dựng xong thì đó mới là một trong những tòa nhà cao tầng hoành tráng nhất. Thời điểm hiện tại thì các tòa nhà cao tầng nhiều quá, nên thật khó nhớ, thật khó ấn tượng nữa rồi. Nói lại chuyện nhà cao tầng mới nhớ các bậc cha chú của mình ngày xưa nếu được phân nhà tập thể bao giờ cũng thích ở tầng cao cho thoáng, để rồi những năm kinh tế thị trường lại chép miệng than thở kèm chút luyến tiếc về cái "sự dại" của ngày xưa khi chứng kiến những hộ ở tầng một có nhiều cơ hội khai thác vị trí đắc địa để kinh doanh.

    Hồ Tây hồi đó phía xa xa không có những toà nhà cao tầng định vị không gian làm cho tầm mắt cũng như tâm tưởng tha hồ bay bổng. Sen Hồ Tây chưa trở thành thương hiệu, chưa được PR nên cũng bình dị như sen ở bao miền quê yên ả khác, trừ khu phố cổ và một số khu phố phụ cận còn lại chất làng quê của Hà Nội vẫn còn rõ lắm. Nhớ những hôm cả buổi trưa dưới nắng ngồi vẽ tả sen giữa đầm sen ngát hương ở chùa Phổ Linh, Phủ Tây Hồ; người đi hái sen thong thả chèo thúng vớt sen giữa đầm, người câu cá thong thả buông câu dưới bóng cây, cuộc sống trôi thật chậm. Sân chùa thơm ngát hương cau, hương ngâu, lối vào chùa nắng lung linh nhảy nhót. Tôi đã trải qua những giây phút như vậy, hòa trong cái không khí đó một cách tự nhiên mà không hề ý thức được rằng nó đã len lỏi vào tâm tưởng mình tự bao giờ.

    Có những hôm buổi trưa vắng quá, trên mặt nước chỉ thấy gọng vó lướt nhẹ, gió thổi xào xạc, con chim gì kêu nghe rất lạ tự nhiên bỗng thấy rờn rợn. Tôi nhớ đến câu chuyện của bác hàng xóm kể về một người ở trên Quảng Bá bơi lội rất giỏi nhưng một lần chủ quan đứng trên bờ nhảy xuống hồ bơi mà không biết rằng đúng chỗ nhảy có một cái cọc tre vót nhọn ai đó vô tình đóng xuống dưới hồ, cọc tre đâm lút ngực khiến người đó chết tại chỗ. Tự dưng không thấy yên tâm, vội vã thu dọn đồ vẽ lên xe đạp về.
    Đọc mà thấy mắt mình cay cay. Xúc động quá chứ ơi

    mây của trời cứ để gió cuốn đi...


  16. The Following User Says Thank You to zĩn For This Useful Post:

    yeuhanoi (23-06-2014)

  17. #19
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts
    Việc cái xe cũ hơn được đưa ra sử dụng để thay thế nhiệm vụ cho cái xe đã mất kéo theo khá nhiều việc. Trước hết là đem đi mạ lại vành, ghi đông, đùi đĩa; không phải vì hình thức mà đơn giản là để cái xe bền hơn. Bây giờ hỏng hóc chỉ việc thay thế bộ phận khác, thậm chí nếu không thích thì mua hẳn xe mới, nhưng hồi đó tiền mặt khan hiếm, hàng hóa cũng khan hiếm; bố tôi đi làm ở cơ quan trả lương bằng gạo, thực phẩm. Những bộ phận cần mạ tháo ra, rồi mang xuống nhà máy kim khí Hà Nội dưới khu vực Cầu Bươu, ở đó người ta nhận mạ kim loại, sau khi mạ xong, đôi vành cũ trở nên bóng bẩy như mới. Rồi lại nhờ ông cậu khéo chân khéo tay cân hộ cái vành xe đạp. Rồi tháo tháo, lắp lắp, sơn sơn phết phết, cái xe đạp cũ cuối cùng cũng trở thành mơi mới. Tuy nhiên tôi không thấy thích lắm vì so với những xe đạp mới như xe Thống Nhất, Viha, Lixeha thì trông nó cứ dài dại thế nào ấy.

    Thời đó ngoài những xe đạp do Nhà nước sản xuất như Thống Nhất, Viha, Lixeha thì còn có thể kể đến những cái tên xe đạp sau. Xe Peugeto, những xe này tôi đoán là còn sót lại từ thời Pháp - cái xe này nhìn rất thích vì có đề, đèn và cái bơm gá theo, hồi đó chưa có từ "đẳng cấp" nên với tôi những thứ phụ kiện xe đạp như vậy thật đặc biệt và rất đáng ngưỡng mộ; xe Phượng Hoàng, Vĩnh Cửu của Trung Quốc, dòng xe này có hai màu xanh rêu và cánh chả; một số xe đạp từ Sài Gòn mang ra không rõ tên hiệu, xe ESKA của Tiệp Khắc, xe Favourit của Ba Lan, một số dòng xe cuốc của Liên Xô, sau này có xe bãi Nhật, xe Mifa của Đức. Và tất nhiên với tôi cũng như hầu hết những người xung quanh tôi thời đó, xe đạp đương nhiên là để đạp, là phương tiện giao thông để đi lại, trừ các VĐV đua xe đạp là một thế giới khác còn tuyệt đối không hề có khái niệm về MTB, Touring, Trail, Fixgear.

    Tôi nhớ những năm 90, Hồng Nhung cô ca sĩ học trường Hoàng Diệu cùng trang lứa với ông anh trai tôi với cái răng khểnh rất duyên trở nên nổi tiếng với bài hát Papa. Lúc Hồng Nhung bắt đầu nổi tiếng còn nhớ có kẻ nào đó ác ý tung tin đồn là ca sĩ Hồng Nhung chết vì đi nhổ cái răng khểnh. Chương trình ca nhạc trước giao thừa năm 91, Hồng Nhung trẻ trung và nhí nhảnh xuất hiện trên tivi thong thả đạp cái xe Mifa trên đường, rồi xuống xe và hát bài Lời tỏ tình của mùa xuân. Sau này Hồng Nhung vào nam cũng rất thành công với nhiều ca khúc, lúc là cô Bống của nhạc Trịnh rồi trở thành Diva nhưng nghe Hồng Nhung hát tôi không còn tìm được cảm giác xúc động như ngày xưa nữa.

  18. The Following 7 Users Say Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    hung (23-06-2014), maht (25-06-2014), Na chín (18-06-2014), NHOCBEO (29-05-2015), thanhnc (19-06-2014), Yankumong (18-06-2014), zĩn (18-06-2014)

  19. #20
    Mông dân dự bị yeuhanoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Bài viết
    221
    Thanks
    26
    Thanked 143 Times in 61 Posts
    Mỗi khi hồi tưởng về quá khứ tôi cũng không hiểu tại sao ngày đó mình có thể nhớ được nhiều đến vậy, các bạn bè đồng trang lứa với tôi khi ngồi nhắc lại kỷ niệm xưa, về cái thời xa xôi ấy cứ nhớ nhớ quên quên, đôi lúc ngạc nhiên hoặc thậm chí không còn nhớ những gì đã xảy ra nữa, quá khứ với họ là một điều gì đó thật mơ hồ, hiện tại mới là điều đáng nói. Tôi cũng đủ tỉnh táo để nhận thức rằng không thể trách cứ ai đó về việc họ không nhớ nhiều về những gì mình đã trải qua khi còn trẻ, có chăng tôi quá nhạy cảm với những gì thuộc về ký ức mà thôi.

    Ngày đó hình như cả xã hội sống đơn giản, suy nghĩ đơn giản, cái gọi là giáo dục có vẻ khác với bây giờ lắm. Bố mẹ vất vả để nuôi các con nên sự quan tâm cũng không được nhiều. Tôi chỉ nhớ bố mẹ dậy một số điều như đi học là phải chăm chỉ, đi học mà thua bạn kém bè là nhục lắm phí cả công nuôi dạy của gia đình, nhớ không được chầu mồm (nghĩa là nhìn trẻ con nhà khác có cái gì ăn ngon thì dù có thèm đến chết cũng không được bày tỏ sự thèm đó), ăn cơm thì phải mời người lớn theo thứ tự từ trên xuống dưới. Và cách thức để thực hiện sự giáo dục đó là đe nẹt, là mắng thi thoảng cũng có tí đánh, nhẹ thì roi vào mông, nặng thì tát, cấu, véo. Nhìn sang những đứa đồng trang lứa với tôi ở khu phố cũng vậy. Có những nhà bố mẹ dữ tính tẩn con kinh lắm, nhìn phát sợ. Tôi đã từng chứng kiến ông hàng xóm làm nghề đạp xích lô trong cơn say rượu cầm cái điếu cày phang con trai tới tấp, xóm giềng có định nhảy vào can cũng khó vì lão này rất cùn. Hồi xưa có cảm giác như con cái sợ bố mẹ nhiều hơn bây giờ.

    Bây giờ nhìn lại những gì đã qua cũng thấy có cái được dạy đúng, có cái dạy sai, có cái áp đặt và có những điều mà người lớn thời đó nói với con trẻ nhưng bản thân họ chưa hẳn đã hiểu hết về những điều mà họ nói.

    Last edited by yeuhanoi; 23-06-2014 at 01:56 PM.

  20. The Following 7 Users Say Thank You to yeuhanoi For This Useful Post:

    Casper_HN (23-06-2014), maht (25-06-2014), Mộc miên (23-06-2014), Mèo Mập Béo Ú (23-06-2014), Na chín (23-06-2014), NHOCBEO (29-05-2015), zĩn (24-06-2014)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình