+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 5 1 2 3 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 46

Chủ đề: Chuyện phố tôi

  1. #1
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts

    Chuyện phố tôi



    Phố tôi be bé trong khu phố cũ Hà Nội…

    Ngày trước, lâu lâu rồi, khoảng cách giàu nghèo cũng lớn, nhưng không lớn đến cùng cực như bây giờ, thì cũng chả có chuyện để các bà các chị ngồi bàn, nhưng giờ thì khác… Phố tôi có một ngôi nhà nhỏ giữa phố, nghe nói cũng nguồn gốc tư sản thời Pháp, căn nhà vẫn giữ được nét xưa cũ, cái đặc biệt nhất là những con người trong đó.

    Bà cụ, giờ gần 90 rồi, vẫn cửa miệng những câu “Hỏi khí không phải…” “Mời bác lại nhà!”, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nhìn vào cũng thấy hồn phố phảng phất. Con trai cụ, làm bảo vệ một trường phổ thông trong quận, nghe nói cụ không cho đi làm xa vì anh con trai là con một, lại là trưởng họ, một dòng họ khá lớn ở đây. Hàng năm giỗ tổ họ, bắc rạp khách khứa kín nửa phố. Chị con dâu trẻ và xinh lắm, dịu dàng đằm thắm đúng kiểu con gái Hà Nội, giờ đã ngoài 50 rồi nhưng vẫn đẹp như Lê Khanh nếu không muốn nói có phần hơn. Trong nhà có hai cháu gái xinh xắn nhìn trong vắt như nước suối nguồn, một học Kinh tế năm cuối, một đang học 12.

    Nghe các bà ngoài phố thạo tin kể lại, thì chị con dâu trước làm Bộ Thương mại, sau tới những năm 90 mở cửa, chị xin ra ngoài lãnh đạo một HTX ô tô, làm ăn phát đạt lắm, từ đó kinh tế gia đình cũng ổn lên, giờ thì phải nói là ổn nhất nhì phố. Bà Trang bán nước ở phố đổ toẹt khay nước bẩn ra cống, miệng trề ra “Nhà đấy được cái mẽ quý tộc, chứ chả có con Lan chắc đói rã họng. Hão!”. Chị Lan là tên chị con dâu, người giờ là Tổng giám đốc cái HTX ngày xưa giờ thành Tổng Cty to đoành. Nhà 5 người, anh chồng đi làm bảo vệ ca kíp đi về thất thường, hai đứa con gái ngoan như trong truyện, ngày nào cũng quét dọn lau nhà lau cửa kính đi chợ. Nhìn thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là một gia đình của những năm 80 khó khăn của thế kỷ trước.

    Chị Lan, hàng ngày sách cặp đi làm, đi bộ ra chợ Hàng Da, nơi chiếc xe đợi sẵn ở đó, rồi đi. Chiều về, cũng tới đó chị xuống, cùng đứa con gái út, đi bộ về nhà, dù trời nắng mưa hay bão gió, trăm bữa như vậy. Nghe bà Trang bán nước kể, có hôm nửa đêm mới về, cũng đi bộ từ chợ, bà Trâm, bà mẹ chồng, không mở cửa cho vào, chị đứng cúi đầu bên cửa tới gần 1h sáng ông con trai trực bảo vệ về mới mở cửa cho vào… Thi thoảng chiều về sớm cùng con bé Linh, chị lại rẽ vào chợ, mua đồ ăn gì đó, về tự tay nấu cơm cho gia đình. Bà Trang bán nước ngay đối diện, rõ chuyện nhà chị có khi hơn cả người trong nhà, lại đổ khay nước khác, kể…

    Năm 95 gì đó, hồi đó đi ô tô là gớm ghê lắm, nhưng tịnh chị không bao giờ đi xe về đỗ cửa, một hôm bão về Hà Nội, chắc chị có việc về muộn, lại đang mang bầu đứa thứ hai, nên lái xe đưa về tận cửa, còn lấy ô che cho chị vào nhà. Bà Trâm ngồi phòng khách, nói bâng quơ “Chị quý tộc đã về đấy ạ! Chị có cần tôi rước chị vào phòng nữa không!” Từ đó, không bao giờ có lần thứ hai chị đi ô tô về cửa, đến tận bây giờ vẫn thế, bà Trang khẳng định như đinh đóng cột.
    Ông chồng đi làm bảo vệ, vẫn đạp cái xe Peogeot màu cá vàng từ ngày xưa, lúc nào cũng áo trắng bỏ trong quần, đi đứng từ tốn, chăm sóc vợ rất chu đáo, sáng nào ở nhà thì cũng dậy cầm cặp đưa vợ ra tận cửa, rồi vào ngồi đợi mẹ ăn sáng xong tự tay dọn dẹp mới làm gì thì làm. Hai đứa con gái thì hình như chả chơi với ai, hiếm lắm mới thấy bạn tới rủ đi học, còn sau giờ học là có mặt ở nhà…

    “Thế chả biết ở Cty thì chị này có ghê gớm không nhỉ”. “Làm gì có chuyện, hiền như Bụt, từ bảo vệ đến phó Tổng, đều yêu quý lắm. Ai cũng nói ra nói vào là thét ra lửa, quản lý cty tới gần nghìn người, mà về nhà răm rắp mới ghê”. Hóa ra chị xin cho cả con bà Trang bán nước đi học lái xe rồi vào làm lái xe hàng của Cty, lấy lương trừ dần vào học phí, nên bà này cứ như ma xó gì cũng biết.

    Cùng hàng phố, nên chén nước với cái kẹo lạc bà Trang chả lấy tiền, “Mày mua kẹo cho thằng cu Tai đi, coi như tao cho nó cái kẹo. Thằng chó, khôn khôn là!”

    Chả gì, ngay phố nhà mình cũng có chuyện hay để nghe, để học, để nhớ mình là Người Hà Nội…

  2. The Following 15 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    BlackCaffe (14-08-2013), camhap (16-08-2014), Dzung Redbull (18-08-2014), flamencol78 (24-07-2013), hung (06-08-2013), Kiu (15-11-2013), love2live (24-07-2013), Mouse7023 (24-07-2013), Mr_Bom (25-07-2013), Na chín (24-07-2013), thubeongotau (17-03-2014), traitimchumnho (24-07-2013), tuansaker9 (21-08-2014), tuyendv (25-08-2014), Yankumong (24-07-2013)

  3. #2
    Mông dân hèn hạ Mouse7023's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    873
    Thanks
    784
    Thanked 371 Times in 183 Posts
    TRuyện này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc quá. Dù làm ông to bà lớn gì, về nhà con vẫn phải ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng. Chứ ko như thời nay lắm nàng/chàng kiếm được tí tiền, chưa biết nuôi nổi ai hay cho ai được đồng nào ko mà về nhà cứ như "bố tướng"

    Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
    Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà


  4. #3
    Bới lông tìm vết flamencol78's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3,353
    Thanks
    1,824
    Thanked 3,018 Times in 1,343 Posts
    Đây là hiệu ứng của vụ tranh luận đồng phục trong ê mông, người thành đại gia, người thành triết gia và giờ đây lại có cả văn gia nữa... He he

  5. #4
    Mông dân dự bị Yankumong's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    159
    Thanks
    238
    Thanked 117 Times in 37 Posts
    Truyện kể có thật về nét văn hóa người Hà Nội hay quá bác cắp bô ơi, toẹt, e share trên face cái nhá ^^
    ...Này, anh có muốn cạnh em trong những chuyến đi?
    Như đàn chim thiên di, tìm nơi nào ấm áp
    Chạm vào đời thô ráp
    Yêu mến những miền xa
    Không còn anh, em mà sẽ là "chúng ta"
    Sống trọn vẹn quãng đời người ta ngợi ca là tuổi trẻ...

  6. #5
    Mông để dành... Na chín's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    5,439
    Thanks
    1,812
    Thanked 1,615 Times in 803 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Casper_HN
    Bà Trâm ngồi phòng khách, nói bâng quơ “Chị quý tộc đã về đấy ạ! Chị có cần tôi rước chị vào phòng nữa không!”
    Hic... ko biết mọi người thấy thế nào chứ em thì sợ mẹ chồng "dạy" con dâu kiểu này lắm. Đành rằng nội dung dạy dỗ thì okie, nhưng cách thức dạy dỗ như thế thì ớn (nhất là nếu nói kiểu nói mát nữa thì... ôi thôi!!!).

    Yêu Bell của mẹ nhất


  7. The Following 4 Users Say Thank You to Na chín For This Useful Post:

    Anonymous (25-07-2013), Min35 (15-11-2013), nhattan (05-08-2013), Yankumong (26-07-2013)

  8. #6
    Gây sóng tạo gió Anonymous's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    971
    Thanks
    140
    Thanked 513 Times in 229 Posts
    Em cũng nghĩ như chị Na

    Em thích bà cụ trong chuyện Nếp nhà của Nguyễn Khải hơn:

    "....Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi gió tạt qua mặt. Một chút mưa bụi bay lây rây như có như không. Trời hơi tối, mặt đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những mầu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua ở một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười nhỏ hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục. Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng vẫn rất đáng mừng. Chỉ có nhà bà cô tôi là ít thay đổi, hầu như không thay đổi. Vẫn mấy chiếc xe máy đã cũ, và vẫn còn nhiều xe đạp, loại xe đạp cà tàng từ những năm nào. Trời nắng các em đi xe máy, trời mưa đi xe đạp, đỡ phải rửa xe. Ăn mặc của bà cụ, của các em cũng chả có gì sang hơn, như trước đây, ngày trước với Hà Nội đã là sang, bây giờ là quá thường. Bây giờ con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét trùm qua mông. Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà vạt đủ mầu, giầy đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần ka ki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng như bây giờ. Chưa bao giờ tôi thấy phố xá chói lòa những tủ kính, những bảng hiệu và ánh sáng như bây giờ. Vậy mà một nhà giàu của Hà Nội có dư điều kiện để thay đổi lại không chịu thay đổi. Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: "Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy". Bà cải chính: "Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa". Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh họe nỗi gì. Bà chiều quý, và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: "Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con". Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rể: "Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ anh. Của vợ anh tức là của anh. Cũng như mọi thứ của anh tức là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải". Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: "Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi". Tôi cười: "Lại khó đến thế sao?" Bà cụ nói: "Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?" À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ....'

    Công nhận là trong nhà phải có tôn ti trật tự, làm ông to bà lớn nào thì về nhà vẫn chỉ là con, nhưng con dâu mang bầu, trời mưa mà mẹ chồng đối xử như thế thì sợ thật. Chẳng phải tình cảm trong gia đình phải xây dựng trên sự yêu quý chân thành sao, nếu không thương con dâu thật lòng, thì họ có thể sợ, có thể nể nhưng sẽ không có lòng tôn kính yêu thương Em nghĩ vậy đấy

    Mập

  9. The Following User Says Thank You to Anonymous For This Useful Post:

    Min35 (15-11-2013)

  10. #7
    Mông dân cực kỳ hèn hạ alooooooo123's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    1,112
    Thanks
    541
    Thanked 337 Times in 178 Posts
    e nghĩ nhiều thế Mập

    cứ lấy chồng đi rồi cùng mẹ chồng đi đạp xe, chớ no

  11. #8
    Đánh trống múa rối Casper_HN's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Đang ở
    Nơi nào đó có em
    Bài viết
    2,027
    Thanks
    1,634
    Thanked 1,671 Times in 673 Posts


    Chuyện phố tôi (2)

    Từ sau năm 1994, ở Việt Nam có thêm một từ mới có nguồn gốc Nhật Bản, Ô-sin (Oshin) được hiểu là “người giúp việc”. Nhưng tiếc là hình ảnh một Tarimura Shin xinh xắ, chăm chỉ và tử tế nguyên gốc thì khi chuyển sang tiếng Việt, cũng như con người Việt Nam, nó chả còn được như vậy nữa nếu là Ô-sin!

    Chuyện này cũng chả nói về bộ phim 297 tập này, mà nói về gia đình chú Dũng Tàu ở phố tôi.

    Nhà chú Dũng Tàu vốn là một kho bí mật với bọn trẻ chúng tôi ngày trước, và bây giờ, khi đã lớn và hiểu nhiều về gia đình cũng như mọi vật dụng “huyền bí” trong nhà chú, thì với tôi, đây vẫn là một câu chuyện đầy tính tiểu thuyết…

    Tôi đồng niên và cùng tên với thằng con cả nhà chú, thằng Long. Vợ chú mất từ khi chúng tôi còn bé tí, bé tới mức chả nhớ là cô mất vì bệnh gì, chỉ nhớ là nó và tôi cùng buồn lắm. Hồi đó, bạn thân của một thằng bé 6 tuổi mà buồn, thì nó cũng sẽ buồn lắm lắm, bạn thân mà… Sau đó một năm, hai đứa lại buồn lần nữa, vì bà nội nó qua đời, nhưng ngay sau đó lại có chuyện vui, chú Dũng (hồi đó chưa gọi là Dũng Tàu) mang về một thằng em tên là Nhí, bé tí như tên nó, mới hình như có mấy tháng tuổi thôi. Vậy là nhà chú có 4 người, chú, thằng Long, thằng Nhí, và một bà tên là Tuyến, thấy bảo họ hàng nhà chú ra phụ giúp trông các cháu.

    Nhà chú Dũng Tàu cũng lạ, có mấy cái nỏ, cung tên, cả mấy cái chiêng cồng gì đó treo âm u trên vách. Cái gác nhỏ lấn chiếm có một sân trời rộng khoảng 2 cái chiếu đôi toàn cây cảnh mát mát là. Trong cái cảnh dân phố nhà chật như nêm, tối mò mò, thì đấy là thiên đường với chúng tôi. Chừng hai hay ba năm sau, chú Dũng lại mang về em gái thằng Trang (tên thằng Nhí, con trai mà tên Trang mới lạ!) tên là Minh, lại bà Tuyến lo, vì chú Dũng Tàu lúc đó đã được dân phố gọi là Dũng Tàu, vì chú lái tàu Thống Nhất, đi vắng suốt. Tôi và thằng Long đều ghét con bé Minh vì nó lúc đó… bé tí, hay khiến nó không đi chơi với tôi được vì phải trông em. Rồi hai năm nữa, chú lại mang về con bé Huế… Tôi bấy giờ cứ nghĩ có một cái cây to lắm, lâu lâu lại mọc ra một đứa bé, thế là chú ấy đi qua hái về nuôi!

    Đấy lại là chuyện ngày xưa, tuần trước bà Tuyến mất, hình như bà không có người thân nào ngoài nhà chú Dũng nên gia đình chú đứng ra lo lắng chu toàn tất cả, bà Tuyến quả là một người bác tuyệt vời… Thế mà không phải vậy, hôm ngồi nói chuyện với thằng Long, tôi biết thật nhiều về gia đình nó…

    Hóa ra bà Tuyến không phải người thân nhà chú Dũng, bà ấy là người bán bánh chưng nhân… đất ở Thanh Hóa, năm 81, khi chú mang thằng Trang về nhà, thì chú bắt được bà Tuyến khi bán bánh trưng lừa đảo trên tàu. Đợi ga sau giao cho công an, bà kể gia cảnh đơn côi chả còn ai, vì miếng ăn mới phải làm thế, năn nỉ chú tha cho, chú buột miệng bảo bà cần nơi kiếm ăn thì về nhà trông con cho tôi, vậy là gật, là về. Thằng Trang là con… rơi của chú Dũng, tên Trang vì mẹ nó ở Nha Trang! Vậy là tôi biết con Minh với con Huế quê ở đâu rồi!

    Hàng phố đinh ninh bà Tuyến là bác vì chú Dũng luôn kính trọng bà, bọn trẻ thì yêu kính bà lắm, bà thì ngoài việc nhai trầu hay nhổ toèn toẹt ra thì đúng thật là đáng kính, luôn nhún nhường, giọng hơi quê nhưng tính tình điềm đạm, ai nhờ gì cũng giúp, mỗi tội mấy đứa bé hỗn là ăn đòn rõ đau. Bà hay nói “Tao cho ăn roi thì đau một tí, chứ sau này ra đời chúng nó cho ăn đường thì còn đau hơn!”, giờ tôi cũng lơ tơ mơ chả hiểu lắm câu này.

    Chú Dũng về hưu vài năm rồi, vắng nhà suốt, chắc lại về quê thằng Trang, con Minh, con Huế đấy thôi! Mấy đứa con nhà chú đều thành đạt, có gia đình con cái hết rồi, đứa nào cũng kính trọng và yêu mến bà Tuyến. Tuy tôi biết Tarimura Shin được gọi kính trọng thành Oshin nhưng quả thật chưa bao giờ tôi dám nghĩ bà Tuyến là Ô-sin trong tiếng Việt.

    Hóa ra Ô-sin chưa chắc đã là Oshin mà “người giúp việc” cũng không hẳn là người giúp việc, thêm nữa, tên mỗi người cũng là một bí ẩn và là cả một sự tích ly kỳ…

    Con các bạn tên là gì?

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Casper_HN For This Useful Post:

    BlackCaffe (16-08-2013), hung (06-08-2013), nhattan (05-08-2013)

  13. #9
    Mông dân dự bị nhattan's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Đang ở
    Cầu Giấy, Hà Nội
    Bài viết
    123
    Thanks
    196
    Thanked 37 Times in 24 Posts
    Anh Long viết truyện hay quá, có nên viết thành sách và xuất bản thành cuốn "Đi xuyên Hà Nội" không ạ
    Bác Dũng Tàu lái tàu Thống Nhất Hà Nội - Sài Gòn vì thế đặt tên con cũng rất hay:
    Trang (Nha Trang)
    Huế (Thừa Thiên - Huế)
    Minh (liệu có phải TP Hồ Chí Minh không ạ)
    Cảnh báo: Đạp xe nhiều có thể làm cho khoai bạn to hơn

  14. The Following User Says Thank You to nhattan For This Useful Post:

    Casper_HN (06-08-2013)

  15. #10
    Mông lão Pluto's Avatar
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Đang ở
    Chuồng gà
    Bài viết
    5,914
    Thanks
    578
    Thanked 1,508 Times in 725 Posts
    Thế nên a Long cũng theo ông hàng xóm, thằng ku nhớn là ku Tai

    Sau này con em sẽ là bé Ti, con Hĩm, thằng Mông,.. tùy theo chỗ mà ổng .. chạm đầu tiên vào con gái nhà người ta
    Xin lỗi, anh chỉ là một huyền thoại ....

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Pluto For This Useful Post:

    Casper_HN (06-08-2013), traitimchumnho (08-08-2013)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình