+ Trả lời Chủ đề
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2 3 4 5 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 46

Chủ đề: Chuyện phố tôi

  1. #1
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts

    Chuyện phố tôi



    Phố tôi be bé trong khu phố cũ Hà Nội…

    Ngày trước, lâu lâu rồi, khoảng cách giàu nghèo cũng lớn, nhưng không lớn đến cùng cực như bây giờ, thì cũng chả có chuyện để các bà các chị ngồi bàn, nhưng giờ thì khác… Phố tôi có một ngôi nhà nhỏ giữa phố, nghe nói cũng nguồn gốc tư sản thời Pháp, căn nhà vẫn giữ được nét xưa cũ, cái đặc biệt nhất là những con người trong đó.

    Bà cụ, giờ gần 90 rồi, vẫn cửa miệng những câu “Hỏi khí không phải…” “Mời bác lại nhà!”, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nhìn vào cũng thấy hồn phố phảng phất. Con trai cụ, làm bảo vệ một trường phổ thông trong quận, nghe nói cụ không cho đi làm xa vì anh con trai là con một, lại là trưởng họ, một dòng họ khá lớn ở đây. Hàng năm giỗ tổ họ, bắc rạp khách khứa kín nửa phố. Chị con dâu trẻ và xinh lắm, dịu dàng đằm thắm đúng kiểu con gái Hà Nội, giờ đã ngoài 50 rồi nhưng vẫn đẹp như Lê Khanh nếu không muốn nói có phần hơn. Trong nhà có hai cháu gái xinh xắn nhìn trong vắt như nước suối nguồn, một học Kinh tế năm cuối, một đang học 12.

    Nghe các bà ngoài phố thạo tin kể lại, thì chị con dâu trước làm Bộ Thương mại, sau tới những năm 90 mở cửa, chị xin ra ngoài lãnh đạo một HTX ô tô, làm ăn phát đạt lắm, từ đó kinh tế gia đình cũng ổn lên, giờ thì phải nói là ổn nhất nhì phố. Bà Trang bán nước ở phố đổ toẹt khay nước bẩn ra cống, miệng trề ra “Nhà đấy được cái mẽ quý tộc, chứ chả có con Lan chắc đói rã họng. Hão!”. Chị Lan là tên chị con dâu, người giờ là Tổng giám đốc cái HTX ngày xưa giờ thành Tổng Cty to đoành. Nhà 5 người, anh chồng đi làm bảo vệ ca kíp đi về thất thường, hai đứa con gái ngoan như trong truyện, ngày nào cũng quét dọn lau nhà lau cửa kính đi chợ. Nhìn thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là một gia đình của những năm 80 khó khăn của thế kỷ trước.

    Chị Lan, hàng ngày sách cặp đi làm, đi bộ ra chợ Hàng Da, nơi chiếc xe đợi sẵn ở đó, rồi đi. Chiều về, cũng tới đó chị xuống, cùng đứa con gái út, đi bộ về nhà, dù trời nắng mưa hay bão gió, trăm bữa như vậy. Nghe bà Trang bán nước kể, có hôm nửa đêm mới về, cũng đi bộ từ chợ, bà Trâm, bà mẹ chồng, không mở cửa cho vào, chị đứng cúi đầu bên cửa tới gần 1h sáng ông con trai trực bảo vệ về mới mở cửa cho vào… Thi thoảng chiều về sớm cùng con bé Linh, chị lại rẽ vào chợ, mua đồ ăn gì đó, về tự tay nấu cơm cho gia đình. Bà Trang bán nước ngay đối diện, rõ chuyện nhà chị có khi hơn cả người trong nhà, lại đổ khay nước khác, kể…

    Năm 95 gì đó, hồi đó đi ô tô là gớm ghê lắm, nhưng tịnh chị không bao giờ đi xe về đỗ cửa, một hôm bão về Hà Nội, chắc chị có việc về muộn, lại đang mang bầu đứa thứ hai, nên lái xe đưa về tận cửa, còn lấy ô che cho chị vào nhà. Bà Trâm ngồi phòng khách, nói bâng quơ “Chị quý tộc đã về đấy ạ! Chị có cần tôi rước chị vào phòng nữa không!” Từ đó, không bao giờ có lần thứ hai chị đi ô tô về cửa, đến tận bây giờ vẫn thế, bà Trang khẳng định như đinh đóng cột.
    Ông chồng đi làm bảo vệ, vẫn đạp cái xe Peogeot màu cá vàng từ ngày xưa, lúc nào cũng áo trắng bỏ trong quần, đi đứng từ tốn, chăm sóc vợ rất chu đáo, sáng nào ở nhà thì cũng dậy cầm cặp đưa vợ ra tận cửa, rồi vào ngồi đợi mẹ ăn sáng xong tự tay dọn dẹp mới làm gì thì làm. Hai đứa con gái thì hình như chả chơi với ai, hiếm lắm mới thấy bạn tới rủ đi học, còn sau giờ học là có mặt ở nhà…

    “Thế chả biết ở Cty thì chị này có ghê gớm không nhỉ”. “Làm gì có chuyện, hiền như Bụt, từ bảo vệ đến phó Tổng, đều yêu quý lắm. Ai cũng nói ra nói vào là thét ra lửa, quản lý cty tới gần nghìn người, mà về nhà răm rắp mới ghê”. Hóa ra chị xin cho cả con bà Trang bán nước đi học lái xe rồi vào làm lái xe hàng của Cty, lấy lương trừ dần vào học phí, nên bà này cứ như ma xó gì cũng biết.

    Cùng hàng phố, nên chén nước với cái kẹo lạc bà Trang chả lấy tiền, “Mày mua kẹo cho thằng cu Tai đi, coi như tao cho nó cái kẹo. Thằng chó, khôn khôn là!”

    Chả gì, ngay phố nhà mình cũng có chuyện hay để nghe, để học, để nhớ mình là Người Hà Nội…

  2. The Following 15 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    BlackCaffe (14-08-2013), camhap (16-08-2014), Dzung Redbull (18-08-2014), flamencol78 (24-07-2013), hung (06-08-2013), Kiu (15-11-2013), love2live (24-07-2013), Mouse7023 (24-07-2013), Mr_Bom (25-07-2013), Na chín (24-07-2013), thubeongotau (17-03-2014), traitimchumnho (24-07-2013), tuansaker9 (21-08-2014), tuyendv (25-08-2014), Yankumong (24-07-2013)

  3. #31
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    E… hèm!

    Xét về tứ khoái, thì ở phố dân tình đã bàn tán loạn về ăn, về ngủ, về cả đụ rồi (hoặc là bàn kín nên các bạn chả biết) nên giờ tôi muốn nói về đệ tứ khoái ở phố.

    Phố tôi bé tí, nằm nép cạnh phố Phùng Hưng to và dài, lại là một cái phố ngách nối từ chợ Hàng Da ra phố to, nên nhiều khi mọi người còn nghĩ nó là một cái ngõ thì đúng hơn. Trộm vía từ hai chục năm trước đã có kế hoạch xóa xí bệt ở khu Hoàn Kiếm, nên phố tôi và những khu phố bên cạnh chả còn cái nhà xí đầy giai thoại đó. Ngõ nhà tôi thì đi trước thời đại cả chục năm, từ đầu những năm 80 cơ. Chả là chú Đạt nhà trong ngõ, giàu phải nói là nhất phường, vào năm tôi nghỉ hè lớp một lên lớp hai, chú họp cả xóm lại đưa ra một quyết định mang tính cách mạng: Xóa bỏ cái xí bệt và xây 5 hộ 5 căn xí tự hoại hiện đại. Chi phí thì chú chịu ½, số còn lại thì 4 hộ chia nhau chịu. Để đảm bảo công bằng, sau đó tất cả sẽ rút thăm vị trí căn nhà sau của mình, kể cả chú, không có ngoại lệ, vì có căn to, căn bé, căn gần cửa, căn sâu…

    Nhắc lại, phải nói nó vẫn là một kỳ tích. Tôi phải nói là kỳ tích bởi có lẽ ngoài ngõ nhà tôi, thì may ra có các cơ quan mới có xí tự hoại. Nói không ngoa, trong tháng đầu tiên ngõ nhà tôi lần lượt tiếp đón bà con cả phường, thậm chí cả phường bên cạnh sang tham quan. “Sạch và mát như cái phòng khách!”, “To thế, ị cũng thích!”, “Thoáng đãng và không mùi, chả khác gì phòng ngủ!”… Ôi trời, chả còn gì không được mang ra so với cái nhà xí mới xây.

    Việc xây công trình cách mạng này diễn ra trong 1 tuần, và hoàn thành xong 1 tuần mới đưa vào sử dụng được, trong 2 tuần đó, chúng tôi 5 hộ tùy nghi di tản. Tất nhiên, vị trí tản cư ưa thích là chợ Hàng Da gần đó. Gọi là gần, thì nó cũng cách ngõ nhà tôi cả trăm mét. Thi thoảng, lại có người ở ngõ nhà tôi mặt mũi đăm chiêu, tay cầm tờ báo bước đi từ từ nhưng thiếu nét khoan thai, tiến về phía cổng chợ. Chả hiểu trong thời gian đó nhân khẩu của ngõ tôi có ai đọc Thủy Hử đến chương nói về Tào Tháo hay không, chứ bị lão đó rượt mà chạy ra tới chợ thì chắc… Rồi cái đận đó cũng qua, chúng tôi được hưởng đệ tứ khoái ở cái nhà xí được cả phường mơ ước.

    Nhưng không “có bát sứ tình phụ bát đàn”, một thời xí bệt hai ngăn lưu lại ấn tượng không thể nào quên. Tới giờ, bao nhiêu sự việc trong đời tôi cũng quên phần lớn, nhưng kỷ niệm về cái nhà xí ẩm thấp, tối tăm leo lét cái đèn dây tóc đỏ vẫn chễm chệ trong tâm trí tôi rõ mồn một.

    Ngõ có 5 hộ với khoảng hơn 30 nhân khẩu, có 4 viên gạch để trên hai cái lỗ trong trên nóc một cái bể hình vuông có bậc tam cấp bước lên. Nó ẩm ướt, bẩn thỉu, tối tăm và… nguy hiểm nên mãi tới khi lên lớp 1 tôi mới được bố mẹ dẫn vào thay cho việc chổng mông ngoài ngõ. Nhiều khi ngồi trong nhà vệ sinh sạch sẽ bóng loáng thơm tho để mà lướt FB hay chơi game chat chit, tôi lại nhớ cái căn phòng nhỏ không có góc nào sạch sẽ chứa đầy gián bay tung tóe đó… Ngày đầu mẹ dẫn tôi vào, tôi không giấu nổi… hồi hộp và sợ. Sau khi mẹ quyết định việc chổng mông ngoài ngõ là quá bất lịch sự, tôi phải làm quen với việc dò dẫm đi qua cánh cửa xám xịt mục nát chưa từng đóng mở được đó. Hic, chả hiểu đệ tứ khoái là cái gì, chứ nó phải là đệ nhất cực khổ và sợ hãi. Nhiều khi mơ ước của tôi chỉ là ị đánh phẹt một tràng trúng lỗ rồi mau chóng chui ra thôi. Trời ơi là cùng cực khổ đau khi mẹ mua cho rổ ổi, ngon tứa nước miếng cứ thế là gặm, để hôm sau ngồi vặn vẹo mà ngắm nhìn những con gián lột trắng toát lò dò đi lại quanh mình. Tôi cứ nghĩ tôi mà làm cách mạng, chỉ cần bắt được tôi rồi bắt ngồi chỗ này chừng 30’, thì xin lạy hương hồn ông cha đầy tinh thần bất khuất, con xin khai sạch ra để mà thoát khỏi cái chốn này. Những lúc đó, tôi căm thù làm sao mấy cái quả ổi!

    Luật bất thành văn, có cái luật này bởi cái bóng đèn ở đó ngoài việc sáng khi có người bật, thì thi thoảng, nó cũng tắt cho vui, hoặc điện đóm thời đó đâu có ổ định lúc mất thì là chính, có là phụ, nên trong đó tối mịt mù, cái luật khi vào tới cửa e hèm một cái, ai cũng biết. Nên tuy phòng có 2 lỗ cơ mà vẫn thấy có lúc có người đi lại ngoài sân tay cầm tờ báo nắm chặt trong tay như Trần Quốc Toản bóp cam, mắt nhìn lên trời mặt mũi đăng chiêu như xót xa cho nhân thế. Ấy là người lớn, chứ như tôi, cứ e hèm, rồi ngắm trời chịu không có thấu, là tôi xô vào, bất cần bên kia là ai, ông Phi trên gác, chú Đạt hay… chị Diệp. Phải nói là do biết vậy là sai trái, nhất là hôm chị Diệp cứ ú ớ khi tôi e hèm xong chạy xộc vào, cho dù chị e hèm cả chục cái ầm ĩ, nên tôi lần nào cũng không nhìn người cùng hưởng đệ tứ khoái cùng mình thế nào. Chị Diệp hồi tôi 6-7 tuổi mới 17-18 gì đó nên ngẫm lại, cũng thấy tội ghê. Nhưng xin thề là do biết lỗi là một, mà do trẻ con bé tí chả biết gì là hai, nên tôi chưa một lần dám nhìn chị khi vào đi ị cùng. Chắc cũng vì thế nên chị cũng bỏ quá cho cái lỗi e hèm của tôi. Một thời trẻ thơ trong vắt…

    Giờ thì có kể ra cũng chả đứa nhỏ nào tin có một thời như vậy, nhưng nó đã vậy và như vậy khá lâu. Duy có một điều tới bây giờ tôi vẫn thắc mắc thầm là trong 2 tuần cách mạng chuyển đổi nhà xí ấy, mọi người lớn làm thế nào để giải quyết vụ việc đệ tứ khoái vào đêm hôm nhỉ? Nhà ai cũng bé như lỗ mũi mà dăm bảy người ở chung, chợ Hàng Da thì đêm đóng cửa đồng nghĩa với việc vào đó đi vệ sinh là không thể. Tôi thì trẻ con chạy vút ra đường tàu ngồi nghe gió vi vút mà đệ tứ khoái, người lớn thì sao nhỉ?

    Thôi thì cứ coi đó là một bí mật không lời giải, một bí mật chả bao giờ quay lại như tuổi thơ của tôi một thời Hà Nội còn trong vắt…

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    flamencol78 (24-02-2014), Mộc miên (25-02-2014)

  5. #32
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Casper_HN Xem bài viết
    cái nhà xí ẩm thấp, tối tăm leo lét cái đèn dây tóc đỏ vẫn chễm chệ trong tâm trí tôi rõ mồn một.
    Cái hình ảnh này đúng là rất ám ảnh.

    Hồi xưa nhà em ở Cửa Bắc, chả phải phố cổ nhưng cũng vẫn có hình ảnh này...

    Đối diện nhà bên kia đường có 2 chị em cô chị hơn em một tuổi, còn cô em kém em một tuổi, trừ những ngày mưa gió và lạnh thì đều như vắt chanh cứ chổng mông trắng hếu sang bên cửa nhà em... Ôi một thời đã qua...

  6. The Following 3 Users Say Thank You to flamencol78 For This Useful Post:

    Casper_HN (25-02-2014), Mộc miên (25-02-2014), tuansaker9 (22-08-2014)

  7. #33
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Lá vàng dưới gót chân son

    Phố tôi nhỏ, nhỏ lắm, lại nằm không ở trục giao thông chính nên vỉa hè cũng bé tí, vậy là chả có cây bóng mát, vậy là mùa thu thì cứ nhìn lịch là biết chứ chả có thảm lá vàng lạo xạo dưới chân. Vậy nhưng từ nhỏ tôi đã để ý đến lá rụng, mọi chuyện từ ông Toát mà ra…

    Giờ thì ông ấy đã mất rồi, nên lời hứa tôi giữ từ thời trẻ con chắc ông ấy cũng chả cần tôi giữ mãi nữa. Ông “nghỉ hưu” với vợ từ trước khi đủ tuổi về hưu cả chục năm. Cả phố biết chuyện này cho dù ai trước mặt ông cũng ra vẻ không biết vợ ông vẫn tới cuối tuần là đi nhảy ở cái sàn nhảy cổ điển mà bây giờ là vườn hoa Nhà Chung, nhảy chả quan trọng lắm bằng việc bà thì vẫn còn “sức lao động” còn ông đã nghỉ rồi. Chuyện này không phải chuyện tôi đã hứa với ông, mà là chuyện khác.

    Trẻ con ngày xưa chả quan tâm đến người lớn lắm, nói đúng ra là thế giới của trẻ con ngày xưa rộng và dài hơn, điển hình như kiểu tôi học đến lớp 12 rồi nhưng vẫn chả coi mình có chút gì thuộc về quyền hạn tại thế giới này, thậm chí hồi đó tôi đã yêu một cô bé học lớp 10 và đã mấy lần ôm nhau dưới bóng tối rặng cây hoa sữa phố Phùng Hưng vắng hoe. Vậy nhưng tôi vẫn mặc nhiên nghĩ mình là trẻ con và mọi chuyện gì khác chuyện của trẻ con tôi đều chả quan tâm… Thế rồi tự nhiên tôi phải quan tâm đến chuyện người lớn theo một cách lãng xẹt. Tối hôm đó, như mọi khi, đứng gần cả buổi trong bóng tối, đường vắng tanh vì đây là đoạn phố đối diện với Nhà tang lễ Thành phố bây giờ, tuy ngày xưa chỉ là nơi làm thủ tục chứ không làm lễ tang tại chỗ này, nhưng nếu không phải là người sống gần đó chả ai lạc quan nghĩ rằng nơi đó không nguy hiểm và buổi tối, những năm 90 tối tăm với vài bóng đèn sợi đốt vàng vọt đung đưa trong gió, đến gần lúc về, sau khi muỗi đốt chân to như voi, tôi mới đánh liều ôm vào đôi bờ vai bên cạnh. Gớm, cái ngày xưa ngây ngô ấy, cả hai đứa cứ như là bị điện giật, trên người có bao nhiêu cái lỗ chân lông thì nổi bấy nhiêu cái gai ốc, chỉ mới ôm nhẹ vào vai nhau mà cả hai thở phì phò kéo bễ như tàu hỏa hơi nước hì hụi leo dốc cầu Long Biên ấy. Cả hai cứ đứng im trong bóng tối như vậy để mà cảm nhận cái trống đập thình thịch trong ngực trái, để mà cảm nhận cái cảm giác vừa sợ vừa tò mò khi đụng chạm khác giới… im lặng… cứng đờ… Gớm! Bây giờ thì bọn trẻ chúng nó lại chả thò tay thò chân khắp nơi hoặc hùng hổ hơn nhiều, cơ mà ngày xưa nó là vậy, ngây ngô và đẹp đẽ lắm. Phải nói thêm, tôi cực nhát nên việc học lớp 12 có bạn gái là điều chả ai tin, đến tôi còn chả tin, cơ mà điều này là bí mật của cả hai đứa, chắc kéo dài đến tận cuối đời…

    Lạc đề xa quá, túm lại là đang ôm nhau, đang run như cầy sấy thì thấy một ông đi đến. Ối cha mẹ ôi, vậy là tôi chết, mải mê run chả để ý, ông ấy đến gần quá rồi, chúng tôi buông nhau ra, đứng nghiêm như hai đứa học sinh bị phạt đứng góc lớp. Ông ấy mà mách bố mẹ tôi thì tôi chắc sẽ bị treo tạm lên hiên 1 tuần xem có gì lạ. Ông Toát, ông nhìn tôi cười nhẹ và đi qua, lúi húi tìm gì đó cho vào cái túi nilon, rồi đi tiếp, rồi lại lúi húi. Bao nhiêu cảm giác giới tính rồi ôm ấp run rẩy biến đi đâu tiệt, tôi sắp chết rồi, ông ấy về mách bố mẹ tôi và tôi sẽ chết bên hiên vì bố tôi sau khi treo tôi lên, cho cái roi mây vàng bóng trên tường reo vun vút trong gió trước khi đập ten tét một cách vui vẻ vào tấm thân còm cõi của tôi, rồi bố tôi sẽ bỏ quên tôi chết khô ở đó vì cái tội này… Chúng tôi chia tay về trong lo lắng, hứa hẹn kiếp sau sẽ lại đến đây ôm nhau nếu không may tôi thành cái xác chết treo khô…

    Một ngày, rồi một tuần… có vẻ số tôi chưa chết vì không thấy ông Toát rẽ và ngõ nhà tôi cho dù ngày nào cũng đôi lần đi làm và về lượn qua, ông cứ nhìn thấy tôi là toét mắt cười đầy vẻ bí mật riêng tư. Tôi quyết định đánh liều gặp ông ấy trước…

    “Bác Toát ơi! Hôm đó…” – “Hôm đó nào thế? Cháu ăn nộm không?”. Haizzz! Sao lại là hàng nộm vỉa hè Nguyễn Văn Tố cơ chứ, sao lại đúng lúc đi học về đang đói cơ chứ… “Dạ…”. Ông nháy mắt và chúng tôi ăn đĩa nộm với câu chuyện về tôi, việc học hành và tuyệt nhiên không có chuyện liên quan đến tối đó. Lúc về, ông nói “sẽ có việc nhờ cháu giúp bác, nhưng phải bí mật đấy”, tất nhiên tôi nhận lời. Hì hì, vậy là ông cần đổi một bí mật lấy một bí mật, dù có ngố đến đâu tôi cũng hiểu điều này.

    Tối thứ năm vợ ông đi nhảy, ông và vợ không có con, ông hẹn tôi sang nhà. Căn nhà gọn gàng quá mức đối với một căn hộ phố cổ bé tí hin. Mãi sau này tôi mới hiểu, nó gọn gàng bởi hai ông bà không có con, không có trẻ con thì vật dụng cũng đâu có gì nhiều và đâu cần phải bừa bãi! Câu chuyện của ông đại ý nói về người bạn thời chống Mỹ đã mất và đứa con gái duy nhất còn lại của người bạn đó đang sống với dì bên phố Lý Nam Đế. Câu chuyện tôi không để ý lắm, nhưng cuối cùng ông nhờ tôi chuyển một quyển sổ đến cho cô. Quyển sổ đầy những chiếc lá cây hoa sữa khô, những chùm hoa sữa, những bông hoa sữa rụng hay những xơ hoa xữa lòe xòe như những túm bông vàng. Quyển sổ rất đẹp, nồng nàn mùi hoa sữa, mùi của mùa Thu. Tôi đã không giữ lời hứa khi mở cuốn sổ ra đọc, ở tờ cuối cùng có dòng chữ “Mãi chờ em ở cuối thu…”. Cánh cửa đóng sầm sát mũi tôi và quyển sổ bay xuống cống, tôi thoáng thấy một bóng người vụt chạy trong bóng tối của hàng xà cừ. Từ đó tôi và ông Toát kiểu như hết nợ, ông và tôi gặp nhau cứ như cũ, lướt qua không quen biết. Tôi lại lò dò lại hàng hoa sữa cũ để mọc gai ốc với cô bé lớp 10 đến tận lúc chia tay và thi thoảng vẫn gặp ông Toát đi qua…

    Mười bảy năm sau tôi lấy vợ, tất nhiên không phải cô bé “nổi gai ốc” ngày xưa. Vợ ông Toát mất trước đó 2 năm trong một tai nạn ô tô khi trên đường cùng CLB khiêu vũ Cổ điển đi giao lưu ở Đồ Sơn, ông ốm liệt giường với bệnh ung thư xương giai đoạn cuối, chỉ có mấy bà con họ hàng ở quê lên chăm sóc. Tôi đi trăng mật về và được người bà con ấy gọi nói “ông Toát có việc nhờ cậu, cậu sang với ông ấy chút nhé!”

    Ông không còn nói được nhiều, khi còn ông và tôi ông đưa cho tôi cuốn nhật ký của mình và cố gắng truyền đạt lại vì giọng đã rất khó nghe. Ông đã yêu, yêu thật sự ở cái tuổi ngoài 50 ngày đó. Cô gái đó là con của người yêu thời trẻ của ông, khi ông đi bộ đội thì ở nhà người yêu đi lấy chồng, ông về thì cả hai vợ chồng đều đã mất còn mỗi cô con gái giống bà ấy từng chi tiết. Ông yêu tuyệt vọng, ông tự thấy là điên rồ nhưng không thể cưỡng nổi mình… Ông xin tôi cầm cuốn nhật ký và nếu có thể hãy trao lại cho cô gái. Và đến giờ đã 7 năm trôi qua, tôi chưa biết có nên thực hiện lời trăn trối của ông không…

    Ông vẫn còn nam tính, nhiều lắm nhưng vợ ông thì vô sinh, bà hay cáu bẳn cũng vì chẳng có con, ông yêu vợ vô cùng cho đến khi gặp mặt cô gái. Chuyện tình của ông và mẹ cô gái cũng ở dưới tán lá cây hoa sữa và chia tay khi ông đi bộ đội cũng vào mùa thu, ông không cưỡng lại nổi cảm xúc khi nhìn thấy cô gái và chỉ vài lần gặp cô cũng nhận ra, xa lánh ông. Ông hàng đêm thủ dâm với những cái lá hoa sữa, với hình ảnh của đứa con gái người yêu cũ và lạnh nhạt với vợ, họ như hai thực thể sống bám vào cuộc đời này bởi một nhu cầu chung là sống qua ngày. Bà kinh tởm ông còn ông lãnh đạm với cuộc đời… Cuốn nhật ký đầy trăn trở và bế tắc cuộc sống, tôi không đọc hết vì nó quá tiêu cực và không có lối thoát, tôi tự cho mình cái quyền không thực hiện lời trăn trối của ông.

    Thu nữa lại về với phố, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ để cái gì làm vẩn đục mùa Thu, không có gì được phép làm tầm thường hoa sữa phố… Xin lỗi bác, cháu làm điều này cũng như bác, vì một tình yêu, tình yêu với phố Thu, với hương hoa sữa…

    Thu nữa lại về bên phố
    Cho lá vàng lạo xạo dưới chân son…

    Hà Nội, 16/08/2014
    (Viết tặng cho mối tình câm lặng và bế tắc)

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    dangman (16-08-2014), Na chín (28-08-2014), tuansaker9 (22-08-2014)

  9. #34
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Ông Liêm "Sở"

    Giao thừa với rất nhiều người dân phố cũ chúng tôi là một cái gì đó thiêng liêng lắm. Có gia đình có thói quen là sau bữa cơm là tập trung cả nhà lớn bé già trẻ đi ra hồ Gươm đón năm mới. Gia đình tôi cũng vậy, từ nhỏ đã có thói quen chờ đợi tới tối giao thừa để tập trung cả nhà, để ra hồ chơi. Một ngày hội thật sự, ở đó đi một vòng quanh hồ chúng tôi gặp bao nhiêu người, có những người quen mà lần gặp trước chính là giao thừa năm ngoái cho dù nhà cách nhau dăm bước chân thôi…

    Ông Liêm bỏ nhà đi, một chuyện tày trời với thông tấn xã phố tôi.

    Ông Liêm nhà đầu phố bên số chẵn. Cái phố khuất nhà tôi chả có ai kinh doanh được mặt tiền ngoài nhà ông cả. Các con ông lớn lên có gia đình riêng ở nơi khác cả, còn hai vợ chồng sống trong góc nhỏ trong cùng, nhà ông 2 mặt phố chia ra làm 3 khúc cho thuê bán máy bơm, sửa xe máy và bán hàng cơm. Nói về kinh tế thì quả là dư giả lắm, tất nhiên không đến mức giàu có nhưng chi tiêu chắc cũng chả phải nhíu mày nhiều. Bà Liêm hiền lành tốt tính, dáng người nhỏ nhắn, lúc nào cũng điềm đạm niềm nở, ông Liêm thì lúc nào cũng bóng bẩy, trai lơ. Mà không phải tự nhiên còn được bà con hàng phố gọi là Liêm “Sở”, ông gần như công khai qua lại với các cô bồ, cô lớn tuổi nhất cũng kém ông tới 20 tuổi. Hà Nội nói cho cùng cũng to hơn cái lỗ mũi một tí, bằng một cái làng to to thôi, nên chả cái gì giấu mãi được, việc ông tay trong tay cô này, ngồi café với cô kia, ra vào nhà nghỉ với cô nọ quen thuộc đến nỗi chả ai bàn tán làm gì nữa.

    Đột nhiên có tin ông bỏ nhà đi.

    Lần cuối tôi gặp ông cũng là vào đêm giao thừa, như hàng chục đêm giao thừa khác tôi cũng gặp ông ở trên Hồ. Chỉ có điều là cả chục lần tôi không lần nào gặp ông đi lặp lại với một người, luôn là một cô khác ở bên ông, hoặc là tươi cười ngả ngớn, hoặc là nghiêm túc đoan trang, hoặc là trẻ măng như vừa rời ghế nhà trường hay già như bà Liêm lủi thủi ở nhà… Năm rồi tôi gặp ông giao thừa, ông ngồi một mình ở Lục Thủy Café, một chỗ ngồi mà phải đặt trước từ lâu với giá không rẻ. Tôi đang mải lúi húi chụp ảnh cho vợ con và con bé cháu thì nhìn thấy ông, một mình. Ông vẫy tay, tôi lại chào hỏi vì tuy chả thân thiết gì với ông nhưng tôi với ông có một điểm chung là chụp ảnh. Thời tôi còn bé tí thì ông đã kiếm tiền không ít ở hàng phố với cái máy ảnh của ông, hình như ước mơ được lưu lại những hình ảnh của tôi cũng một phần có từ ông. Những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh của tôi có được là từ ông, theo một cách truyền đạt rất ngắn gọn và dễ hiểu. Rồi sau đó tôi lại có cơ hội dạy lại ông về máy ảnh số, về máy tính, hậu kỳ…

    “Bàn rộng, chúng mày ngồi đây với tao. Tẹo nữa tao đi thì giữ bàn mà ngồi đón giao thừa, đỡ phí chỗ”
    Chúng tôi ngồi với ông, một lúc thì mấy đứa nhỏ đòi kem, vợ tôi dẫn chúng ra Thủy Tạ, còn lại tôi với ông.
    “Năm nay cháu thấy ông một mình, hơi lạ nhé!” – tôi thủng thẳng nửa đùa nửa thật.
    Như được khơi dòng, câu chuyện của ông trào ra với tôi, như kiểu ông chưa từng được nói chuyện với ai.

    Kỳ lạ và khó tin là ông với bà rất hạnh phúc, bà chấp nhận chuyện ông “vui vẻ” chỗ này chỗ nọ như việc tất nhiên của đàn ông. Bà chiều chuộng ông như một ông hoàng trong nhà, đổi lại ông chỉ cần chưa chán bà là được. Tôi thấy ông rơm rớm nước mắt khi nói về điều này. Theo ông, việc ông ngoại tình nó như là duyên trời định, ông rất “thính” với các cô có thể ngoại tình được.
    “Mày có tin được không, tao đi trên đường tao thường không bao giờ nhìn ai, nhưng bỗng nhiên có cái gì đó thôi thúc, tao nhìn theo là y như rằng thấy một cô nào đó rất đẹp. Kiều như tao thấy mùi động đực của con cái vậy, và hầu như trước nay tao vẫn đều thành công”
    Thành công như ông nói nghĩa là bồ bịch, với các cô lớn tuổi thì ông trầm tư chín chắc và nghiêm cẩn mực thước, ông chinh phục bằng sự kính trọng từ các cô, các cô trẻ măng thì tài chụp ảnh, đàn ghi ta với giọng trầm đục đầy ma lực của ông khiến các cô ngã vào vòng tay ông lúc nào không biết… Với kinh nghiệm dạn dày với gái đẹp, với phụ nữ và với năng khiếu của một cựu nhà báo của báo Điện Ảnh, ông chưa từng thua cuộc hoặc khó khăn trong cuộc chinh phạt nào, trừ lần này.
    Cô gái để ông ngồi một mình tối giao thừa là một cô phóng viên báo VOV, có vấn đề về gia đình nhà chồng. Ông giở ảnh trong máy ra cho tôi xem, hình ảnh một cô gái nhỏ nhắn và cương nghị, làn môi khép chặt quyết đoán, trông rất bình thường nhưng toát lên sự quyến rũ khó cưỡng. Tôi còn cảm thấy rung động ngay khi nhìn ảnh nói gì đến ông. Ông gặp cô từ mùa hè trong một lần lang thang chụp ảnh, rồi làm quen, rồi hẹn hò café chia sẻ đủ thứ. Ông giở không thiếu một bài vở nào, nhưng câu trả lời cuối cùng của cô vẫn là đã có gia đình rồi, dù không hạnh phúc nhưng không bao giờ phản bội. Ông chọn bàn café này như lá bài cuối, cô không đến hẹn mà ở nhà đón giao thừa một mình vì con về gia đình bên nội, cô ở một mình vào đêm giao thừa cho dù đã ly thân rất lâu.
    “Ngồi đây mà đón giao thừa nhé, tao đi đây!” – ông quày quả bỏ đi.

    Đó là lần gần nhất tôi gặp ông. Tin ông bỏ nhà đi mãi tận mấy tháng sau mới có người biết vì bà Liêm chả nói với ai cả, cứ âm thầm đi về như mọi khi. Các chủ thuê cửa hàng nhà ông đến hạn trả tiền gọi điện tìm ông không được mới phát tin ra vì trước nay ông quản lý cả tiền nong chứ không phải bà Liêm. Ông bỏ đi đã đến nay đã 3 tháng rồi.
    “Cái bà này cũng lạ” – cô Trang hàng nước nói – “Mọi người hỏi thăm rất lo lắng thì bà ấy cứ thản nhiên bảo, ông ấy thích đi đâu vài bữa cho khuây khỏa thì đi ấy mà, chắc lại có chuyện gì đó buồn thôi, rồi đi chán hết tiền lại về ấy mà”

    Tôi bỗng thấy bà Liêm giống cô bồ hụt của ông Liêm kinh khủng, cũng dáng người nhỏ nhắn nhưng cương quyết, cũng làn môi mỏng mím chặt, tác phong thư thái và một sự chung thủy đến tận cùng.
    Khổ thân ông Liêm, sau bao nhiêu năm bay lượn kiếm tìm hạnh phúc bên ngoài thì mới thấy hạnh phúc ông khát khao nhất chính là thứ ông đang có ở nhà, trong con người nhỏ bé có làn môi mím chặt như người mà ông thất bại khi chinh phục. Tôi tin là chả mấy ông lại về với bà thôi, có lẽ năm nay đi đón giao thừa, tôi sẽ lại gặp ông ngồi ở Lục Thủy Café với một người có dáng nhỏ nhắn nhưng cương quyết mà hàng phố chúng tôi hay gọi là bà Liêm…

    Thế nhé, hẹn Giao thừa.

    Hà Nội chớm Thu 2014

  10. The Following 4 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    flamencol78 (21-08-2014), Na chín (28-08-2014), tuansaker9 (22-08-2014), tuyendv (25-08-2014)

  11. #35
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Nhà ông bà ngoại tôi ở phố Hàng Cân, cả phố vỉa hè bé tí, thế nào có mỗi chỗ lõm vào vỉa hè to tướng thì nhà ông bà tôi nằm giữa đoạn đó. Mỗi khi sáng Mùng Một cả họ ngoại tập trung về, người lớn tha hồ để xe, trẻ con tha hồ chạy chơi. Ấy là ngày xưa thôi, bây giờ thì trẻ con chả chạy chơi nữa và người lớn đi toàn xe máy với ô tô thì có để xe vào mắt. Ông ngoại tôi cũng mất mấy năm rồi, bà ngoại thì ốm liệt từ dạo đó, ngôi nhà cũng thay đổi nhiều lắm…

    Có mỗi nhà chị Hạ là vẫn thế, chị cũng vẫn vậy…

    Những ngôi nhà cũ trong lòng phố đa phần là nhà ống, thường chia làm 3 phần, phần ngoài, sân, phần giữa và sân trong. Đó là ngày xưa, ngày cái thằng tôi còn bé, giờ thì phần sân giữa còn có bằng cái chiếu con vì mấy nhà chia nhau làm khu phụ cả, có mỗi phần sân cuối nhà vẫn thế, vì đó là khu nhà vệ sinh, nói đúng hơn là xí xổm. Nhưng nó cũng đã được đổi thành tự hoại từ lâu rồi, từ hồi có chươn trình hỗ trợ xóa xí xổm ở quận Hoàn Kiếm. Phía trên khu vệ sinh có một căn nhà bé tí nhô ra, đâu đó khoảng chục mét vuông. Căn nhà bằng gỗ tọa lạc trên một loạt giá sắt chôn vào tường. Mái nhọn đưa lên cao hơn cả tường ngăn với lưng nhà bên phố Thuốc Bắc, cầu thang cũng bằng gỗ nằm trên các thanh sắt chôn vào tường. Hồi bé mỗi lần đi ị, tôi chạy vào và luôn nghĩ căn nhà là ngôi nhà là căn nhà của mụ phù thủy, nhọn hắt đứng trên một cái chân gà…

    Ngày còn nhỏ, tôi nghe phong phanh là ông bà cho chị ở nhờ, đổi lại chị thường xuyên dọn dẹp khu xí xổm ấy. Mà chị không dọn thì chính chị chịu mùi chứ ai, nên nói thật lòng trong cuộc đời gắn với phố của tôi, tôi chưa từng bao giờ thấy khu xí xổm nào… đẹp như xí xổm nhà ông bà ngoại tôi, lúc nào cũng sạc sẽ trắng bóc, các tờ giấy báo ngăn nắp xếp trên cái kệ được đóng đinh vào tường, cục bê tông tròn có tay cầm là một khúc tre bóng lộn, chum nước với cái gáo dừa úp gọn gàng phía trên, cũng bóng lộn sạch sẽ. Thế nên tôi rất thích đi ị mỗi khi lên ông bà ngoại chơi, duy chỉ có điều rất ít khi gặp chị vì hình như chị đi làm ở công ty công viên cây xanh gì đó, chị luôn nhận làm thêm. Hàng ngày chị dậy từ sớm, đạp xe lên Voi Phục, việc của chị là cắt tỉa cây, hoa ở vườn hoa ven đường Kim Mã…

    Lớn lên, tôi cũng ít chạy chơi trên ông bà ngoại, nhất là từ khi cậu bán bớt một phần nhà để trả nợ đậy cho thằng con phá hoại, thì khu nhà còn lại tí tẹo, chật chội, nên có việc lượn qua là tôi đi ngay. Hôm qua, con em ông cậu mới đi nước ngoài về, tôi mới ở lại chơi nói dăm câu chuyện cũ, tự nhiên buồn ị, tôi đi vào và tự hỏi không biết cái nhà phù thủy còn đó không?

    Nó vẫn còn nguyên đó, hình dáng vẫn như vậy, duy chỉ khác là các vật liệu đã mới hơn, mái tôn cách nhiệt, tường gỗ dán giấy ngoài, cầu thang gỗ bóng lộn. Văng vẳng có tiếng trẻ con khóc và lời ru ầu ơ. Tôi ngồi ị mà lòng như trở lại ngày xưa…

    “Hạ nó tốt tính, mấy cậu cũng có ý qua lại nhưng không hiểu sao nó không ưng ý, cứ đi về như cái bóng. Đầu năm nó đi làm sớm, nhặt được đứa bé vừa sinh bị gói trong túi nilon vứt ở cạnh hồ chỗ nó cắt cỏ, nó xin về nuôi…” – mợ tôi thủng thẳng – “thôi thì cũng tốt cho nó, đỡ đơn độc về sau”. Tôi tò mò, và đi tìm cậu để hỏi thêm. Hóa ra câu chuyện thật khó mà tưởng tượng…

    Chị là con gái thứ 3 của một gia đình làm dép ngõ Thanh Hà cạnh chợ Bắc Qua. Kể ra cũng thuộc hàng giàu có, nhưng không hiểu sao cuối cùng lại yêu anh đạp xích lô chuyên đưa hàng dép cho nhà chị. Bố mẹ cấm, rồi đuổi ra khỏi nhà, chị về ở với anh bên căn nhà lụp xụp nhảy dù ngoài bãi Phúc Tân, gia đình chị làm đơn từ con, nghe nói đêm nào chị cũng hướng về phía nhà vái lạy nhưng nhất định chung tình. Bố chị làm Chỉ huy quân sự phường, nên anh bị gọi đi bộ đội cho dù chỉ có tạm trú tại phường. Năm 79, anh mất ở Hà Giang trong chiến dịch biên giới, chị phát điên đi lang thang. Mẹ chị xót con thuê người bắt chị về mang sang bệnh viện tâm thần Sài Đồng chữa. Khi bệnh tình thuyên giảm, mẹ chị xin cho chị một chân làm cắt cỏ tỉa cây, rồi xin với bạn hàng là ông bà ngoại tôi dựng ngôi nhà trong sân cuối cho chị ở nhờ. Chị năm nay cũng đã gần 60 rồi, nhưng ai trong nhà tôi cũng gọi là chị Hạ. Chị có dáng đi rất khổ, cứ líu ríu, mặt luôn cúi xuống, giọng nói thoảng như gió, bao năm nay tôi cũng chưa lần nào nhìn rõ mặt chị.

    “Cậu Long đấy à! Lâu lắm không thấy cậu lên đây chơi, vợ con thế nào rồi?”
    Tôi giật mình, đang đứng cửa nghĩ vẩn vơ về chị.
    “Dạ, em giờ một vợ một con rồi, lâu không gặp, chị sao rồi?”
    Chị nói rõ ràng, không còn thoảng như gió nữa, mắt cũng nhìn thẳng, dáng đi cũng khoan thai hơn trước. Ánh mắt long lanh, chị kể về con Sâu con chị. Tôi mừng cho chị, cuộc đời hóa ra cũng vẫn mở ra con đường cho chị, hạnh phúc đơn giản nhưng cũng đủ đong đầy một kiếp người lận đận.
    “Sâu nó khóc rồi, chị lên nhà đã, lần sau gặp nói chuyện nhé. Lên đây chơi nhớ vào nhà chị”
    Tôi chưa bao giờ trèo lên ngôi nhà phù thủy ấy, nhưng lần tới tôi sẽ lên, xem hạnh phúc nó thể hiện đơn giản đến thế nào trong một ngôi nhà chênh vênh treo trên tường khu vệ sinh cuối ngõ ấy.

    Chuyện phố nó cứ tự nhiên như thế, bao nhiêu năm vẫn thế.

    Hà Nội cuối hè 2014

  12. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

  13. #36
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Học

    Giờ đây nạn thờ ơ với đồng loại, với thị phi của người dân lên rất cao. Chúng ta có thể thấy nhan nhản cảnh những người bị cướp đồ đơn độc giữa đám đông thờ ơ, những người bị tai nạn nằm trơ khấc giữa đám người đi lại…
    Cô Linh Xa, tên cô lạ thế bởi đó chả phải là tên của cô, cô là người Đức, tên cô là Linda thì phải, nhưng cái cô Diệp hay chuyện phố tôi cứ thản nhiên gọi là Linh Xa, sau vì thuận miệng, và chính cô cũng sẽ đáp lời khi có ai gọi cô như vậy, thế nên mọi người và cô đều mặc nhiên công nhận, tên cô là Linh Xa. Nghe riết thành quen, giờ không biết cô thì thấy thế nào, chứ chúng tôi hàng phố nói chung, lại còn cho rằng cái tên đó rất chi là hay. Thậm chí, con bé con bà Mịch ăn chơi tứ xứ rồi có đứa con mà chả biết thằng cha nó là ai, khi sinh ra cặp sinh đôi kháu khỉnh, đặt luôn tên một đứa là Linh, một đứa là Xa. Thằng Linh và con Xa. Nó giữ lại cặp song thai và sinh ra hai đứa nhỏ đẹp như thiên thần cũng là nhờ công lớn của cô Linh Xa, cô như con gà mẹ bảo vệ nó trước mọi búa rìu dư luận, cô chăm chút nó kể cả khi bà Mịch đuổi cổ nó ra ngoài ngõ… Mọi chuyện trở lại êm đẹp, nó để con nó gọi bà Mịch là bà ngoại, cô Linh Xa là bà nội. Cả phố tôi đón nhận hai thành viên mới đầy ấm áp như nó vốn có đủ cả cha lẫn mẹ và mẹ nó vốn là không phải một con bé giang hồ.
    Nhưng đó là chuyện bây giờ, ngày trước, khi cô Linh Xa mới đến phố tôi, ở căn nhà thuê trên tầng áp mái của cô Hải giáo viên trường Thăng Long, lúc đó tôi mới hơn mười tuổi. Phố tôi ngày đó vắng hoe hoắt, cho dù bây giờ vẫn vắng nhưng phải nói là ngày xưa nó quá vắng ấy chứ. Giờ nghỉ trưa hay chập tối là ngoài đường chỉ còn mấy con chim sẻ chí chóe kiếm ăn hoặc chiều thì có mỗi đám dơi lượn trên những cái chao đèn vàng bắt muỗi, còn dưới đất thì mấy con mèo già tập tễnh đòi bắt lũ chuột cống đen to như bắp ngô mười nghìn bây giờ ấy. Phố tôi nối với phố Phùng Hưng ngay đoạn gần Nhà tang lễ Thành phố, phía bên kia đường thì là đường tàu hỏa nên vắng lắm. Đoạn đường tàu hỏa này hay thấp thoáng những bóng người không biết làm gì, tụ tập nhiều thành phần bất hảo, mấy cái mẹt bán quần áo cũ mà ai cũng biết là đồ ăn cắp ngồi cả ở đấy. Những năm 80, quần áo cũ cũng là một món ra tiền, những cái áo khoác lông của Đức thì thậm chí có thể đổi vài cái áo lấy một ngôi nhà nhỏ ngoại ô.

    Thế nên thi thoảng lại có người chạy vụt qua phố tôi, thi thoảng lại có tiếng kêu la trộm cướp. Nói chung, cứ tối đến là dân phố tôi “lên chuồng” cả, để lại thị phi ngoài cửa. Hôm đó tôi đang rửa bát (nhà không có con gái là một sai lầm của quan điểm trọng nam khinh nữ, vì nhà tôi có tôi là con trai, em trai còn nhỏ nên tôi phải rửa bát, nếu có em gái thì nó đã giành lấy rửa cho từ lâu rồi) thì nghe tiếng loảng xoảng ngoài đường, rồi tiếng phụ nữ la hét… chắc lại trộm cắp gì đây, mẹ tôi cẩn thận nhìn ra sân lừ mắt cấm tôi ra cổng. Rồi lúc sau có cả tiếng hét giọng lơ lớ của cô Linh Xa. Tôi chạy ra, tay vẫn cầm cái cạp lồng đang rửa dở. Ngay ngã ba Phùng Hưng, hai người phụ nữ đang giằng co với hai thằng đàn ông, một trong hai người phụ nữ là cô Linh Xa. Người lớn như mọi khi, ở trong nhà cả, chỉ có lũ trẻ chúng tôi chạy đến. Thẳng Hải, thằng láo nhất phố chuyên bắt nạt bọn nhỏ hơn cũng lao vào giằng lại cái xe đạp, lũ chúng tôi không ai bảo ai, chả sợ gì nữa lao vào hét ầm ĩ và giằng co, tôi tay cầm cạp lồng nhôm đập túi bụi và bị ăn một đá lăn xuống cống. Các cánh cửa bật mở, người lớn tràn ra phố xúm lại tóm gọn hai thằng ăn cướp. Tôi nhớ mãi cô Linh Xa đã khóc, khóc rất nhiều, cô nói cũng rất nhiều nhưng không ai hiểu cả, người lớn đều cúi đầu…

    Từ hôm sau, cô Linh Xa mang một cái bàn ra gần ngã tư ngồi mỗi tối, cô đọc sách, cô kéo cả dây điện từ nhà ông Liêm ra để bật cái đèn đọc sách sáng trưng. Cô mua đóng hai cái gôn tôm cho bọn tôi đá bóng, vì phố vắng lắm, chúng tôi đá dưới đường. Cô để sẵn rất nhiều kẹo để cho bọn trẻ con. Mùa hè Mexico86, Argentina vô địch thế giới với cánh tay của Maradona và Gary Lineker là vua phá lưới là chúng tôi xem bằng cái tivi của cô mang ra phố. Kể ra thế là sai luật, nhưng cô là người nước ngoài nên các chú công an cũng chả nói gì. Trẻ con ra đường, rồi người lớn cũng ra đường mỗi tối, ánh sáng và sự nhộn nhịp của phố tôi khiến những bóng đen, những mẹt quần áo cũ tản mát dần đi rồi biến mất. Dân phố tôi có thêm cơ hội gần gũi nhau hơn là chỉ đóng cửa trong nhà.

    Cô Linh Xa giờ nói tiếng Việt như người Việt, giờ cô nuôi thằng Linh và con Xa vì mẹ nó lại đã bỏ đi theo thằng trai nào đó từ lâu không thấy về, bà Mịch thì mất cũng đã vài năm. Con Xa mới lấy chồng năm ngoái, thằng Linh không về được vì đang học năm cuối đại học bên Đức. Cả phố tôi giờ coi cô Linh Xa như là lãnh đạo danh dự của phố, ai cũng quý mến cô.

    Thời trẻ con của tôi, có mỗi lần đó làm hỏng cái cạp lồng nhôm mà về mẹ tôi lại không mắng còn pha cho một cốc nước chanh, còn lại lần nào nghịch hỏng gì cũng ăn đòn quắn đít

  14. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

  15. #37
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Ngoại tình không dễ.

    Nhiều khi ở phố mặc định ai vô công rồi nghề mới hay ngồi hàng nước. Mới ban đầu tôi cũng thế, hầu như chả ngồi hàng nước vỉa hè làm gì, nhưng rồi sau thấy gần như đầy đủ các thành phần dân phố từ lao động đến trí thức, từ trẻ ranh đến phụ lão đều hay lượn lờ hàng ngày hàng nước, thì tôi cũng lung lay nhiều lắm. Thế là thi thoảng, có bạn bè hẹn hò gặp gỡ, tôi cũng ra ngồi hàng nước vỉa hè…

    “Nói thật với cả nhà, em chả bao giờ lo chồng em nó ngoại tình. Với nó á, phải các em thật đẹp, lại phải có học, nói chuyện hay nữa, nên em yên tâm, cho tha hồ đi công tác” – con bé Minh gần 30 tuổi nhấp giọng ngụm nhân trần sau khi ăn hết cái kẹo lạc, xả một tràng. Tôi tham gia vào quán lúc này, tạm tự hiểu là đang nói về tình trạng hạnh phúc của em Minh và anh chồng. Cặp đôi này tính ra rất nổi tiếng ở phố tôi về sự hạnh phúc. Cậu Hòa cao như tuyển thủ bóng chuyền nhưng nặng gần 50kg làm việc gì đó có yếu tố nước ngoài nên lương cao lắm. Cô vợ khuôn mặt xinh xắn có duyên, vòng eo con kiến khối anh mới lớn ngẩn ngơ cho dù đã sinh đôi hai đứa con gái đẹp như thiên thần. Da trắng ngần, mỗi khi đeo kính râm vào thì nhìn cứ như là hoa hậu nếu như không nhìn xuống dưới thắt lưng. Đời quả thật chả cho ai cái gì hoàn hảo, con bé chắc chắn là hoa hậu nếu như đôi chân của nó như chân bất cứ một ai khác. Nó là đề tài bàn tán rất lâu trong đám trai mới lớn, chúng nó cá độ với nhau là vòng 3 của em Minh phải cỡ cô Kim siêu vòng ba và cặp đùi phải có số đo của cựu siêu hậu vệ cánh trái đội tuyển Brasil là Roberto Carlos. Tôi cũng chả hiểu chúng nó sẽ lấy gì ra để làm bằng chứng cá độ vì có lẽ lấy mấy cái số đó còn khó hơn cả lấy mã số két giữ tiền nhà thằng Hòa kều, chồng của cặp chân ấy.

    Hòa kều, “hiền như masoeur”, lúc nào cũng nhẹ nhàng và lo cho vợ con tí một. Hai đứa con gái xinh như búp bê lại khéo chọn những gì tốt đẹp nhất của bố mẹ mà giống, vừa cao, da lại vừa trắng vừa xinh. Hai đứa nhỏ quấn bố như kiểu bạn thân, suốt ngày tíu ta tíu tít chuyện trò rủ rê nhau đi mua bim bim hay ra bờ hồ ăn kem. Ngày mẹ chúng mua cho hai đứa xe đạp, Hòa kều lòng khòng giữ xe cho hai con tập xe mà ai cũng thấy sự hạnh phúc ánh lên trong mắt. Có điều, Hòa kều hay đi công tác, vì việc xây dựng khiến nó phải đi công trình. Cô vợ công tác tại một cơ quan Thành phố, thời gian rảnh rỗi nhiều lắm, nhất là ở nhà đã có người giúp việc, hai đứa nhỏ thì đã đi học lại rất ngoan, nên ngoài việc đi mua sắm, đi tiêu tiền thì còn mỗi việc chiều chiều ra hàng nước vỉa hè để tán thối.
    Đúng là thông tấn xã vỉa hè có khác, tôi chỉ ra hàng nước uống cốc nhân trần gặm đôi cái kẹo là lập tức hiểu tường tận về một gia đình kiểu mẫu ở phố. Còn biết thêm cả thằng Hòa kều chắc chắn không ngoại tình với mấy đứa con gái xinh đẹp và ngu dốt, phải là xinh đẹp có duyên lại thông minh đĩnh độ nói chuyện cuốn hút. Loại người như vậy thì nếu có chắc chắn 99% đàn ông tình nguyện ngoại tình chứ nói gì thằng Hòa kều? Cơ mà tôi vẫn hơi lăn tăn khi nghĩ rằng liệu trên đời có thực một người con gái như vậy?

    Ngoài việc tôi không mấy khi ngồi trà đá vỉa hè, ngay việc đi café uống nước tôi cũng ít luôn. Nhưng thi thoảng công việc tự do khiến tôi cứ phải gặp những đối tác tiềm năng mang lại thu nhập ngắn hạn cho mình, và những địa điểm tốt cho việc này là các quán café. Bản tính thích những gì kín đáo khiến tôi luôn chọn các quán có nhiều góc để chọn một góc ngồi nói chuyện.

    Một trong các quán tôi hay chọn là một quán nhỏ ở phố Hoàng Cầu. Quán chả có gì đặc sắc ngoài có mặt bằng hình chữ L, và phần cuối chữ L được trang trí rất nền nã với giàn hoa giả ngang tầm mặt khiến các vị thượng đế ngồi nói chuyện thường không nhìn thấy mặt những người ngồi bàn khác. Đang bàn bạc với khách về ý tưởng cho bộ ảnh sắp tới thì bất giác tôi mất tập trung vì một cặp chân nhỏ nhắn đang ngồi vắt chéo bàn đối diện. Đời sinh ra thằng đàn ông quả là cũng bất công, từ lúc đó việc tập trung vào công việc của tôi bị sao lãng hẳn. Hóa ra giàn hoa giả chỉ che được mặt còn lại lợi thế cho bọn dê xồm tha hồ thả mắt ngắm chân của các thực thượng đế nữ. Đôi khi bất giác tôi cũng nhìn sang cặp chân khẳng khiu của kẻ giới tính nam đi cùng hai cái vưu vật kia, sao mà lệch pha làm vậy… Rồi công việc cũng tạm nhất trí được lúc đã khoảng 10h tối, tôi ra về…

    Đang dắt xe, bỗng mắt tôi lại gặp cái cặp chân trong quán lúc nãy. Có cơ hội ngước nhìn lên, tôi thực sự ân hận. Phía trên đôi chân mịn màng thẳng tắp gắn với cái hông cong mềm mại lại là một thân hình của một vận động viên cử tạ nữ. Phần hông nối thẳng với thân trên không cần eo vì từ hông trở lên là hình trụ đều, hai tay to rắn chắc, khuôn mặt góc cạnh đầy nam tính… Tôi cay đắng sắp xếp lại máy móc rồi lên xe đi, tự hứa từ lần sau gặp đôi chân đẹp không ngước nhìn lên nữa. Cặp chân vừa nãy yểu điệu đặt cái hông ngọt ngào lên yên sau của cái xe PCX có biển số… Ối dời ôi, biển số xe này tôi biết…

    Trước nay tôi vẫn nói, Hà Nội cũng chỉ là một cái làng to mà thôi, loanh quanh rồi dân phố sẽ gặp nhau cả, chả lúc này thì lúc khác, chả dịp này thì dịp khác. Và quả thật, thông tấn xã vỉa hè chứa đầy thông tin, nếu ta biết cách khai thác, thì muôn mặt cuộc đời đều có ở đó cả. Từ đó, tôi vẫn hay nhìn trộm con bé Minh lúc nó đeo kính đi qua vì công nhận khuôn mặt nó đeo kính đẹp như hoa hậu vậy, nhưng tôi không bao giờ đưa mắt nhìn xuống dưới, vì chắc chỉ Hòa kều biết tìm ở đâu sự bổ sung cho sự trớ trêu của tạo hóa đó.

    Tôi tin chắc rằng thằng Hòa kều rất khó để ngoại tình, hoặc nếu Tạo hóa ngày nào đó cảm cúm đưa quyền vào tay nó thì nó sẽ biết lắp cái gì ghép vào đâu! Nó có thể kiếm ra được một cô vợ khiến tôi chỉ dám nhìn lên và còn kiếm ra được cả một đôi chân mà tôi chỉ dám nhìn xuống.

  16. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

  17. #38
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Hèn hạ đến thanh tao

    Facebook hay thật.
    Tôi hay la cà trên Facebook, nhiều khi thông tin từ đó còn nhanh hơn cả báo mạng. Chả thế mà tồn tại hẳn một cái gọi là “văn hóa Facebook”. Thú thật với các bạn, là nam giới, nên tôi cũng hay xem các tin về các em gái xinh đẹp, ăn mặc xếch xi gì đó. Cũng là thằng chụp ảnh, nên tôi càng xem nhiều. Sáng nay vô tình, tôi phát hiện ra cô gái mà tôi từng thấy rất lẳng lơ trên mạng, nhà ngay Phùng Hưng, cách nhà tôi đâu đó tầm 100m đường chim bay, đi bộ thì cùng lắm là 150m. Đấy, không chịu ra phố nhiều quả là không có lợi.

    Chả là vợ thì đang chuẩn bị bảo vệ cái luận văn gì đó toàn tiếng tây dày mấy trăm trang, nên sáng hai bố con tôi tự lo cho nhau, đưa nhau đi học. Sáng nay, đưa thằng cu sang lớp, tôi quày quả ra Bát Đàn tự thưởng cho mình một bát phở thơm lừng với dăm cái quẩy. Hàng café tôi hay ngồi ăn phở may quá còn mỗi một bàn trống, mà lại là cái bàn có góc nhìn đẹp nhất, ngay cửa sổ nhìn ra con phố tíu tít ngoài kia. Phố thu sao mà êm đềm lạ thường…

    “Có người ngồi đây chưa anh?” – giọng trong trẻo hỏi tôi. “Chưa, em ngồi đi”.
    “Cám ơn anh”
    Tôi nhận ra ngay, cô gái này tôi vẫn xem ảnh trên mạng, ảnh tự chụp bằng điện thoại tuy không chau chuốt nhưng vẫn lộ vẻ khêu gợi khó cưỡng. Hóa ra ngoài đời trông cô cũng y như vậy, cô đi cùng một cô bạn, trẻ măng và sành điệu. Đáng lẽ như mọi khi, tôi sẽ ngồi lại rồi tìm tình huống làm quen hai cô gái xinh đẹp này, dụ làm mẫu đi chụp ảnh như tôi vẫn thường làm vậy, nhưng thoáng nghe câu chuyện họ nói với nhau, ngay khi có bàn bên cạnh trống tôi chuyển sang, để nghe lỏm ấy mà.
    “Phiền anh quá” – đang mải chuyện, cô vẫn ngừng để nói với tôi khi tôi cầm cốc nước rời đi. “Không có gì đâu em”.

    Thế rồi tôi biết nhà cô, thế rồi tôi biết nghề của cô, nghề cặp bồ. Cô còn trẻ lắm, rất đẹp, đặc biệt ở cô toát lên một vẻ thanh lịch vô cùng. Một cô gái làm cái nghề tầm thường đẹp và sang trọng nhất tôi từng biết. Tôi cầm tờ báo đọc cả buổi không hết một trang để hóng chuyện, không một từ nói bậy, không một câu oán trách thời thế hay nhân tình.

    “Tóm lại tao nói hết rồi, tùy mày nghĩ thôi. Giờ tao nghỉ, tao đủ vốn mở một nhà hàng ăn rồi, mày cứ cân nhắc nhé”. Cuối buổi cô kết lại, cả hai im lặng nhìn ra cửa sổ…

    Bước ngoặt đến khi cô học năm thứ hai Đại học, khi bạn trai cô chu cấp đủ cho cô cuộc sống, cô thậm chí còn dành dụm được giúp đỡ mẹ mình vốn để bán cháo sườn ăn sáng trước cửa ngõ. Khi chia tay, khó khăn lại dồn tới vì bố cô nghiện rượu lại chả làm ăn gì, cô lại chọn một bạn trai giàu có… Rồi cô cặp với các “chú”, “bác”… nữa…

    Khuôn mặt thanh tao, giọng nói ấm áp, cô lắng nghe mọi tâm sự của các anh chú bác. Cô quan tâm tới sức khỏe của họ, cô trầm ngâm với tâm sự của họ, cô khóc với những bi kịch cuộc đời họ, cô ghì những mái đầu xanh, hoa râm hoặc bạc vào khuôn ngực thanh xuân cho họ nghe trái tim cô thực sự đập rộn ràng. Cô sống thật sự trong cảm giác của mỗi người khách của mình. Cô chỉ tâm sự với họ, ngủ với họ chứ không bao giờ đi chơi hoặc tham gia vào cuộc vui nào có người thứ ba hay các nhóm hội của khách hàng. Cô trung thành với ước mơ kiếm được đủ tiền để tự lo cuộc sống, làm kim chỉ nam, làm hải đăng để níu cô về với cuộc sống chỉ của mình…

    Và sáng nay, cô đang truyền lại mọi từng trải của mình cho cô bạn gái, cũng còn vương nét học trò…

    Tôi ra về, lòng thầm nghĩ chắc chắn sẽ kết bạn Facebook với cô, thậm chí có thể làm quen ngoài đời, để có thể biết thêm về cuộc sống của cô, câu chuyện mà cô đã trải qua…

    Cuộc đời thật khắc nghiệt, nhiều khi muốn đi trọn vẹn đời mình, con người cũng phải trả nhiều cái giá rất đắt. Nhưng cũng có những người sau khi chi trả những cái giá đắt đỏ họ vẫn tìm lại được cuộc sống mình mong muốn, và có những người thì không…

    Mỗi con người đều có một câu chuyện khiến người khác khâm phục, sáng nay tôi khâm phục cô, một cô gái đã chọn đường để vào đời bằng nghề cặp bồ.

    (Truyện gần như thật, chỉ thay đổi chút ít)
    Hà Nội, 16.10.2014

  18. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

  19. #39
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Người ngựa, ngựa người...

    Dạo này, căn bệnh Ebola gì đó tận Châu Phi xa xôi, có vẻ chả ảnh hưởng gì đến phố tôi lắm, không như ngày xưa, hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người, AIDS hay những năm 90 phố tôi hay gọi dân dã là Sida. Đúng ra thì căn bệnh quái ác đó, hay Ebola bây giờ cũng vậy thôi, chả thể liên quan đến cuộc sống thanh bình nơi phố, chỉ trừ khi nó xuất hiện ở đây.

    Những năm 90, thanh niên phố tôi 10 thằng nghiện 9. Cái chết trắng mới du nhập tràn vào tàn phá cả một thế hệ thanh niên mới lớn, phố như chiến tranh, nhà nào nhà nấy khóa trong khóa ngoài, nồi niêu xoong chảo cất kỹ càng, dép guốc quần áo chập tối là cho cả vào nhà. Cư dân phố với trung bình mỗi nhà hơn chục mét vuông giờ đến tối có thêm vài cái xe, mấy cái chậu, dăm cái nồi hay thậm chí cả... lũ gà cũng được vinh hạnh ngủ chung với người. Kể ra thì ngay cả thời chiến tranh, như bố mẹ tôi kể lại, cũng chả bao giờ cuộc sống kỷ luật và khẩn trương đến vậy. Thế mà vậy đấy, những năm 90 với tràn ngập heroin...

    Những nhà kiên cường như nhà thằng Đức, thằng Ân... thì trói, xích vào giường... những nhà kiên cường hơn nữa thì gửi chúng nó vào trại như nhà thằng Phương, thằng Nghĩa... nhưng cũng có những nhà thả rông luôn, coi như đã chết con rồi như nhà thằng Tuấn, thằng Hà... Nhà nào cũng vậy, cuối cùng tối đến thì phố vắng hoe là địa bàn hoạt động của chúng nó, nói trắng ra là cấm địa với những nhà còn may mắn chưa dính tới thứ mê hoặc đó. Buổi tối, ngoài đường là một xã hội khác. Xã hội đen theo nghĩa đen, toàn những bóng người đi lại thì thầm, trong bóng tối của những ngọn đèn đường bị ném vỡ để lại...

    Nói vậy thôi, chứ cái xã hội đó cũng nhộn nhịp lắm, tuy không ồn ào như xã hội sáng, cái xã hội đen vì không có đèn ở phố tôi ngày đó cũng đủ thành phần kinh tế. Ánh đèn đầu leo lét giữa phố, ai cũng biết là của nhà thằng Phăng tô mát cung cấp lẻ các tép cái chết trắng. Các bóng đen hay qua lại đó lắm, đi xe ôm đến đầu chợ Hàng Da là xuống xe, liêu xiêu đi vào bóng tối của phố, lượn qua rì rầm nơi ánh đèn dầu, rồi liêu xiêu quay lại xe ôm, lao vút đi. Có những bóng đen chịu không nổi, ra ngay đoạn cột điện cuối phố hít hoặc đập bôm bốp lấy ven chuyên nghiệp như y tá, tự tiêm cho mình một liều quên đời. Ném toẹt đoạn ống hút bằng nhựa dùng để chứa thứ bột trắng hoặc cái xi lanh ra cạnh, chúng run run, lập cập châm điếu thuốc rồi rít từng hơi dài như cuộc đời rồi đê mê nhả ra những vòng ảo giác, để lại xung quanh chân cột những đốm đỏ thi thoảng lại lập lòe các khuôn mặt hốc hác, phiêu phiêu...

    Ngoài các thành phần chính là đám nghiện các loại, còn những điểm trắng tinh là các cặp đùi đám cave phục vụ chính đám nghiện hoặc cave nghiện. Tôi còn nhớ hồi bấy giờ lương công chức trung bình đủ cho con nghiện bay khoảng dăm ngày, nghĩa là rất tốn kém, nhưng không hiểu bằng cách nào bọn nghiện vẫn kiếm ra đủ chi trả cho nhu cầu, thi thoảng đủ bao cho các em cave đùi trắng nữa. Vậy là cùng hít, cùng trích rồi đám nhớp nháp đó len vào các ngõ tối như ngõ số 9, ngõ số 3 phố tôi để hồng hộc, phì phò... Không thiếu các buổi sáng bà Mai lại chửi rủa, rồi hắt nước vào đám thân xác vẫn lõa lồ nằm tơ hơ ngủ luôn giữa ngõ.

    Nền “kinh tế” đen đó vẫn có những người kiếm sống khá là sạch sẽ, đó là cánh xe ôm. Nói chung cũng phải bất chấp cuộc đời lắm mới có thể làm xe ôm cho thằng nghiện, cho các em cave. Tất cả các thằng nghiện đều không có xe hoặc đã từng có xe, các em cave cũng vậy, nhưng nhu cầu đi lại của bọn này không hề nhỏ. Đám xe ôm cũng phải giang hồ lắm mới trụ được ở nền “kinh tế” này. Phố tôi cũng có một thành viên làm xe ôm ở đây, chú Tình “dê”, chú thì hiền như bụt, nhưng không còn cách nào kiếm tiền bởi dịch vụ rửa xe của chú không có khách, nên chú gia nhập đội ngũ xe ôm đêm. Chú sống nhờ trong gầm cầu thang lên gác nhà số 3, nghe nói cũng có một quá khứ thiên tình bi lụy lắm... Tên chú ghép chữ “dê” cũng bởi chú chuyên chở mấy em cave đẹp nhất phố, trong đó có em Ngọc Thái, đẹp như vệ nữ. Tên Ngọc chắc là “nghệ danh” còn Thái là gọi tắt quê của em, Thái Nguyên.

    Ngọc Thái trắng như trứng gà bóc, cái thời ấy trang điểm còn chưa phổ biến nhiều, nó có làn môi luôn đỏ và má luôn hồng. Cave nhưng kiêu lắm, không như bọn kia, nó không nghiện, vì nghiện thì bọn vật vờ chỉ cần cho tép thuốc là lôi nhau vào ngõ lăn ra vật lộn được ngay. Nó thuê nhà ở cùng mấy con cave và chỉ đi khách nơi khác, nghe chú Tình “dê” nói bãi đáp toàn khách sạn Thắng Lợi hay Hà Nội. Tôi dám chắc rằng em Ngọc Thái với cặp đùi trăng muốt và cặp môi đỏ mọng nằm trong rất nhiều giấc mơ mới lớn ướt át của trai tráng nghiện cũng như không nghiện phố tôi hồi bấy giờ...

    Rồi đột ngột Ngọc Thái biến mất, sau đó vài bữa đám bạn ở cùng cũng thu dọn đi đâu đó. Không hiểu sao ngọn đèn leo lét nhà thằng Phăng tô mát cũng vắng dần các bóng đen... Hơn một tháng sau thì gần như hết hẳn, bóng đèn đường chả ai bắn vỡ nữa, chú Tình “dê” lại kéo cái bảng “nhận rửa xe” ra ngồi gác chân đầu ngõ đợi khách...

    Chú Tình “dê’ ốm, nằm bẹp trong cái gầm cầu thang tối mịt... Có một nhóm người rất lạ thay nhau đến chăm nom, nghe nói là CLB Đồng hành, có cả một cô trẻ và xinh lắm, hay dắt một bé gái đến thăm nhưng chỉ đứng đầu ngõ khóc rồi gửi quà ra về...

    Ngọc Thái chết vì Si da!
    Tin này loan ra nhanh hơn cả tiếng ồ khi có điện thời bấy giờ. Thảo nào nhóm sống đêm phố tôi tan rã vì sợ. Nó không đi khách rẻ tiền, nhưng chắc cũng có lúc chả có tiền trả phí xe ôm cho chú Tình “dê”, chắc thi thoảng chú lại lấy phí xe ôm trong gầm cầu thang tối với vệ nữ trong mơ của đám choai choai phố. Chú cũng ra đi sau vài tháng nằm liệt với sự chăng sóc của CLB Đồng hành, một câu lạc bộ sẻ chia với những người mắc AIDS. Chú được hỏa táng, hình như mọi chi phí kể cả chi phí vệ sinh tẩy trùng gầm cầu thang và xây kín lại đều do cô trẻ xinh mẹ đứa bé gái. Ai cũng xì xầm nói hình như là quá khứ hào hùng trước khi chui vào gầm cầu thang của chú Tình “dê”.

    Đã hơn hai mươi năm từ ngày đó, cô trẻ xinh giờ cũng đã lớn tuổi, nhưng cứ khi nào hết mùi hoa sữa ở phố Phùng Hưng, gió se lạnh đuổi những ngày cuối tháng 10 trôi đi sang ngày đầu tháng 11 lại thấy cô qua ngõ số 3 thắp đôi nén nhang ở bát hương nho nhỏ ở bức tường mà trước kia có cái gầm cầu thang tối. Lặng lẽ thắp hương, lặng lẽ khóc, lặng lẽ ra đi cũng như khi cô đến... Tôi đã dò hỏi mọi kênh tin cậy của thông tấn xã vỉa hè ở phố nhưng tuyệt nhiên không ai có thông tin gì về cô, sẽ có lúc tôi tìm hiểu được quan hệ giữa cô với chú Tình “dê”...

    Sida vốn là tên của Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển, nhưng phố tôi mặc nhiên coi đó là căn bệnh gắn với hai huyền thoại Ngọc Thái và Tình “dê”, nên cứ nhắc đến bệnh AIDS thì đều gọi là “Sida Ngọc Tình”

    Hà Nội, 1.11.2014

  20. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

  21. #40
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Phố tôi, cũng như mọi con phố khác, nó như một xã hội thu nhỏ, đủ cả hỉ nộ ái ố. Và mọi thứ luôn được cập nhật ở một nơi được gọi là “Thông tấn xã vỉa hè”, trụ sở đóng tại ba cái hàng nước ở đầu phố, giữa phố và cuối phố. Từ khi qua hãng thông tấn này tôi biết chuyện về ông Luận, nhà ở đầu phố, thì tôi rất hay lượn qua các trụ sở hãng thông tấn toàn quần đùi áo ba lỗ với ồn ào tiếng bàn tán, dày đặc khói thuốc lá thuốc lào trộn với mùi trà nhè nhẹ...

    Không biết hồi bố mẹ ông vẫn còn thì ông sợ đến thế nào, nhưng riêng để so sánh với khoản sợ vợ thì tôi nghĩ không thể nào bằng. Tất nhiên vì ông kém cỏi kiếm tiền nhờ vào việc trông xe thuê cho các chủ thầu bãi trông xe ở chợ Hàng Da, mà khoản đó cũng không được là bao, nên gia đình vun vén một tay bà Lý hết. Người phụ nữ tháo vát này bắt đầu từ việc bán bún ốc ven chợ cho đến chủ một cửa hàng chuyên bán các loại món ăn liên quan đến bún như bún ốc, bún riêu, bún chả... thậm chí cả bún đậu mắm tôm, thì không phải là không giỏi giang. Nhất là bà còn lo cho 4 đứa con ăn học đủ đầy, dựng vợ gả chồng cũng như mua nhà mua cửa cho tất cả. Việc bà có đôi lúc bắt nạt ông thực sự cũng kín đáo, cho đến hôm ông cả phố thấy ông nằm ngoài cửa nhà co ro ngủ lăn lóc, sáng ra đám nhân viên lục đục mở cửa dọn hàng ông vẫn không dám vào nhà cho tới tận lúc bà Lý ra cửa, đưa ánh mắt khinh khỉnh hất hàm ra hiệu, ông mới dám lủi thủi vào nhà trong tiếng cười khúc khích của đám nhân viên. Bà Lý vốn hiền lành và hòa nhã có tiếng với khách hàng, lúc nào cũng tươi cười, riêng cái việc cửa hàng bún của bà vốn là món ăn bình dân, giá cũng rất rẻ, nhưng trang trí rất đẹp đẽ, luôn sạch sẽ như lau như li. Vậy mà...

    Không biết có phải do cái đêm nằm ngủ ngoài cửa đấy không, nhưng sau đó chỉ vài bữa, ông Luận ốm, ốm rất nặng. Rồi cũng từ thông tin vỉa hè thì cho biết là ông bị căn bệnh nan y là ung thư vòm họng, Việt Đức trả về cho ông hưởng thụ nốt những gì có thể. Trái với suy nghĩ của mọi người, bà Lý thương ông vô cùng, tự tay chăm sóc ông từ miếng nước cho đến tỉ mần ngồi bón cho ông từng thìa thuốc Nam vì ông đau họng và khó nuốt. Việc ở cửa hàng bà giao hết cho con quản lý để tiện chăm sóc ông. Chiều nào bà cũng bắt con bế ông lên sân thượng, cái sân đầy cây cối ấy, để nắm tay ông rồi thủ thỉ đủ thứ chuyện tới tận khi mặt trời lặn mới xuống. Ông bà nói chuyện gì với nhau thì do sân thượng nhà bà hơi xa các nhà khác nên đội ngũ lấy tin của “thông tấn xã vỉa hè” không lấy tin được. Chỉ nghe nói là toàn chuyện tình cảm lắm vì rất hay thấy ông bà ôm nhau khóc. Hàng phố ai cũng đã nghĩ đến một cái kết chia lìa...

    Ông Luận đã không còn sức mà dậy nữa, ông bà cũng không lên sân thượng ngồi ngắm hoàng hôn được. Hàng phố thay nhau lần lượt đến thăm cả.
    “Tôi thấy ông ấy thở ra mùi hôi lắm rồi, chắc di căn hỏng hết nội tạng rồi” – bà Trang hàng nước như mọi khi thủng thẳng.
    “Tôi để ý thấy bà Lý bóp chân ông ấy không có cảm giác gì, hình như chết đến bụng rồi...” – bà Hà đế vào.
    Đại khái là toàn những tin như vậy, hàng phố ai cũng nghĩ đến việc xấu rồi.

    Nhà bà Lý hôm đó có nhiều khách lắm, tiếng khóc như ri, khách nào khách nấy khóc như cha chết. Rồi đúng là khóc cha chết thật, vì thông tin nhanh chóng lộ ra. Ông Luận có con ở ngoài, mà không phải chỉ một, tận 4 đứa với 3 bà khác. Cái ông hiền lành củ mỉ củ mì thế mà tài thật! Chắc do biết sống không còn lâu nữa nên ông nói thật với bà Lý, và với một tình yêu thương chồng vô hạn, bà đã cho các con và các bà vợ hờ của ông đến nhận cha, nhận chồng. Gia đình ông thành một đại gia đình luôn từ hôm đó.

    Không biết có phải phấn khởi vì được sống cùng 4 bà vợ với 8 đứa con khiến ông sảng khoái hay mớ thuốc nam con bé con thằng cả nhà ông lọ mọ tìm trên mạng rồi đi tận Hòa Bình mua cho ông không, mà ông bỗng khỏe dần, rồi căn bệnh cứ như biến mất, ông khỏe lại trong sự bất ngờ của tất cả gia đình, hàng phố và thậm chí cả các ý bác sỹ trong viện Việt Đức. Câu nói được tất cả nói đi nói lại rất nhiều ở trường hợp của ông là “kỳ diệu”.

    Mọi chuyện lại chở về gần như cũ, bà Lý lại tất tả lo cửa hàng, 4 đứa con với 3 bà vợ hờ cũng rời đi, chỉ có một điều khác là cứ cuối tuần nhà ông lại như một vườn trẻ, các cháu ông tụ tập cả về, chơi bời chí chóe cả một góc phố. Ông nghỉ hẳn việc ngồi gật gù trông xe ở chợ.

    Cái cảnh ông xin tiền bà rồi dẫn cả đoàn cháu lúc thì đi mua bimbim, lúc thì gọi một cái taxi to tướng đi bờ hồ ăn kem, lúc thì mua bóng cho bọn cháu trai, đồ hàng cho bọn cháu gái hay ngồi cười hiền từ nghe đứa nọ kể tội đứa kia cũng dần trở nên quen thuộc, không còn là đề tài của “thông tấn vỉa hè” nữa. Còn tôi, nghĩ đó là viên mãn.

    Đúng là hạnh phúc của một người đàn ông đến từ sự hy sinh của một, hay rất nhiều người phụ nữ...

    ( những ngày gió mùa 11.2014)

  22. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (29-09-2015)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình