+ Trả lời Chủ đề
Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 5 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 46

Chủ đề: Chuyện phố tôi

  1. #1
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts

    Chuyện phố tôi



    Phố tôi be bé trong khu phố cũ Hà Nội…

    Ngày trước, lâu lâu rồi, khoảng cách giàu nghèo cũng lớn, nhưng không lớn đến cùng cực như bây giờ, thì cũng chả có chuyện để các bà các chị ngồi bàn, nhưng giờ thì khác… Phố tôi có một ngôi nhà nhỏ giữa phố, nghe nói cũng nguồn gốc tư sản thời Pháp, căn nhà vẫn giữ được nét xưa cũ, cái đặc biệt nhất là những con người trong đó.

    Bà cụ, giờ gần 90 rồi, vẫn cửa miệng những câu “Hỏi khí không phải…” “Mời bác lại nhà!”, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nhìn vào cũng thấy hồn phố phảng phất. Con trai cụ, làm bảo vệ một trường phổ thông trong quận, nghe nói cụ không cho đi làm xa vì anh con trai là con một, lại là trưởng họ, một dòng họ khá lớn ở đây. Hàng năm giỗ tổ họ, bắc rạp khách khứa kín nửa phố. Chị con dâu trẻ và xinh lắm, dịu dàng đằm thắm đúng kiểu con gái Hà Nội, giờ đã ngoài 50 rồi nhưng vẫn đẹp như Lê Khanh nếu không muốn nói có phần hơn. Trong nhà có hai cháu gái xinh xắn nhìn trong vắt như nước suối nguồn, một học Kinh tế năm cuối, một đang học 12.

    Nghe các bà ngoài phố thạo tin kể lại, thì chị con dâu trước làm Bộ Thương mại, sau tới những năm 90 mở cửa, chị xin ra ngoài lãnh đạo một HTX ô tô, làm ăn phát đạt lắm, từ đó kinh tế gia đình cũng ổn lên, giờ thì phải nói là ổn nhất nhì phố. Bà Trang bán nước ở phố đổ toẹt khay nước bẩn ra cống, miệng trề ra “Nhà đấy được cái mẽ quý tộc, chứ chả có con Lan chắc đói rã họng. Hão!”. Chị Lan là tên chị con dâu, người giờ là Tổng giám đốc cái HTX ngày xưa giờ thành Tổng Cty to đoành. Nhà 5 người, anh chồng đi làm bảo vệ ca kíp đi về thất thường, hai đứa con gái ngoan như trong truyện, ngày nào cũng quét dọn lau nhà lau cửa kính đi chợ. Nhìn thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là một gia đình của những năm 80 khó khăn của thế kỷ trước.

    Chị Lan, hàng ngày sách cặp đi làm, đi bộ ra chợ Hàng Da, nơi chiếc xe đợi sẵn ở đó, rồi đi. Chiều về, cũng tới đó chị xuống, cùng đứa con gái út, đi bộ về nhà, dù trời nắng mưa hay bão gió, trăm bữa như vậy. Nghe bà Trang bán nước kể, có hôm nửa đêm mới về, cũng đi bộ từ chợ, bà Trâm, bà mẹ chồng, không mở cửa cho vào, chị đứng cúi đầu bên cửa tới gần 1h sáng ông con trai trực bảo vệ về mới mở cửa cho vào… Thi thoảng chiều về sớm cùng con bé Linh, chị lại rẽ vào chợ, mua đồ ăn gì đó, về tự tay nấu cơm cho gia đình. Bà Trang bán nước ngay đối diện, rõ chuyện nhà chị có khi hơn cả người trong nhà, lại đổ khay nước khác, kể…

    Năm 95 gì đó, hồi đó đi ô tô là gớm ghê lắm, nhưng tịnh chị không bao giờ đi xe về đỗ cửa, một hôm bão về Hà Nội, chắc chị có việc về muộn, lại đang mang bầu đứa thứ hai, nên lái xe đưa về tận cửa, còn lấy ô che cho chị vào nhà. Bà Trâm ngồi phòng khách, nói bâng quơ “Chị quý tộc đã về đấy ạ! Chị có cần tôi rước chị vào phòng nữa không!” Từ đó, không bao giờ có lần thứ hai chị đi ô tô về cửa, đến tận bây giờ vẫn thế, bà Trang khẳng định như đinh đóng cột.
    Ông chồng đi làm bảo vệ, vẫn đạp cái xe Peogeot màu cá vàng từ ngày xưa, lúc nào cũng áo trắng bỏ trong quần, đi đứng từ tốn, chăm sóc vợ rất chu đáo, sáng nào ở nhà thì cũng dậy cầm cặp đưa vợ ra tận cửa, rồi vào ngồi đợi mẹ ăn sáng xong tự tay dọn dẹp mới làm gì thì làm. Hai đứa con gái thì hình như chả chơi với ai, hiếm lắm mới thấy bạn tới rủ đi học, còn sau giờ học là có mặt ở nhà…

    “Thế chả biết ở Cty thì chị này có ghê gớm không nhỉ”. “Làm gì có chuyện, hiền như Bụt, từ bảo vệ đến phó Tổng, đều yêu quý lắm. Ai cũng nói ra nói vào là thét ra lửa, quản lý cty tới gần nghìn người, mà về nhà răm rắp mới ghê”. Hóa ra chị xin cho cả con bà Trang bán nước đi học lái xe rồi vào làm lái xe hàng của Cty, lấy lương trừ dần vào học phí, nên bà này cứ như ma xó gì cũng biết.

    Cùng hàng phố, nên chén nước với cái kẹo lạc bà Trang chả lấy tiền, “Mày mua kẹo cho thằng cu Tai đi, coi như tao cho nó cái kẹo. Thằng chó, khôn khôn là!”

    Chả gì, ngay phố nhà mình cũng có chuyện hay để nghe, để học, để nhớ mình là Người Hà Nội…

  2. The Following 15 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    BlackCaffe (14-08-2013), camhap (16-08-2014), Dzung Redbull (18-08-2014), flamencol78 (24-07-2013), hung (06-08-2013), Kiu (15-11-2013), love2live (24-07-2013), Mouse7023 (24-07-2013), Mr_Bom (25-07-2013), Na chín (24-07-2013), thubeongotau (17-03-2014), traitimchumnho (24-07-2013), tuansaker9 (21-08-2014), tuyendv (25-08-2014), Yankumong (24-07-2013)

  3. #21
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Chuyện phố tôi (10)

    Những kẻ đánh cối xay gió.

    Don Quixote de la Mancha ở tận trời Âu từ thế kỷ 16, chỉ khi về già, chuẩn bị qua đời mới thấy sự tai hại của những ảo tưởng. Nhưng sâu thẳm của những hành động đó, là sự tốt đẹp, yêu thương con người, sống hết mình vì lý tưởng, bất chấp hiểm nguy. Dân phố, những người tôi biết, thì chả lấy đâu ra tốt đẹp đến thế, nhưng ở một khía cạnh nào đó, thật sự họ là những “vị quý tộc xứ Man – tra”

    Phố tôi, nói chung là nghèo lắm, như đa phần những phố cũ khác. Những ngôi nhà mặt phố hào nhoáng chỉ là số nhỏ, số lớn, nằm ở phía trong. Thậm chí, nói đúng ra, quá nửa chủ sở hữu các căn nhà mặt phố đó là người nơi khác di cư… Các bạn tôi, như tôi, phải tới trên 9/10 là nhà trong ngõ, xâm xẩm tối, nho nhỏ nhà… Có một điều lạ là, ở những con phố đó, lại sống được những quán café, những góc vỉa hè chứa chấp những thứ còn đắt hơn cả bữa cơm mà đa phần mọi người vẫn còn trăn trở.

    Ông Toàn, nhà trong ngõ 11, hai vợ chồng không có con, về mất sức, chả có lương hưu, mãi gần đây mới được phục hồi, cuộc sống vất vả lắm. Ông có cái thú chơi chim. Với tôi, ngày còn nhỏ, cái khoảng trống bé bằng cái chiếu trong ngõ nhà ông, là một vườn chim đối với tôi. Những cái lồng chim chen chúc một cách gọn gàng, phủ miếng vải màu đỏ, thi thoảng có đôi lồng mở, tiếng chim ríu rít… Tôi chưa từng phân biệt được con chim gì với con gì chứ đừng nói tới phân biệt được tiếng hót. Ông vẫn cười khà khà nói tôi có “đôi tai của trâu điếc!” mới không phân biệt nổi sự khác nhau quá rõ của từng tiếng chim. Tôi đến giờ, vẫn vậy, chỉ biết là tiếng chim khác với tiếng… mèo, chó gì đó chứ chim sẻ ríu rít với tiếng họa mi lảnh lót với tôi nó chỉ đơn giản là… tiếng chim thôi.
    Sáng nào cũng vậy, ông dậy sớm, tập dăm ba động tác thể dục, là ra hàng café giữa phố, tay thong dong xách theo cái lồng chim. Ở đây, ông cùng các bạn chơi chim, thường ngồi nhâm nhi tách café phin thơm lừng, hút dăm điếu thuốc thơm, ngồi mê mải ngắm, nghe những báu vật của nhau hót. Bạn chơi với ông, có già có trẻ, có giàu có nghèo… nhưng chả còn khoảng cách khi ngồi đây. Tôi vẫn còn nhớ mãi lần bạn ông, một ông già ở phố Hàng Điếu, ngồi chiếc xe hơi bóng lộn, sang nhà rủ ông đi tận Điện Biên mua một con chim gì đó. Ông mặc bộ đồ trắng, cắp cái gậy cong cong, đeo kính râm đi đôi giày trắng muốt. Ra phố đợi bạn, ông hứng khởi “toa, moa” chào hỏi hàng phố, vui vẻ lắm. Chỉ buồn cười, tối hôm đó vợ ông, vốn chỉ quay ra quay vào phục vụ ông, thế là được rỗi, qua nhà tôi chơi, nói chuyện với mẹ tôi. “Gớm, ngày hai cữ café thuốc lá của ông ấy tốn còn hơn tiền cơm hai vợ chồng tôi, chưa kể tiền mua mồi cho đám chim rộn nhà kia, còn hơn tiền chi tiêu hàng tháng của chúng tôi ấy chứ!”. Bà cười hiền, nét mặt thực sự hân hoan rạng rỡ, chẳng ai biết con người vất vả đó vốn ngày trước là tiểu thư con một nhà may nổi tiếng phố Hàng Trống.

    Chú Thăng, làm trật tự phường, thi thoảng chạy xe ôm gần Nhà tang lễ Thành phố. Nhà chú trong ngõ, bé đúng vừa bằng “cái lỗ mũi”, chỉ khoảng 8m2 có xép tí hin. Hai vợ chồng chú sống với hai đứa con. Vợ chú bán rau cạnh chợ Hàng Da, “làm gì có tiền mà vào chợ, cô mà có mấy chục triệu thuê quầy thì sao đã phải khổ thế này…” Chú là thợ đủ thứ của phố, chú khéo tay lắm, làm gì cũng nhanh và đẹp, từ điện nước nề vôi đến vẽ tranh tường, uốn sắt cửa cho hàng café giữa phố chú đều thành thạo. Mấy việc vặt như chữa cái bản lề cửa hay thông cái cống tắc hàng phố đều gọi chú, nhưng đã thành cái lệ, chỉ cái bắt tay, dăm câu cảm ơn là xong, chứ tịnh không ai trả công chú cái gì, vì như mẹ tôi nói, “làm thế chú tự ái chết”. Nên mẹ tôi, vốn có tài nấu nướng, mỗi khi làm “bữa tươi” cho gia đình bao giờ cũng thừa ra dăm bảy suất, trước bữa ăn đi chia cho hàng phố thân tình, trong đó bao giờ cũng có gia đình nhà chú. Lần nào cũng vậy, hôm sau chú mang bát đĩa sang trả lại nói “Chị làm ngon quá, lần sau cứ làm nhớ phần vợ chồng em nhé, em xin”. Nhớ có lần bà chủ cái khách sạn ở phố, nghe nói là phu nhân ngài nào đó làm trên Thành phố, giàu lắm, thấy chú đang lui cui đỏ mặt thông cái cống ngõ nhà tôi tắc, đi qua mới bảo “Nhân tiện anh xong việc sang giúp tôi cái cống nhé, hết bao nhiêu cứ nói tôi trả đủ!”, chú nhẹ nhàng “Em ít học, chả biết làm gì thì giúp hàng phố thôi, chứ kiếm được tiền từ nghề này, chắc em làm không được!”

    Thằng Hà, bố mất sớm, mẹ về hưu, nhà ba anh em thì nghiện cả, gia sản bay sạch, thằng anh còn về với tổ tiên sau một cữ sốc thuốc. Tối nào cũng ngồi đầu phố với đám mà nghe thoáng qua nói chuyện chả câu nào không văng tục nọ kia, rồi thi thoảng lại thấy đuổi đánh nhau tung xòe cả phố, ấy thế mà lại có thú tao nhã là câu cá. Nhà nó chả có cái gì, thậm chí nhiều khi tiền mua than để đun nấu cũng còn phải đi vay hay đi xin hàng xóm, nhưng nghe nói đôi cần câu Shimano Nhật của nó cũng cả trăm triệu. Thấy bảo nghiện thì bất chấp, nhưng có một giai thoại mà mấy bà vỉa hè nói, chả biết đúng không về cặp cần câu đó. Chả là nghiện, ai cũng biết là nó bất cần, miễn là có tiền hút hít, vậy mà nó bán tất, thậm chí đến cái xoong nhôm, nhưng cặp cần câu giữ như con ngươi, ngày đi câu thì xách đi, ngày không câu thì ngồi lau bóng lộn, chưa thấy nó mang bán mang cầm bao giờ. Không biết nghiện khó cai thế nào, một hôm mẹ nó dọa là còn hút hít nữa, nó ra ngoài ở nhà mẹ nó chặt hai cái cần câu, thế là nó mua sợi xích về tự xích chân vào tường, ném chìa khóa đi, thề là không hít nữa. Chả biết chuyện thật không, chứ hàng phố nào có biết, vì hỗn láo ở đâu chứ ở nhà, ra vào gặp ai cũng chào hỏi ngoan ngoãn, gặp trẻ con xoa đầu đùa nghịch, cấm thấy láo hỗn hay cắp vặt bao giờ. Giờ trộm vía thấy cũng to khỏe ra, không ngáp vặt nữa, chắc là cũng hết nghiện rồi. Thật là cặp cần câu có phép thuật.

    Tôi thì cũng dở hơi, nhà chả nghèo nhất cũng nhì cái phố nho nhỏ này, lại mắc cái bệnh sỹ nặng, cái bệnh mà ngày xưa còn trẻ vẫn tương truyền câu “Bệnh sỹ chết trước bệnh Sida”, thuyết này có sau khi vở “Bệnh sỹ” nổi tiếng của Lưu Quang Vũ được diễn trên sân khấu kịch toàn quốc cách đây gần hai chục năm có lẻ. Ra ngoài, cấm ai dám nói tôi thiếu thốn cho dù nhiều khi tiền dằn túi chỉ đủ vá xe…

    Nhà quý tộc tài ba xứ Man – tra về già có thể ân hận vì những hão huyền tuổi trẻ (mà trẻ gì cơ chứ, ông cũng ngót 50 khi đánh cối xay gió cơ mà), còn tôi, chắc đến chết vẫn hão huyền với những quy định dở hơi do chính mình đặt ra.

    Có thể cả những con người phố tôi cũng vậy…

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (14-11-2013), Yankumong (31-01-2014)

  5. #22
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Chuyện phố tôi (11)

    Nhà tôi khoảng 17m2 không nóc, mọi thành viên gia đình sống riêng trong một cái chung đó. Nhiều khi, tâm tư bị kìm nén đến nỗi tôi chả còn nhớ mình từng dám khóc, dám cười, dám cáu gắt… lần cuối là bao giờ. Thú thật, sống mãi ở khó khăn thì cũng thấy nó… thường thôi.

    Ngõ nhà tôi tối om, sâu hoắm. Con phố nhỏ an ninh tốt lắm, kể từ khi có cái đồn công an phường ở giữa phố. Nằm giữa chợ và đường Phùng Hưng tấp nập, thế mà cái phố tôi nó cứ vắng hoe hoe. Những năm tám mươi thế kỷ trước, chỉ sau 8h tối là chả còn gì hay chả còn ai ngoài phố. Trong ngõ nhìn thẳng ra, loáng thoáng phía đầu ngõ là ánh sáng lập lòe của cái đèn đỏ treo tít trên cao, bằng cách căng dây từ nhà này sang nhà kia. Tôi lãng mạn từ bé. Cái này thì mãi sau mới biết đó được gọi là lãng mạn. Nhà tôi thường ngủ sớm, có vẻ là rất sớm là khác, có thể là do hồi đó, bố tôi phải đi làm sớm, và tôi cũng vô cùng ủng hộ việc này, vì nếu ngủ sớm thì 5h sáng dậy tập thể dục sẽ không ngại. Tôi nằm trên cái phản nhỏ phía cửa sổ nhìn ra ngoài ngõ, đong đưa ý nghĩ theo bóng cái chao đèn xô lệch trong gió, rồi dần dần thiếp đi…

    Một hôm, tôi giật mình tỉnh giấc giữa đêm, chắc là đã khuya lắm vì bà nội tôi đã ngủ. Bà thường khó ngủ, giấc ngủ thường “đến trộm” lúc nửa đêm, như lời bà nói. Bất giác, tôi lại đưa mắt ra ngoài tìm ánh sáng vàng vọt của cái đèn đêm, tìm cái bóng tròn chao đi chao lại của cái đèn… Nhưng hình như có gì đó, lạ lắm… Hóa ra là tiếng khóc bị nén lại kìm lại, thi thoảng mới có tiếng hức hức nén lại… Một bóng đen ngồi thu lu đầu ngõ, chặn ngay sau cánh cổng khép hờ. Tôi nằm im, theo dõi. Chú Dũng, đúng chú ấy luôn. Cơ mà sao chú lại ngồi đây khóc nhỉ. Nhưng rồi, cái tuổi hơn mười của tôi nó thắng nhanh hơn, tôi ngủ mất trước khi ý định theo dõi chú hoàn thành.

    Sau buổi hôm đó, tôi để ý tới chú nhiều hơn. Chú Dũng, một người đàn ông mẫu mực của khu phố tôi. Cao to, nghe nói chú là đệ tử Thiếu Lâm Nam phái, nhìn cây trường côn bóng lộn dựng cạnh cửa hay cặp côn nhị khúc gỗ nghiến không đánh xi mà lúc nào cũng soi gương được là biết chú tập tành thế nào. Có một điều mà không chỉ tôi, tất cả mọi người đều đã nói vậy, đó là chưa ai thấy chú cáu hay khó chịu cái gì bao giờ, hơn nữa, hầu như chú cũng chẳng từ chối giúp đỡ bất cứ ai, nhất là lũ trẻ chúng tôi. Cái bọn mà lâu lâu lại bị bố mẹ oánh cho quắn đít vì cái tội đá bóng vào nhà người khác hay đánh nhau gì đó, chú là vị cứu tinh. Vì nếu đang nằm nghiến răng trào nước mắt chịu đòn, chú mà đi qua là y như rằng, chú vào xin lỗi bố mẹ chúng tôi y như là chú mới là kẻ có lỗi, mới là kẻ sút quả bóng vỡ tung cái chuồng gà hay đốt pháo làm nước cống bay tung lên quần áo đang phơi. Sau đó, chúng tôi có sự bình an trong vòng tay chú. Nhà chú quen thuộc với lũ trẻ vô cùng, nhất là ở thời buổi khó khăn đó, chú vẫn đầy kẹo bánh hay hoa quả, thứ thật sự dễ dàng mua chuộc chúng tôi. Còn nhớ lần bị bố đánh vì cái tội đi mua ớt thì tiện đường đá séc cầu, về nhà cách chợ 100m mất gần một tiếng, bố tôi tất nhiên rất vui lòng cho cái roi mây bóng lộn có dịp ra oai. Cái mông yêu quý của tôi mới chịu đôi ba phát vun vút thì chú đi qua, vào quát bắt tôi xin lỗi bố mẹ, rồi nhỏ nhẹ xin bố mẹ tôi cho tôi qua nhà chú, chú mới có quà của người nhà gửi Liên Xô về, muốn cho tôi. Hai phát roi mây được đổi một phần tư quả táo Tây to tướng thơm lừng, tôi thấy lời quá lời luôn. Hức, ực. Tới giờ, đã măm đủ thứ hoa quả trên đời, tôi vẫn không quên được mùi vị ngày đó…

    Chú vẫn thế, vẫn trần lưng ra lợp lại cái mái dầu của ngõ hay xây cổng cho ngõ số 3. Ngoài những lúc lúi húi đun chì rồi cán, cắt làm đạn súng hơi, thì chú lại loay hoay với cái lưới gôn tôm hoặc quấn cái cán vợt cầu lông cho chúng tôi. Chú còn có tay nghề hàn vá đồ nhôm. Nhìn chú đổi công năng cái chậu thủng thành cái cạp lồng đựng canh mà thán phục. Nụ cười luôn ở trên môi chú, ngay cả khi cô Hoa vợ chú chiều muộn đi làm về, mặt mũi cau có. Chú dễ thương bao nhiêu thì cô khó chịu bấy nhiêu. Thật sự là oan cho mắm tôm nếu so cô với thứ đồ chấm ngon lành ấy.

    Nhà chú luôn yên tĩnh, có vẻ cô chú toàn nói nhỏ nhẹ. Cô chú chả bao giờ cãi nhau, cũng chả ồn lên bao giờ vì cô chú không có con. Sống ở trong phố, nhà này cách nhà kia bằng bức tường con kiến, thì nói chuyện to cũng đủ để cả xóm tham gia, thế mà nhà chú luôn yên lặng vô cùng. Gia đình chú cứ thế, chẳng có gì khác cả. Tôi có lúc nghi ngờ rằng mắt mình quáng gà, cho dù hồi mười tuổi, bác sỹ đo mắt cho tôi nói tôi có mắt trái 12/10 và mắt phải 10/10. Người như chú làm sao mà khóc nhỉ?

    Tới khi tôi học xong phổ thông, thì cô chú rời Việt Nam sang Đức, nơi mà họ hàng của cô Hoa đã định cư lâu rồi. Chú đến từng nhà, chia cho mỗi gia đình một món đồ của chú, tôi được chú cho cái ru bích và bố mẹ tôi được chú tặng cái nồi áp suất. Chú cười hiền “em sang đó chả thiếu gì, có mỗi hai vợ chồng với nhau, đồ đạc cũng không nhiều, chia mọi người làm kỷ niệm. Vợ em định bán, nhưng em thấy chả đáng gì…”. Bố mẹ tôi và mọi người, vốn bản tính ít khi muốn chịu ơn ai, vậy nhưng đều nhận quà của chú… Vậy là đã hơn hai mươi năm chúng tôi không gặp lại chú rồi…

    Tôi yêu cũng nhiều, vài mối tình cũng sâu đậm lắm. Nhiều khi chia tay, vào nhà vệ sinh khóc rấm rứt một mình.

    Sống ở phố, cũng khổ đủ điều, khổ nhất là sống thực cũng không dễ, muốn hỉ nộ ái ố cũng phải nhìn trước ngó sau. Đừng thấy chúng tôi lúc nào cũng đàng hoàng, vui vẻ mà tưởng chúng tôi sang giàu hay hạnh phúc là chính. Con người ai chả thế, bên ngoài thì son phấn áo quần màu mè đẹp đẽ vậy thôi, chứ trong bụng ai chả một đống ruột gan phèo phổi!

  6. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (14-11-2013)

  7. #23
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Chuyện phố tôi (12)

    Người quê không ở phố

    Dạo này, mà thật ra là các dạo luôn, cứ ở đâu nhao lên về Người Hà Nội thế này thế nọ, thì y như rằng ở khắp nơi rộ lên là khinh khi, coi thường rồi gì gì đó của những người nơi khác. E hèm, chả hiểu cái gì khiến thế nhỉ? Hay chắc tại Người Hà Nội có cái gì đó khác? Có 3 cái tai? Hay 5 cái mắt?

    Cô Phương, nhà ngay đầu phố tôi, cô quê gốc Nam Định, làm giáo viên dạy văn cấp 3 khoảng hai mươi năm, trước khi về làm ở Nhà xuất bản Giáo dục. Cô thực sự mới về phố tôi hơn chục năm nay, và cô có lẽ là người lớn tuổi duy nhất ở phố mà tôi nói chuyện nhiều, gặp nhiều. Chồng cô là một tiến sỹ toán, công tác tại Bộ Giáo dục, hai con trai cô một tốt nghiệp loại giỏi Ngoại thương, đang làm cán bộ ở Bộ Ngoại giao, thằng anh thì sang Sing học từ nhỏ, giờ đã là Thạc sỹ và định cư bên đó. Nói tóm lại, gia đình cô quả thật có muốn chê, thì đành chê là… học gì mà lắm thế.

    Trước, thì cũng như những người khác ở phố, tôi chả ấn tượng gì với gia đình cô, suốt ngày đi vắng. Thậm chí, quanh vỉa hè còn đồn rằng, cô hâm lắm, tôi cũng chả quan tâm. Tôi chỉ biết cô khi cùng một năm, cả cô và chồng cùng về hưu, cô tích cực tham gia các sự kiện của khu phố, và đặc biệt, cô hay sang nhà tôi nhờ mẹ tôi dạy nấu ăn. “Chị nấu các món ăn Hà Nội ngon lắm, em thấy các chị ở phố khoe mãi, chị phải giúp em biết nấu như chị!”. Cô này có lẽ ẩm thật, tôi nghĩ, chả biết các món ngon lành mẹ tôi nấu có được gọi là món Hà Nội không, vì tôi thấy cả nước ở đâu chả nấu bún ốc, bún riêu… hay nướng bún chả hay làm bún đậu. Thế là mắc phải trạng thái ngụy biện bị thông tin vỉa hè “đổ thuốc độc vào giếng”, tôi nghĩ luôn là cô Phương hâm xừ rồi. Cho đến một hôm…

    “Mẹ có nhà không cháu” – “Dạ, không cô ạh” – “Thế cô đợi mẹ nhé” – “Vầng”
    Tôi pha nước mời cô, và tự nhủ, thế là toi, phải ngồi tiếp bà hâm này rồi. Cô nhìn ngắm khắp căn nhà bé bằng cái bếp nhà cô, chả là nhà cô là nguyên căn 2 tầng sàn gần 40m kiểu Pháp nguyên thủy, tường 40, cầu thang xoắn ốc bằng gỗ lim, phía sau còn có khoảng sân cô ngăn làm bếp. Với dân phố chúng tôi, đấy là căn nhà mơ ước chứ chả phải biệt thự phân lô hàng chục tỷ ở các khu đô thị mỹ miều. Rồi cô hỏi tôi mọi thứ, từ công việc, gia đình, con cái rồi ngày xưa, ngày nay. Vốn cũng không thích cô cho lắm, tôi cũng trả lời nhát gừng, hoàn toàn không muốn tiếp chuyện. “Cô nhà quê, nhưng bằng mọi giá cô phải vào phố ở, cái văn hóa ở phố, chả đâu có được. Con cô cô bắt đọc sách về Hà Nội, về phố, cô thì học cách sống, cách ăn, cách nghĩ của mọi người ở đây. Cái nhà cô mua đắt hơn mấy lần cái biệt thự ở Linh Đàm, nhưng với cô vẫn còn rẻ chán…”. Cô cứ thế, lan man, nhưng tôi bắt đầu chú ý. Vì nói thật, trong tôi có một niềm tự hào không dấu giếm về quê hương mình, Hà Nội, tôi bắt đầu tiếp chuyện cô nhiệt tình hơn, tìm hiểu về cô và gia đình…

    Hóa ra, nếu đánh giá một người qua nhận xét của người khác là sai, và nếu đánh giá một người qua việc nói chuyện qua loa cũng là sai. Cô chẳng phải tự nhiên mà làm giáo viên dạy văn hai chục năm chẳng phải tự nhiên mà hai thằng con đều ngoan ngoãn học giỏi, chẳng phải tự nhiên mà sống khỏe ở đây chỉ bằng công sức không buôn bán gì. Sau buổi hôm đó, tôi thích cô, thích con người bộc tuệch, thẳng thắn đó. Cô cầu tiến, ham tiến, và đau đáu tiến tới một cái đích của mình. Nhà cô, toàn sách về Hà Nội, tiểu thuyết, truyện ngắn về Hà Nội, văn hóa Hà Nội… như cô nói, thì các con cô muốn làm gì thì làm, điều kiện cô ra chỉ là đọc hết một cuốn sách về Hà Nội, vậy là được như ý ngay. Tôi bị cuốn hút bởi cái tủ sách cô kể, thế là cô bảo “sang nhà cô mà đọc, nhà cô có góc đọc sách riêng”, tôi càng tò mò…

    Hôm sau, tôi sang nhà cô theo lời mời của cô, theo cái sự tò mò của tôi. Quả thật ấn tượng với cái “góc đọc sách” ấy. Nó là một góc nhỏ, được ngăn với toàn bộ phần còn lại của cái nhà áp mái bằng hai cái giá sách cao, có một cái ghế êm ái, một cái bàn xinh xinh để cốc thủy tiên, đặc biệt, cửa sổ của cô nhìn ra phía lô nhô phố, trông đẹp như tranh của Bùi Xuân Phái… Tôi như bị tiếng sét ái tình bổ trúng đầu, chết mê chết mệt cái góc xinh xinh đó. Tôi bày tỏ ngay với cô điều này, cô vui ra mặt, cũng khoe luôn là do cô làm ở nhà xuất bản, nên cũng có điều kiện sưu tầm sách, thậm chí xin được cũng nhiều. Nhưng ngay lập tức cô khẳng định, là cô và các con đã đọc gần như toàn bộ số sách này, chỉ trừ chồng cô là “bảo không có được” thì ít đọc thôi. “Đọc mà học dân phố, học cái văn hóa tuyệt vời được tích tụ từ bao đời người dân sống ở phố, sống ở nơi họ bị quy định phải thanh lịch, phải biết tự hào về phố” – cô nói. Cô còn nói nhiều nữa, về sự tự hào gốc gác đất văn Nam Định, về gần hai mươi năm dạy hàng chục học sinh sau này trở thành nhà văn, nhà thơ ở Hải Phòng, tự hào về con trai cô từng đi thi Toán đoạt giải quốc gia rồi định cư ở Sing, nghe lời mẹ, cuối cùng cũng lấy vợ Người Hà Nội dù đã định cư bên đó, tự hào về chồng cô, một nhà toán học chỉ biết học và nghiên cứu, giờ về hưu vẫn hàng ngày viết sách, hàng ngày khen những món ngon Hà Nội cô học về nấu cho ăn...

    Và để chứng minh mình đã đọc nhiều, cô trích dẫn mấy câu trong cuốn này, cuốn kia. Tôi đứng đó, nhìn con người nhỏ nhắn trắng trẻo đang thia lia nói đó, và cũng tự hào về quê hương mình, tự hào vì mình có một người hàng phố tuyệt vời. Cô không phải người gốc ở đây, nhưng với tôi, cô là dân phố đích thực, có khi hồn phố, tinh khí nơi này lại phần nào được lưu truyền, được nuôi dưỡng bởi những người quê không ở phố.

    Căn áp mái,có cầu thang lên từ sân sau, tách riêng khỏi căn nhà, có cửa ngăn với ngõ số 3, từ hôm đó có thêm một chìa khóa do tôi giữ. “Cháu thích chỗ này thì cứ tự nhiên mà lên đọc nếu cô không có nhà. Sách mà không có người đọc thì nó mất giá trị, sách là để lưu trữ văn hóa, tinh hoa nhân loại, nó chết nếu như không ai động tới!”. Tôi chả bao giờ bò lên cái góc xinh xinh đó nếu cô không có nhà, nhưng cái chìa khóa thì tôi vẫn trân trọng giữ, như mặc nhiên trong lòng trân trọng cho rằng mình có thêm một người bạn vong niên.

    Hà Nội, 13/11/2013.

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    hung (15-11-2013), Na chín (14-11-2013), tuansaker9 (22-08-2014)

  9. #24
    Mông để dành... Na chín's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5,439
    Thanks
    1,812
    Thanked 1,615 Times in 803 Posts
    Đọc bên FB mãi rồi, giờ mới thấy trong 4r - Đấy, bản thân BQT còn ưu tiên FB hơn 4r thế này thì làm sao làm gương cho thành viên được (j/k)

    Yêu Bell của mẹ nhất


  10. The Following 2 Users Say Thank You to Na chín For This Useful Post:

    Casper_HN (14-11-2013), hung (15-11-2013)

  11. #25
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Na chín Xem bài viết
    Đọc bên FB mãi rồi, giờ mới thấy trong 4r - Đấy, bản thân BQT còn ưu tiên FB hơn 4r thế này thì làm sao làm gương cho thành viên được (j/k)
    Lai (y) gio co men (y)

  12. #26
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Gió theo miền cũ

    Nhiều người nói, Hà Nội lãng mạn, đẹp không thể thiếu mùa đông. Hình như họ đúng…

    Thu về mang theo những cơn gió se se, run người cảm nhận, thấy gì đó xô ào nổi dậy, thấy cũ kỹ tìm về, thấy lòng trầm xuống mà cảm nhận, thấy gió heo may cuộn lá trong lòng. Thế nhưng, phải đến những đợt gió mùa cùng những ngọn gió lạnh ngắt, vi vút luồn qua kẽ tay tím tái, vành tai khô như đặt trong tủ lạnh, lỡ bị búng vào chắc rụng lả tả, ai nấy chúm chím trong lớp lớp vải, lớp lớp bông, ta mới thấy thực sự mùa đông về cuốn theo gợn lá vàng cuối thu thổi dọc lòng mình.

    Phố. Như một cô gái kín đáo, áo dài thướt tha e lệ giấu đôi mắt sáng trong bên dưới vành nón lá, nhè nhẹ đi trong chiều nhập nhoạng, hút mắt nhìn những lữ khách lại qua. Gió lạnh về lướt nhẹ, so vai thiếu nữ, gọi mắt nhìn tới gần những vần thơ. Thật giản đơn để cảm nhận nếu như bạn từng yêu phố, từng trải qua bao nhiêu cơn gió đầu mùa lành lạnh kéo mình về những kỷ niệm xa xưa.

    Sáng nay có việc đi rất sớm. Tôi im lìm trôi trong cái lạnh se se, chạy dọc phố, thấy như mình còn là cậu học trò của một thời phố còn trong vắt, ngơ ngác đi học trong một buổi sáng tinh mơ, đôi dép tổ ong dính vài vết vá từ ông vá dép đầu chợ Hàng Da, dùng cái bếp dầu quây tấm tôn để sẵn những thanh sắt đập dẹp đầu, một khay đầy những miếng nhựa to nhỏ khác nhau kích cỡ, sắc màu… đợi để được điểm tô lên những đôi dép không chịu được những trận chơi đồ, những lần ném ống bơ, những buổi ném bàng chín vàng hườm… Dọc lên đến Hàng Bông, tôi tưởng như đoàn tàu điện sớm sắp qua, dượm bước học trò chờ đoạn ngã tư chầm chậm để nhảy lên, tránh ánh mắt của bác soát vé, mà âm thầm đứng ở cuối toa, nhìn ra cái dây cáp giữ cần điện, thả mắt nhìn theo lá cuộn đuôi tàu. Qua Hàng Mành im lìm bí hiểm trầm tư bóng lá, có hàng bún chả mà thi thoảng lắm mẹ mới cho ghé qua, để ngồi chờ chả nướng, để hít hà cái mùi thơm đặc quánh, để từ từ húp nhẹ bát nước mằn mặn, chua chua, ngòn ngọt… Chiếc áo đẹp nhất thời đi học của tôi được may ở Hàng Trống, quá lâu để còn nhớ được tên nhà may to đoành đó, nhưng cái hình tên lửa thêu ở ngực trái là quà tặng không tính tiền của ông chủ đáng kính, vì tôi thích nó quá. Đoàn tàu quá khứ của tôi như đã đến bến Đinh Tiên Hoàng, đối diện Bách hóa 12 Bờ Hồ, nơi có bà bán hàng nước có đứa con lai tây đen, gia đình bé tí của bà chính là ở cái nhà chờ bến tàu điện, chính là sống cùng một thời kỷ niệm của tôi…

    Hồ Gươm thì có vẻ giống ngày xưa nhất, mùa mịt lảng bảng sương, heo hút gió, thấm thoáng những cô những bác tập thể dục. Tuổi học trò tôi thường chạy tập có một mình, không ngại mà nói rằng ngày nào cũng chạy theo một chị nhà ở chợ Hàng Bè, vì đúng như một cái đồng hồ, sáng nào cũng vậy, dù nắng, mưa, gió mùa hay kể cả là sáng 30 tết, cứ 5h15’ tôi chạy ra tới đài tròn phun nước là thấy chị chạy qua. Có thể nói, ấn tượng dài lâu về một người con gái lúc đó với tôi là đôi bàn chân bé xinh xinh thong thả chạy của chị, luôn ở trước tôi một đoạn như tôi muốn thế, suốt tới tận tới lúc tôi học hết phổ thông thì không gặp nữa, chắc chị đã theo chồng bỏ lại thằng bé con mê mải gót chân mình.

    Cái Tràng Tiền Plaza lạnh toát sang trọng chả liên quan gì đến cái Bách hóa Tổng hợp của tôi, những hàng cột lang lổ dấu tích của hàng chục lần vôi quét, những chị mậu dịch viên thật trẻ, thật… thờ ơ với lũ học trò chạy nghịch đuổi nhau chứ mua gì chúng nó! Cái tầng hai phía Hai Bà Trưng sàn gỗ nhấp nhô vắng tanh vốn là góc yêu thích của tôi, bởi nơi đó có đoạn quầy hàng để trống, một ô cửa sổ kiểu Châu Âu to tướng dăm bảy màu kính khác nhau, nơi thằng bé tôi có thể nhìn xuống cuộc sống phía dưới cũng đủ màu sắc, chỉ với cách thay đổi ô nhìn…

    Ngôi trường Trần Phú của tôi có vẻ còn giống ngày xưa nhất, mấy cây bàng bé tẹo đầy sâu róm giờ đã to đùng tỏa bóng che kín khoảng sân trước nhà để xe, các ô cửa sổ hành lang rộng dài hình như vẫn còn bóng dáng gọng kính cận ôm cặp nhè nhẹ bước qua, bóng hình mối tình đầu đơn phương trong sáng của thằng bé 15 tuổi…

    Hà Nội, cô gái đẹp không dành cho những chàng trai hời hợt, một nốt lặng miệt mài trong bản nhạc cuộc sống gập ghềnh.

    Cô người yêu đã cháy cùng tôi cả một thời tuổi trẻ từng nói “Giá mà em có thể ghen với Hà Nội của anh…”




    (Hà Nội, những cơn gió đầu, 15/11/2013…)

  13. The Following User Says Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    Na chín (15-11-2013)

  14. #27
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Nước mắt công lý

    Tôi gần đây chả ăn đu đủ, lần cuối cùng ăn là bao giờ thì thực sự là tôi không nhớ. Kèm với không ăn đu đủ, tôi cũng từ giã ăn chuối cũng đã lâu lắm rồi, chỉ khi đạp xe đạp, tôi mới trở lại măm chuối, vì tôi nghe nói nó rất tốt cho người đạp xe, nó có cái chất hóa học gì đó khiến hạn chế chuột rút, kẻ thù của những người đạp xe.

    Chả là thế này, những năm đầu 90, kinh tế nói chung rất kém, gia đình tôi cũng chả dư giả gì, có một ông anh họ hàng xóm xa, lòng vòng gì đó xa lắm, mới đề nghị bố mẹ tôi cho mượn góc sân để… đu đủ và chuối mang từ tận miền núi về. Cái món này thì phải mang về lúc nó xanh, sau đó ủ bằng rơm trong góc sân, vài hôm thì lựa ra quả nào chín hay ương ương thì mang ra bán. Cái thời đó, mùi đu đủ chín hấp dẫn đến nỗi nhà tôi thường để dành những quả thật ngon cho hàng xóm, để đền bù tổn hại mũi cho họ. Tôi thì tất nhiên, cứ quả nào ưng mắt nhất là ăn, nải chuối nào đẹp nhất là ăn. Thằng bé lớp mười (các bạn nên nhớ lớp mười ngày đó ngố lắm, không bằng các em cấp 2 bây giờ đâu, mà tôi còn thi 8 lên 10 luôn, nên càng ngố) vô tư vô cùng, chả ý tứ gì cả, ông anh họ hàng xóm cứ thở dài nói khéo với bố mẹ tôi “Đúng là dân phố khác dân quê bọn cháu, ở quê, bọn cháu cái gì ngon cấm có dám ăn, để dành bán, ở đây em nhà cứ cái gì ngon thì ăn, ít ngon thì bán!”. Tôi cười khành khạch vô tư và vô tâm tệ! Công nhận, ngon và mát mát là…

    Tất nhiên, ở chợ Hàng Da thì không thể kiếm chỗ bán rồi, mẹ tôi dẫn anh lên vỉa hè phố Lý Thương Kiệt, cạnh chợ Âm phủ bán. Bán được vài hôm thì bị các bà hoa quả trong chợ ra chửi vào cạnh khóe, thế là đám đu đủ ngon, chuối to của anh tôi dịch dần đến tận cạnh cổng sau của Tòa án, đối diện nhà bác Duyệt, hình như hồi đó là Chủ tịch Tp Hà Nội gì đó to to lắm. cái thằng tôi biết cả chính trị là vì anh tôi nghe các bà ở chợ kể, nên cứ con dâu nhà ông đi mua đu đủ hay chuối y như rằng anh tôi tặng nải to chất hoặc quả ngon nhất không lấy tiền. Nhà bác có vẻ ăn nhiều chuối và đu đủ lắm, vì tôi thấy tuần nào cũng qua vài lần, và chắc do đông người, chị con dâu xinh như búp bê lần nào cũng khệ nệ xách đôi quả đu đủ với nải chuối đại. Có lẽ, cũng vì vậy, mà các chú công an phường muốn đuổi các bà hoa quả trong chợ Âm phủ bay tung tóe như đàn gà gặp cáo ra sao thì đuổi, chứ chửa có bao giờ đuổi cái đám đu đủ chuối của anh tôi…

    Tôi hay ra con phố vắng to tướng bóng mát với vỉa hè rộng như sân trường ấy, hồi hè thì trông trưa cho anh về ăn cơm, sau đó thì hay ra nhiều hơn, chỉ để chạy vào sân sau Tòa án, thường mở toang cửa, nơi có con đường bê tông to, vắng, đầy cây xanh bóng mát. Tôi cứ tưởng tượng đó là khu vườn riêng của mình, chỉ thi thoảng bị chiếm là do có vụ xử gì đó thôi.

    Có một cô, nghe nói là chánh án gì đó rất có tiếng, thi thoảng hay xử án ở đây là lại ra chỗ anh tôi mua đu đủ. Mà ông anh họ hàng xóm nhà tôi sao mà tinh thế cơ chứ, cứ ai có chút chức vị là anh đánh hơi rõ nhanh, và luôn cho tặng hoặc bán giá rất rẻ, vị chánh án xinh đẹp và nghiêm nghị là loại khách luôn được mua rẻ, tất nhiên, cô chả biết giá dành cho cô là giá đặc biệt, cũng một phần vì cô toàn mua hàng vào lúc trưa, khi cô trở về nhà từ tòa án.

    Trưa, khi ông anh trở lại với đám hoa quả, tôi đi bộ về nhà. Tôi thường chọn con đường xuyên qua tòa án, từ cổng sau ra cổng trước vì tôi thấy luôn có một mình. Nhiều khi, tôi chọn cái ghế bê tông cong cong gãy ở đằng sau cái xe rác chở lá để ngồi, vì góc đó hầu như bên ngoài không nhìn thấy nhưng ở trong thì có thể nhìn khắp khoảng sân… Một hôm, đang ngồi thả hồn theo những vần thơ (chả là hồi lớp 10, biết yêu đương, biết đau khổ thế là biết làm thơ), tôi bỗng nghe tiếng khóc thút thít, nhỏ lắm. Đang nằm dài trên chiếc ghế gãy, tôi trườn nhẹ ti hí ngó ra từ khe ghế. Phía sau cái xe đựng lá, chiếc xe đạp Favorit xanh có giỏ là chiếc cạp lồng nhôm bộ đội nắp vẽ hình hoa tím của cô chánh án trẻ dựng ở đó, tiếng khóc phát ra phía sau xe lá, chắc chắn là cô rồi. Tôi nằm im, không dám thò ra, bối rối và lo lắng, chả biết phải làm sao. Chỉ dăm phút sau, tiếng khóc tắt, lạch tạch chiếc xe lăn bánh đi. Tôi bò ra, trở về nhà với một dấu hỏi to tướng, quên luôn cả mấy cái ý thơ lãng mạn vừa mới nảy chồi.

    Hôm sau, nghe ông cắt tóc gần đó nói, một vụ xử mà chả có ai vui mới xảy ra hôm qua, một thằng nhóc 19 tuổi cướp cái túi của một cô gái, làm cô ngã gãy tay, sau đó bị dân đuổi bắt, trong túi chỉ có đám gương lược và 2.000đ. Cô là cô giáo tiểu học, vác cả cái tay gẫy bó bột đến tòa để xin giảm án cho thằng nhóc, bố mẹ nó thì nghe nói là không biết làm gì trước tòa, chỉ biết khóc rống lên. Cô chánh án xử 18 tháng tù giam, hình như cũng là ở khung thấp của hình phạt mà tội nó đáng nhận... Từ đó, không hiểu sao tôi không gặp lại cô chánh án tới mua đu đủ, hay tới tòa án nữa. Tôi mặc nhiên nghĩ những giọt nước mắt của cô thui thủi sau tòa là dành cho thằng bé đó, là dành cho sự nghiêm nghị của một chánh án trước tòa, dành cho một tấm lòng một người mẹ. Tôi sau đó quyết định thi cả Cao đẳng Kiểm sát để mong được trở thành một chánh án như cô, để có thể cho thằng bé đó hưởng án treo vì nó ăn cướp lấy tiền cho mẹ nó chữa bệnh. Chả biết may cho ngành kiểm sát hay may cho tôi, là tôi thiếu nửa điểm mới trở thành sinh viên của trường. Sau đó, tôi cũng quên cả cô chánh án trẻ, cho đến chiều nay…

    Tôi vốn chả bao giờ đi chợ, bé thì mẹ lớn thì vợ. Hôm nay lang thang chụp ảnh, thế nào vô thức tôi nhìn vào một quầy bán rau cỏ ở dưới 2 cái ô to tướng, một cô bán rau lớn tuổi, ánh mắt quen lắm, mà tôi không thể nhớ ra ngay. Tôi nhận ra cô chánh án ngày xưa bởi sự xác định của cái cạp lồng xanh bộ đội trên nắp vẽ hình hoa tím. Ánh mắt cô long lanh y như hơn hai mươi năm trước hồi tôi mới gặp cô, tuổi tác đã hằn lên khóe mắt, lên vầng trán thông minh, mái tóc dài giờ xơ xác điểm bạc… nhưng nụ cười cô dành cho mọi người sao mà sáng thế, trong thế, nhẹ nhàng đến thế. Chắc chắn cô chả nhận ra cái thằng đứng ngẩn với cái máy ảnh to nhìn cô ngày xưa là thằng lon ton phụ bán đu đủ phía vỉa hè cổng sau Tòa án…

    Gần đây, xã hội rộ lên những oan sai tày trời, những điều trái luật trái lòng xảy ra khắp nơi, niềm tin xuống trầm trọng. Tôi gặp lại cô chánh án ngày xưa giờ đã bán rau, và tôi tự tin cho rằng những giọt mắt cô giấu giếm ngày đó là những giọt nước mắt công lý. Tôi hiểu rằng, xã hội dù có trở nên thế nào, thì những con người chính trực sẽ vẫn luôn không thể vẩn đục. Tôi mua hai mớ rau muống, lòng tự nhủ chả biết về sẽ giải thích ra sao với vợ về việc này…

    Tôi bỗng thèm ăn đu đủ kì lạ…

  15. #28
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Chuyện phố tôi

    Cô Mai

    Vậy là tới ngày Nhà giáo Việt Nam, cũng là ngày kỷ niệm ngày cưới của tôi với, tất nhiên, vợ tôi. Ngoài ra, nó cũng là ngày kỷ niệm ngày cưới của một con người khác, một con người tôi hằng kính trọng bao năm nay, cô Mai.

    Năm 1982, tôi học lớp 2. Cô Mai chủ nhiệm lớp tôi. Ngày đó, và cũng như bây giờ, ngôi trường nho nhỏ ở phố Ngõ Trạm ấy, ngôi trường mà Đại tướng từng giảng dạy, là một ngôi trường nổi tiếng. Cô phải đi dạy học ở các trường miền núi khoảng 5 năm sau đó mới được phân về thành phố, lớp đầu tiên cô chủ nhiệm là lớp tôi, lâu quá cũng chả còn nhớ là 2A hay 2B nữa, chỉ nhớ là lớp 2 thôi. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu thấy cô vào lớp, cái lớp bé nhỏ nằm đối diện cổng vào trường, qua cái sân. Ngoài cửa gỗ có kính là một hàng rào nhỏ toàn hoa, cô đi vào lớp, bất giác tôi ngạc nhiên về một cảm giác đẹp đẽ. Thật khó có thể miêu tả lúc đó tôi nghĩ gì, làm sao một thằng bé lớp hai có thể biết thế nào là đẹp, nhưng bây giờ hồi tưởng lại, tôi đoán lúc đó mình cảm thấy cô giáo của mình đẹp quá, trẻ quá, có khi còn trẻ hơn, đẹp hơn cả người phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng biết, mẹ tôi. Tôi trôi qua nửa năm lớp 2 với cô giáo trẻ măng, xinh đẹp và nhẹ nhàng…

    Kỷ niệm đầu tiên, và cũng không kém phần sâu sắc tôi có với cô, cũng từ những trò nghịch ngây ngô của trẻ con. Từ trường Thăng Long về nhà tôi, tôi thường đi qua chợ Hàng Da nếu có bạn đi cùng, và nếu đi mọt mình, tôi sẽ đi con đường xuyên qua ngõ Tin Lành, con ngõ nhỏ toàn cây xanh, những bức tường rêu cũ của những cửa sổ kiểu Pháp cổ. Tất nhiên những hôm có một mình, rất thường xuyên, tôi cứ lặng lẽ đi qua ngõ đó, cảm thấy mình đang đi qua một câu chuyện cổ tích về một thế giới khác, ở đó toàn tiếng chim và màu xanh của lá, của rêu phong, của màu sơn cánh cửa bong tróc hay màu xanh ngắt của bầu trời… Chuyện xảy ra vào hôm tôi đi cùng đám bạn, đi qua chợ. Tự nhiên, hôm đó sau một chầu đập cặp nhau, hồi bé chúng tôi thường lấy cặp làm vũ khí để đập nhau, khéo léo thì sẽ đập được vào đầu đứa khác mà mình không bị đập vào đầu, thế là vui lắm, chúng tôi lon ton chạy về phía chợ. Cô Nguyệt dạy lớp 3B của trường đang mua hoa quả, thằng Hoàn đi qua “Em chào cô ạ ạ ạ…”, thằng Minh “Em chào cô ạ ạ ạ…”, tôi thì tự nhiên “Em chào cô ạ quạ quạ quạ…”. Mặt cô sa sầm, túm chặt tay tôi quoắc mắt hỏi “Cách em học lớp nào, quay lại trường ngay” rồi lôi chúng tôi quay lại trường. tất nhiên, lúc đó hầu như chả còn ai ở trường, cô Nguyệt gặp được cô hiệu phó và báo cáo là 3 học sinh nói bậy, đề nghị mai mời phụ huynh đến gặp cô và cô giáo chủ nhiệm. Tất nhiên ba đứa chúng tôi chả dám nói gì, chỉ đứng khóc hoặc nhìn mấy ngón chân loe ngoe trong đôi dép…

    Hôm sau, tôi đi cùng mẹ đến lớp với cái mông chả còn cảm giác với quà tặng của bố là chục lần hạ roi mây. Hic, sao bà nội lại làm nghề đan giỏ mây cho nghệ nhân Mai Hạnh cơ chứ, đâm ra sẵn roi mây lắm cơ. Cô Nguyệt mặt vẫn chưa thôi tức tối kể lại chúng tôi đã nói bậy, cô Mai nhẹ nhàng bảo chúng tôi xin lỗi cô, các bà mẹ cũng thành khẩn xin lỗi, cô Nguyệt ngúng ngẩy đi ra. Về lớp, cô Mai hỏi chúng tôi đã nói gì, tất nhiên, chúng tôi nói nguyên văn, cô và ba bà mẹ cười rích rích mãi mới dừng lại được… chuyện này tôi nhớ mãi.

    Sang học kỳ hai, tôi bị viêm thận, phải nằm viện điều trị. Với việc không đi học vài tháng, tôi cầm chắc lưu ban. Cô Mai có cách của cô, hàng ngày cô bảo thằng Minh và thằng Hoàn chép bài thật kỹ, rồi mang vở vào bệnh viện cho tôi chép lại, hôm sau mang vở đến cô chấm. hàng tuần, sáng chủ nhật cô lại đích thân vào viện kiểm tra bài của tôi. Suốt 3 tháng trôi qua như vậy, tôi vẫn đủ điều kiện lên lớp. Lúc đó, dù còn rất nhỏ, tôi vẫn biết ơn cô lắm.

    Lên lớp 3, lớp tôi do cô Nguyệt chủ nhiệm, cô chỉ khiến tôi nhớ cồn cào cô Mai thôi. 20-11 năm 1983, mẹ tôi cùng tôi mang một túi cam to, đến thăm cô Mai, ngôi nhà nho nhỏ phố Lý Đạo Thành. Mẹ gửi xe đạp ở Tràng Tiền, hai mẹ con lò dò sang nhà cô… Thấy đông người quá, “hình như có đám cưới…” mẹ nói, tôi gật gù. Phía trên cầu thang chú rể đang đỡ cô dâu xuống… “Cô Mai”, tôi hét ầm lên, hóa ra là đám cưới cô, đúng ngày 20-11, đúng lúc thằng học sinh tới thăm cô. Tôi cầm túi cam lao đến hào hứng, mọi người cười rộ, tôi mặc kệ, cô giáo của tôi là cô dâu nhé, xinh lắm, mặc áo dài trắng, tay ôm bó hoa lay ơn…

    Năm nào tôi cũng đến thăm cô vào ngày này. Hai mươi lăm năm sau, tôi đến cô để mời cô dự đám cưới mình, cũng vào ngày 20-11, hai cô trò cười vui vẻ, cả gia đình cô, gia đình tôi, đều nhớ kỷ niệm trùng hợp kỳ lạ này…

    Năm sau cô về hưu, tôi thấy nét buồn thoáng qua trong đôi mắt người phụ nữ tuyệt vời đó, tôi cười đùa “Vậy là con em không được là học sinh của cô mất rồi, nó vào trường thì cô mới về hưu năm trước…”. Cô cười, nhưng không hiểu sao lén quay đi lau nước mắt. Có vẻ như việc không còn được vui cười, dạy dỗ lũ con trẻ chúng tôi là một điều đau đớn với cô.

    Năm nay, tôi lên lịch kỷ niệm ngày cưới của mình, và vợ tôi không quên chuẩn bị một món quà nho nhỏ cho cô Mai. Kính chúc cô mãi mạnh khỏe, em mãi mãi nghĩ tới cô như một cô giáo trẻ trung ngày mới về trường…

    Hà Nội, 20-11-2013…
    (Kính tặng cô Mai, mong mọi điều tốt đẹp luôn ở bên cô và gia đình)

  16. #29
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Ốc tháng Mười, người Hà Nội

    “Nếu nói về món ăn đường phố, thì Hà Nội phải được coi là thiên đường”, câu này tôi được nghe nói hoặc đọc ở đâu đó, là câu nói của một người nước ngoài sau khi sống ở Hà Nội nhiều năm.

    Nói về ốc, phải nói có hàng chục, hàng trăm hay cả hàng ngàn cách chế biến, nhưng tựu chung lại, ai mà chưa được thưởng thức món ốc luộc trong gió lạnh mùa đông, mong mưa phùn mê mải, để xuýt xoa với từng con ốc nóng bỏng tay, những miếng nước chấm mặn ngọt chua và cay cháy lưỡi thoảng mùi lá chanh, thì quả thật là chưa biết ăn ốc.

    “Ôi dào, con ốc nào chả như con ốc nào, cho vào nồi luộc lên là xong!”, sai bét rồi. Thứ nhất, về chính con ốc, con ốc ngon thường mỏng vỏ, thịt chắc và dày. Tất nhiên, ta chả thể nào ngồi chọn từng con ốc trong cả nồi ốc được, nhưng nếu như tỉ lệ ốc ngon trong rổ ốc chiếm đa số, thì ta có thể tin chắc rằng đám ốc này vốn quê hương gốc gác là ở khúc sông quanh nước lặng, hoặc cánh đồng ngập nước nào đó. Còn nếu rổ ốc của bạn là một lũ ốc màu vàng hơi ngả xanh, viền đen và vàng to, mỏng vỏ, thịt ăn vào thơm, chắc mà lại ít nước, thì có lẽ bạn may mắn có được trong tay đặc sản đất Hà Thành, ốc Hồ Tây rồi đấy.

    Rổ ốc, đầu tiên cần phải được ngâm qua đêm với nước gạo loãng cho trắng thịt, nhả đất cát và bớt tanh. Sau khi sáng ra rửa ốc, rồi lại ngâm tiếp khoảng 5 tiếng nữa. Khâu này quan trọng, vì đây là lúc ta loại những con ốc chết, ốc hỏng ra khỏi nổi, để tránh cảnh “đang vui thì đứt dây đàn, mồm đang thưởng thức ăn quàng ốc thiu”. Tất cả những con ốc nổi, ốc lơ lửng trong nước đều phải loại bỏ. Rổ ốc sạch được cho vào nồi cùng vài lát gừng, nắm xả cắt khúc, thêm tí chua me với vài lá chanh già. Bếp đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng mở vung đảo cho ốc chín đều, có thể tiếp thêm chút nước, ít vừa phải thôi, để sau còn có kha khá nước ốc pha với nước chấm mà xì xụp… Tạm bỏ nồi ốc liu riu lửa đó đã, ta lo đến phần nước chấm.

    Phải nói, với gần như tất cả món ăn cần nước chấm, thì cái này quyết định tới 60-70% sự thành công của món ăn. Nước chấm ốc bắt buộc phải đậm hơn trong tất cả các vị, đường pha cũng phải là đường đỏ để có vị ngọn đậm, nước mắm nguyên chất, gừng giã nhỏ, xả cắt mỏng, điểm thêm chút giấm và đặc biệt, phải có ớt tươi thật nhiều. Nếu mà may mắn vớ được dăm quả ớt chỉ thiên dầm nát vào nước chấm thì khỏi cần lo nữa, cắt lá chanh rồi vớt ốc lên thôi nào.

    Không phải tự nhiên mà đĩa ốc tiêu chuẩn Hà Thành phải là đĩa chỉ xanh, lòng đĩa nông và nhỏ. Tất nhiên không phải để tính đắt tiền, mà để ăn ốc khi còn nóng, rất nóng, để khi ăn đến con ốc cuối cùng chỉ vừa đỡ bỏng tay chứ chưa nguội, thì ta đã phải xúc đĩa ốc nóng hôi hổi khác. Nếm nhẹ đầu lưỡi chút nước chấm, cảm nhận cái vị mặn, cay, chua, ngọt và nóng, có thoang thoảng hương lá chanh, ta bắt đầu cầm con ốc lên. Nhớ phải cầm bằng cả năm đầu ngón tay để diện tích tiếp xúc đủ nhỏ không gây bỏng, để đảo đều từng ngón đỡ nóng khi nhể ốc mà không rơi. Khi rút con ốc ra khỏi vỏ, nhớ xoay nhẹ theo chiều xoắn của vỏ ốc để không đứt cái thân ốc vàng ươm béo ngậy. Cẩn thận thì ngắt bỏ đoạn cuối, nơi có thể vẫn còn những gì còn chưa sạch, ta chấm chìm trong bát nước chấm và đưa nó vào miệng, nhẹ nhàng cảm nhận cái béo ngậy, sần sật, man mát mà ấm nóng, tanh tanh mà thơm thơm. Ăn ốc hay ở chỗ khi vị giác ta vừa cảm nhận được nó, thấy nó cũng là lúc ta… nuốt mất rồi, thế là chả ai bảo ai, lại nhanh tay chúm chím cầm con ốc khác lên, xuýt xoa để thổi, để nhể, để chấm, để cho vào miệng, để rồi lại vừa tới lại… hết, lại quay vòng. Bảo sao, cái đĩa ốc bé tẹo hết cực nhanh, trước cả khi chúng ta kịp nghĩ là đã ăn hết nó…

    “Ốc tháng Mười, người Hà Nội”, không phải tự nhiên mà dân gian truyền lại câu nói này, cho dù thực sự bây giờ ốc đá xanh Hồ Tây chỉ còn là trong quá khứ, bởi làng Võng Thị đến hõm nước trước chỗ rẽ vào Xuân La giờ đã thành phố to đẹp, bởi sự ô nhiễm của nước hồ hay thậm chí cả ở đám dạ dày không biết mệt bao nhiêu năm của thực khách đã quét sạch chúng vào quá vãng. Những năm chín mươi, góc hồ đoạn này đầy những rổ ốc đá khêu gợi, giờ lổn nhổn nhà to nhà bé bụi bặm áo quần… Thế nhưng tháng mười, là lúc các con nước đổi dòng, cuốn sạch bụi bặm rác rưởi về nơi cuối nguồn, phù du, món ăn ưa thích của ốc, được dịp phát triển mạnh mẽ, và chúng ta, lũ người háu ăn lại được dịp thưởng thức một món ngon nổi tiếng đất Kinh Kỳ.

    Tôi, nhiều khi, cả năm chả ăn ốc, thế nhưng, cứ mỗi khi những cơn gió đông bắc đầu đông lồng lộn khắp phố, mỗi khi tháng mười âm lịch trở lại, là lại phải bằng mọi giá thưởng thức vài bữa ốc luộc, một món vỉa hè dân dã nhưng lại rất đắm lòng. Cũng như tính cách người dân sống ở phố, tôi ăn gì cũng có và chọn cho mình một điểm ưng ý nhất, ốc cũng vậy, cửa hàng ốc tôi ăn đến nay đã 24 năm, bà bán ốc cũng đã quá quen cái mặt tôi đến nỗi chả buồn hỏi tôi ăn gì. Tôi, cho dù cũng đã thử hàng chục hàng ốc luộc nổi tiếng hay không nổi tiếng của Hà Thành, thì vẫn mỗi lần nghĩ tới ăn ốc là lại đến đây, nước chấm ốc ở đây phải nói là ngon nhất thế giới!

    “Ốc tháng Mười, người Hà Nội”, giờ đã là trung tuần tháng Mười, những con ốc thịt giòn tan béo ngậy đã lên đĩa, bạn còn bận gì mà chả mời tôi nhể chúng ra thôi?

    Ngay tối nay phải đi ăn ốc…




    Hà Nội lạnh, 22-10-2013…

  17. #30
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,670 Times in 672 Posts


    Chuyện ngày cuối năm.

    Nghèo mà có mấy cái nhà! Ai gọi là nghèo nhỉ, vậy mà tôi chính là kẻ đó đây!

    Số là từ khi bố tôi mất, thằng em trai thì xuất ngoại trốn nỗi buồn và hy vọng tìm đường kiếm sống, mẹ tôi sống một mình với hàng ngày tôi và gia đình bé của mình qua lại. Vậy là một nơi. Vợ tôi thì nằm trong danh sách khó khăn nhất của cơ quan, nên nhà ở xã hội cũng được một suất, mỗi tháng hai vợ chồng hưởng cảnh sống của sinh viên ngoại tỉnh, đó là lo tiền thuê nhà, điện nước… Vậy là hai nơi. Ông bà nội của vợ cũng mới ra đi cả, con bé em vợ thì về ở với mẹ, vậy là còn cái nhà nữa của vợ, thôi thì ở chả hết, cho thuê đỡ tiền thuê nhà kia. Vậy là ba nơi. Cố tí nữa thì thành “một chốn bốn nơi”, ngày cận tết, lo thắp hương cỗ chạp, cũng chóng cả mặt.

    Nơi cuối cùng tôi đến dọn dẹp và lo xắp xếp bàn thờ… là cái nhà của ông bà vợ để lại, đã cho thuê. Người thuê là một cô bé 20 tuổi đang mang bầu 6 tháng, nghe nói chồng đi công tác xa ít về.

    Căn nhà trống hoác, toàn đồ dùng tối thiểu, thậm chí bếp nước còn chỉ đủ để tráng quả trứng hay úp gói mì thôi, ấn tượng của tôi là rất tạm bợ, không hiểu vợ chồng nhà này sống kiểu gì. Ngôi nhà ảm đạm, buồn tẻ, cứ tưởng cho thuê để có không khí, có hơi người cho đỡ lạnh lẽo, mà tôi cứ thấy nó thê lương làm sao ấy. Tôi tặc lưỡi, kệ thân ai nấy lo, rồ lui cui dọn dẹp cái tum có bàn thờ và một số đồ cũ của gia đình chưa dọn đi hết… Mãi rồi cũng xong, kiếm tờ giấy viết mấy câu dặn dò con em vợ khi đêm giao thừa nó về thắp hương biết đường tìm thứ nọ thứ kia. Chả có tờ giấy nào, một cuốn sổ lăn lóc đầu giường…

    “Ngày…
    Mẹ xin lỗi con, mẹ đã đến nơi đó, đã có lúc trong đầu mẹ có ý nghĩ bỏ con, nhưng mẹ đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi nơi kinh khủng đó thật sự… Mẹ thậm chí không dám nhìn mình trong gương nhiều ngày vì ghê sợ mình. Mẹ xin lỗi con, ngàn lần xin lỗi con, Cún của mẹ…”
    “Ngày…
    Con không ăn được cháo nữa à? Cháo ăn liền chả có chất gì cả, mẹ hết cả tiền rồi, hai hôm nay mẹ toàn cho con ăn cháo ăn liền thôi… Con lại không ăn, mẹ nôn cả ra, quặn hết cả lòng… Mấy hôm nữa có tiền mẹ sẽ mua ngao nấu cháo rồi hai mẹ con ăn…”
    “Ngày…
    Hôm nào mẹ cũng khóc, đêm nào cũng bắt con nghe mẹ thổn thức, thậm chí nhiều hôm ở chỗ làm mẹ cũng vào nhà vệ sinh khóc với con… Sao mẹ khổ vậy? Sao con khổ vậy?
    Cún ơi… có cách nào cho cả mẹ và con đỡ khổ không?”
    “Ngày…
    Mẹ lại khóc, mẹ nhớ bố con, mẹ muốn không nhớ nhưng không được, mẹ nhớ quá… Nhưng mẹ với bố chỉ mới có mối quan hệ 8 tháng nay, làm sao bằng mối quan hệ giữa bố và bác Thoa, bố với bác đã có 20 năm… Nhưng mẹ có con Cún ạ, con là cuộc sống của mẹ, là niềm hy vọng của mẹ trong cuộc đời này. Bố con có lẽ cũng sẽ sớm ở bên chúng ta thôi, vì có con Cún ạ. Mẹ yêu con quá, mẹ mong tới ngày mẹ được bế con trên tay, nựng nịu con, nghe con khóc đòi ăn, nghe con cười…
    Vĩnh ơi, anh đang làm gì vậy? Anh có biết ở đây, trong góc căn nhà vắng lặng này, còn có em và con nhớ tới anh không? Cố thu xếp tranh thủ qua thăm em và con nhé…”
    “Ngày…
    Sắp Tết rồi, mẹ sắp có lương và thưởng rồi, mẹ sẽ bù đắp tất cả cho con nhé Cún yêu. Mẹ sẽ mua những món ăn ngon lành, mẹ sẽ không để con phải nôn ra như mấy hôm vừa rồi đâu.”
    “Ngày…
    Cái nhà vệ sinh lại hỏng, mẹ chả biết làm sao, nước cứ chảy, sàn nhà ướt nhoét, nhỡ mẹ làm con ngã thì sao?”
    “Ngày…
    Vẫn chưa có lương, nhưng hôm nay con đã không nôn mì ra nữa rồi, mẹ vừa ăn vừa nghe ngóng, chắc do đói quá, nên con đã để mẹ cố gắng nuốt hết gói mì… Lâu quá rồi bố con không đến thăm mẹ con mình, bố không đến nên mẹ con mình chỉ biết chờ lương của mẹ thôi.
    Cuộc sống vất vả quá, nhưng nó không nhục nhã như cuộc sống trước khi có con mẹ đã phải trải qua.
    Vĩnh ơi, giá mà em với anh chỉ dừng lại ở việc mua bán thân xác, em chỉ cần tiền của anh để trả nợ cho mẹ, cho em thôi, thì cuộc đời biết đâu em lại chẳng khổ thế này… Trên đời, nhiều khi nhục nhã còn hơn là hạnh phúc…
    Em lại yêu anh, giờ thì yêu cả Cún nữa, em biết làm sao?”
    “Đêm…
    Mẹ lại khóc, mẹ nhớ bố con thắt lòng thắt ruột Cún ơi!
    Giờ không biết có phải bố đang ngủ ngon lành bên bác Thoa không? Có phải khuôn mặt bố giãn ra mãn nguyện như những lần mẹ trộm ngắm bố sau những buổi cuồng si? Có phải bố con đang vòng tay qua bác Thoa như những lần xiết chặt mẹ không con?
    Vĩnh ơi, em sống làm sao qua những đoạn trường này?”
    “Ngày…
    …”
    “Ngày…
    Mẹ với con có lương rồi, vừa vặn sát tết, về thăm bà thôi nhỉ…”

    Tôi ra về, sau khi để cuốn sổ đúng như vị trí nó vốn nằm trước đó, lòng nặng trĩu thế thái nhân gian. Con người sinh ra, ngoài bản năng duy trì nòi giống, còn có một cấp độ cao hơn triệu lần, một thứ khiến cái Con thoát xác trở thành cái Người, đó là tình cảm. Nhưng nhiều khi, chả có giới hạn đúng sai sướng khổ ở tình cảm trong mỗi con người.
    Tôi sẽ sớm sửa lại cái nhà vệ sinh, ra vào thật sự là dễ ngã lắm…

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình