+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2
Kết quả 11 đến 12 của 12

Chủ đề: Lance Armstrong: “Đừng khóc cho tôi”

  1. #1
    Thần Hành Thái Bảo dangman's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Đang ở
    cHƯA Bít yÊu
    Bài viết
    1,020
    Thanks
    274
    Thanked 396 Times in 179 Posts

    Lance Armstrong: “Đừng khóc cho tôi”

    Lance Armstrong: “Đừng khóc cho tôi”

    TTO - Ngày 26-8, Lance Armstrong lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau khi tuyên bố “buông xuôi” không theo kiện vụ bị cấm thi đấu suốt đời và tước 7 danh hiệu áo vàng Tour de France.




    Lance Armstrong cười tươi trước báo chí sau cuộc đua tại Colorado ngày 26-8 - Ảnh: Getty Images

    Lance Armstrong mang kính râm, trong trang phục thi đấu đen viền vàng có logo của nhà tài trợ đã tham dự một cuộc đua xe đạp địa hình dài hơn 50km tại Aspen, Colorado. Cuối cùng Lance Armstrong về đích hạng nhì, kém năm phút so với người về nhất, một cậu bé 16 tuổi, Keegan Swirbul.

    Trước phóng viên, Lance Armstrong vẫn phớt lờ và tỏ ra rất điềm tĩnh. Trong khi đó một đám đông lớn đã tụ tập tại Colorado để bày tỏ sự ủng hộ Lance Armstrong.

    Nói với báo chí, Lance Armstrong cho biết: “Không ai cần phải khóc cho tôi. Tôi sẽ rất ổn. Tôi có năm đứa con ngoan và một người vợ tuyệt vời. Quỹ của tôi không hề bị ảnh hưởng bởi những vụ việc này. Tôi nghĩ rằng mọi người hiểu rằng sắp tới chúng tôi có rất nhiều việc phải làm. Tôi sẽ tập trung hết sức và hi vọng mọi người sẽ ủng hộ”.

    Dù tuyên bố không theo vụ kiện nhưng Lance Armstrong vẫn khẳng định sự trong sạch của mình cũng như cho rằng đây là một chiến dịch có hệ thống chống lại mình.

    Sau quyết định của Cơ quan phòng chống doping Mỹ (USADA), cuộc sống của Lance Armstrong vẫn không có gì thay đổi. Các nhà tài trợ chính vẫn sát cánh cùng Armstrong cũng như Quỹ Livestrong ủng hộ các bệnh nhân ung thư vẫn đang hoạt động bình thường.

    Thậm chí hôm thứ sáu qua, tức một ngày sau khi USADA ra quyết định cấm thi đấu với Lance Arsmtrong, quỹ Livestrong nhận được số tiền quyên góp cao gấp 20 lần một ngày bình thường.

    Ngoài ra, các tên tuổi gạo cội trong làng xe đạp thế giới đều bày tỏ sự ủng hộ đối với Lance Armstrong.

    Ngược lại, USADA vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Giờ đây Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) cũng đã vào cuộc. Chủ tịch WADA, John Fahey cũng lên tiếng rất mạnh mẽ rằng việc Lance Armstrong không kháng án trước cáo buộc của USADA cho thấy cuarơ này đã lừa dối làng xe đạp cũng như hàng triệu người hâm mộ trong một thập kỷ qua.

    Hiện Liên đoàn Xe đạp quốc tế (ICU) đã yêu cầu USADA cung cấp cho mình các bằng chứng về việc Lance Armstrong có sử dụng doping. Nếu USADA và UCI bất đồng với nhau, sự việc sẽ được đưa ra Tòa án thể thao quốc tế.



    http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/5...%E2%80%9D.html
    LỬA THỬ VÀNG MỚI LÊN NGƯỜI

  2. The Following 2 Users Say Thank You to dangman For This Useful Post:

    dau (27-08-2012), haixu88 (27-08-2012)

  3. #11
    Thần Hành Thái Bảo dangman's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Đang ở
    cHƯA Bít yÊu
    Bài viết
    1,020
    Thanks
    274
    Thanked 396 Times in 179 Posts
    Lance Armstrong - thần tượng sụp đổ - Kỳ 3:
    Qua mặt
    TT - Lance Armstrong đã nghỉ thi đấu từ năm 2011 và tuyên bố không đưa ra bình luận gì đối với những cáo buộc của Cơ quan Phòng chống doping Mỹ (Usada).

    Nhưng những bằng chứng về “mánh khóe” mà Lance Armstrong cùng đồng đội áp dụng để qua mặt những chuyên gia xét nghiệm doping hàng đầu thế giới đã bị các nhà điều tra công bố.

    “Lance Armstrong không hành động một mình mà có sự giúp đỡ của một đội quân những người tiếp tay, từ bác sĩ doping tới buôn lậu thuốc cấm và những người bên trong và ngoài đội đua” - báo cáo của Usada cho biết.


    Bác sĩ Michele Ferrari đã được Lance Armstrong trả 1 triệu USD để “đào tạo và đưa ra kế hoạch doping” - Ảnh: SBS



    Lẩn trốn kiểm tra

    Usada kết luận những kết quả tìm được đủ tạo thành những bằng chứng quá xác thực về khả năng Lance Armstrong dùng doping máu. Đây là kỹ thuật được sử dụng để tăng lượng tế bào hồng cầu vận chuyển oxy của con người, từ đó tăng cường khả năng của các vận động viên. Loại doping máu được sử dụng phổ biến nhất là liều tiêm erythropoietin (EPO) - mũi tiêm có chứa các chất hóa học tổng hợp mang oxy và qua hình thức truyền máu.

    Armstrong và đồng đội thường khai thác những điểm yếu trong hệ thống kiểm tra và xét nghiệm doping (thực tế vẫn còn nhiều lỗ hổng) để lợi dụng.

    Kỹ thuật cơ bản nhất Lance Armstrong cùng đồng đội sử dụng, dựa trên lời khai từ một số đồng đội cũ của Armstrong, đơn giản là trốn không xét nghiệm, tránh xa những địa điểm và những người xét nghiệm. Đây là cách làm mang tính “truyền thống” mà các tay đua đội Bưu Điện Mỹ hay làm nhất để tránh những chuyên gia xét nghiệm muốn lấy máu của họ ngoài thời gian thi đấu.

    Theo quy định, các tay đua chuyên nghiệp buộc phải thường xuyên, liên tục thông báo với các cơ quan chống doping quốc gia địa điểm họ đang lưu trú. Những tay đua nào nhận ba cảnh báo “quên không báo cáo” trong vòng 18 tháng hoặc không cung cấp nơi ở chính xác, hoặc không điền thông tin đều bị phạt y như là họ bị xét nghiệm cho kết quả dương tính với doping.

    Các tay đua áp dụng một chiêu rất đơn giản là “giả vờ không có nhà khi đội kiểm tra đến”. Usada đã so sánh thông tin về địa điểm mà họ nhận từ Lance Armstrong trong ngần ấy năm với thông tin trao đổi giữa Armstrong và bác sĩ đội đua Michele Ferrari (cũng là đối tượng bị điều tra) thì thấy có sự khác nhau rõ rệt. Qua tài liệu nhật ký đội đua thì thấy các kế hoạch đi lại của đội mà Armstrong báo với bác sĩ nhiều tháng trước và tài liệu huấn luyện phải nộp cho Usada

    vài tuần sau đó, thì thấy đôi khi đội của Armstrong thay đổi vào giờ chót các kế hoạch di chuyển. Vì thay đổi vào phút chót không vi phạm quy định, nên cơ quan chống doping chẳng biết đâu mà lần, cũng chẳng thể can thiệp được gì. Ngoài ra, bên kiểm tra cũng thấy Armstrong thường chọn ở một khách sạn rất xa xôi ở Tây Ban Nha, nơi hầu như không thể tiếp cận mà kiểm tra được.

    Theo báo cáo, có lần Armstrong đã bất ngờ rời khỏi một cuộc đua sau khi đồng đội George Hincapie cảnh báo qua tin nhắn điện thoại là bên kiểm tra doping đang ở khách sạn của đội. Hincapie nói khi đó Armstrong vừa uống doping gồm dầu oliu và testosterone nên đã buộc phải dừng thi đấu.

    Những thành viên đội đua cùng với Armstrong cũng theo dõi các chuyên gia y tế từ xa và trao đổi thông tin cho nhau biết từ sớm. Dường như các lãnh đạo của đội tuyển cũng biết khi nào có đợt kiểm tra doping không thông báo trước sẽ diễn ra. Nếu trong trường hợp không thể trốn được, Lance Armstrong và đồng đội sẽ tìm cách che giấu việc mình đã sử dụng doping.

    Trong đợt thi vô địch thế giới năm 1998, những người kiểm tra doping đã được đưa tới kiểm tra đội tuyển Mỹ trước khi kiểm tra Armstrong. Trong lúc chuyên gia y tế bận rộn thì một trong các bác sĩ của Armstrong đã tuồn túi dung dịch muối khoáng dưới áo mưa của mình, qua mặt người kiểm tra và tiêm vào Armstrong trước khi Armstrong buộc phải đưa ra mẫu máu. Phần dung dịch đó đã giúp phục hồi giá trị máu của Armstrong ở mức không gây sự chú ý.

    Trong chiến thắng đầu tiên của giải Tour de France năm 1999, lựa chọn doping của Armstrong là dùng doping tăng trưởng máu gọi là EPO. Khi đó, kỹ thuật kiểm tra không phát hiện được dấu vết doping EPO vì đây là hormone người được nhân bản chứ không phải là sản phẩm tổng hợp. Bác sĩ Ferrari phát hiện khi dùng những liều EPO nhỏ, thường xuyên tiêm trực tiếp vào ven thay vì dưới da, Lance Armstrong và những người khác không sợ bị cho kết quả dương tính.

    Cả Armstrong và đồng đội biết được từ Ferrari rằng các xét nghiệm testosterone không quá nhạy cảm và họ chỉ bị lộ tẩy nếu dùng lượng quá lớn. Xét nghiệm phát hiện doping sử dụng hormone tăng trưởng người chỉ được đưa ra áp dụng vào năm nay ở Olympic London.

    Kiểm tra thực tế ít hơn báo cáo

    Theo báo cáo của Usada, thuốc mà Armstrong và đồng đội của anh dùng được José Martí cung cấp trong các cuộc họp bí mật. Martí (có biệt danh Pepe) là huấn luyện viên của Armstrong tại đội Bưu Điện Mỹ và các đội thuộc Discovery Channel. Nhưng một số tay đua cho Usada biết việc “huấn luyện” của Martí chủ yếu là lấy thông tin từ Ferrari - vốn là người rất cẩn thận đưa ra lời khuyên nên làm gì - thay vì giám sát hay trực tiếp cung cấp doping. Martí cũng là người truyền máu có chất doping cho đội và đôi khi bán doping cho các đội khác nữa.

    Ngược với những gì mà Armstrong hay tuyên bố là anh “chưa bao giờ có kết quả dương tính” với doping, anh có thể đã bị tuyên là dương tính với doping có chất corticosteroid từ mùa thi đấu năm 1999. Usada kết luận trong báo cáo rằng việc kê thuốc và giải thích “bôi giảm đau” của Lance Armstrong khi đó đều là trò giả dối.

    Cựu vô địch Olympic và từng là đồng đội của Lance Armstrong là Tyler Hamilton đã kể lại rằng kết quả dương tính với corticosteroid đã khiến cả Lance Armstrong và giám đốc đội tuyển Johan đua nhau thề nguyền là mình trong sạch.

    Khi điều tra, Usada cũng có được dữ liệu bổ sung từ nhà chức trách Pháp về các mẫu máu được kiểm tra lại của Armstrong từ cuộc đua năm 1999. Báo cáo cho biết kết quả kiểm tra lại cho thấy có sáu mẫu thử có thể kết luận dương tính với doping rất rõ ràng.

    Những lời khai của Armstrong về cách mà anh được thử máu khá đa dạng, Theo báo cáo, các luật sư của anh khẳng định anh đã cung cấp 500-600 mẫu máu trong vòng 14 năm. Nhưng Usada cho biết Usada chỉ xét nghiệm Lance Armstrong có 60 lần và Liên đoàn Đua xe đạp quốc tế xét nghiệm anh 200 lần. Trong số đó nhiều thử nghiệm chỉ là kiểm tra sức khỏe chứ không phải tìm ra chất cấm.

    “Số lượng thử nghiệm thật sự với Armstrong trong những năm qua ít hơn nhiều so với những gì mà anh ấy và các luật sư khẳng định” - Usada tuyên bố.

    Các luật sư của Armstrong cho rằng báo cáo mà Usada đưa ra chỉ là nửa vời, không công bằng với Armstrong. Nhưng nhiều bằng chứng và nhân chứng đã xác nhận ngược lại. Ví dụ năm 2003, Armstrong có mặt ở nhà tay đua Hincapie ở Tây Ban Nha để lấy máu, rồi đưa chất cấm vào máu, rồi truyền trở lại vào người. Hincapie cho biết Armstrong đã truyền máu kiểu vậy trong thời gian từ năm 2001-2005. Năm 2005, Hincapie từng hai lần hỏi xin EPO từ Armstrong. Chính vợ cũ của Armstrong là Kristin

    Armstrong cũng từng đưa các viên thuốc có chứa cortisone gói chặt trong giấy bạc cho đội đua của anh tại cuộc đua vô địch thế giới năm 1998. Những tay đua nhận chai nước chứa EPO như nhận hộp cơm trưa. Tay đua Vaughters từng đến phòng Armstrong mượn laptop, thấy Armstrong tự tiêm EPO cho mình và nói giờ Vaughters cũng đã dùng EPO.

    Armstrong đã trả tiền cho bác sĩ người Ý Michele Ferrari để đào tạo và đưa ra kế hoạch doping trong thời gian dài. Dựa vào các tài liệu điều tra của cả bên Ý, Usada khẳng định Lance Armstrong đã trả hơn 1 triệu USD cho Ferrari từ 1996-2006. Ferrari là bậc thầy trong việc giảm thiểu khả năng bị lộ tẩy dùng doping cho các tay đua.
    LỬA THỬ VÀNG MỚI LÊN NGƯỜI

  4. #12
    Thần Hành Thái Bảo dangman's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Đang ở
    cHƯA Bít yÊu
    Bài viết
    1,020
    Thanks
    274
    Thanked 396 Times in 179 Posts
    Lance Armstrong - thần tượng sụp đổ - Kỳ 4:
    Mất tất cả, trừ Livestrong
    TT - Sự sụp đổ hoàn toàn từ đỉnh cao sự nghiệp của Lance Armstrong xuống vực sâu của nỗi xấu hổ và nhục nhã không chỉ ảnh hưởng tới mình anh. Như trường hợp Jeremy Treister - một doanh nhân, giảng viên đại học ở Chicago (Mỹ). Anh ta bị dao động ghê gớm khi thần tượng của mình sụp đổ.



    Từ đỉnh vinh quang, Lance Armstrong trở nên thân thiết với nhiều chính khách như tổng thống G.Bush - Ảnh: En.wikipedia
    “Tôi có thể nói gì nữa về sự liêm chính?”

    Jeremy rất thích đi xe đạp và đã tham gia cuộc thi dành cho tay đua nghiệp dư vào tháng 4-2011. Anh từng bị ung thư giai đoạn cuối, và sau khi biết câu chuyện vượt qua ung thư của Lance Armstrong, anh không bao giờ rời xa chiếc vòng vàng có dòng chữ “Livestrong” trên tay nữa.

    “Việc tôi quan tâm tới cơ thể mình là nhờ Lance Amstrong và câu chuyện vượt qua ung thư của anh ấy. Dù anh ấy có làm gì, đúng hay sai, thì sự tận tâm của anh ấy trong việc giúp các bệnh nhân ung thư hiểu cần phải làm gì để tiếp tục sống vui, khỏe là điều không thể bàn cãi, và có giá trị lớn lao. Không có gì giống như Livestrong trên đời cả” - anh từng nói như vậy. Nhưng cuối cùng anh cũng đã gỡ chiếc vòng ra.

    “Tôi vẫn hi vọng là sẽ có điều gì đó khiến tôi sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ Lance Armstrong. Nhưng tôi thấy làm sao có thể đứng trước lớp và nói với học trò về đạo đức và tính liêm chính, và những kỹ năng cần thiết đối với một giám đốc doanh nghiệp, mà vẫn đeo chiếc vòng tay thể hiện sự dối trá” - anh nói.

    Chỉ qua câu chuyện của Jeremy Treister, người ta có thể hình dung được sự thất vọng của thế giới ra sao khi Lance Amstrong tuyên bố sẽ không kháng cáo nữa, đồng nghĩa với việc chấp nhận án phạt bị tước bảy danh hiệu vô địch Tour de France và bị cấm tham gia thi đấu thể thao suốt đời. Người ta thấy rất nhiều chiếc vòng màu vàng bị cắt vụn, vứt vào thùng rác.

    Lance Armstrong đã đầu hàng trước những cáo buộc dù luôn khẳng định mình vô tội. Anh từ chức chủ tịch Quỹ phòng chống ung thư Livestrong mà anh sáng lập năm 1997. Ít lâu sau, những nhà tài trợ hàng đầu cũng từ bỏ anh, thậm chí còn kiện ngược lại anh vì đã lừa đảo họ. Trước tiên là đế chế sản xuất mặt hàng thể thao Nike Inc. - hãng đứng đằng sau việc tạo ra chiếc vòng tay màu vàng đầy biểu tượng của quỹ và quyên góp được hơn 100 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ chống ung thư.

    “Do những bằng chứng dường như không thể chối cãi được cho thấy Lance Armstrong đã sử dụng doping, và lừa dối Nike trong hơn một thập kỷ - tuyên bố của Nike nêu rõ - Chúng tôi buộc phải kết thúc hợp đồng với anh”. Tiếp đó, Hãng xe Trek Bicycles và Anheuser-Busch cũng theo gót Nike. Ngoài ra, hãng làm mũ và xích xe Easton Bell, CLB gym 24-Hour Fitness, Công ty bánh năng lượng Honey Stinger, Hãng giải khát tăng lực FRS, Radio Shack đều dừng các chương trình tài trợ với Armstrong. Tổng giá trị tài trợ cá nhân lên tới 18 triệu USD/năm cho Armstrong.

    Armstrong “chết”, Livestrong vẫn sống

    Nhưng Livestrong - một thương hiệu và mục tiêu đấu tranh chống căn bệnh ung thư - có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Quỹ từ thiện này sẽ tiếp tục phát triển.

    Mike Barahona, kỹ sư, 27 tuổi, người rất thích môn việt dã, đã rất tự hào khi liên tục đoạt được chiếc vòng nhựa vàng từ tháng 2-2012, khi anh nhập đội Chicago Marathon, thành viên của đội Team Livestrong. Armstrong thất thế không khiến cho Barahona nghĩ xấu về huyền thoại đua xe đạp này. “Quỹ từ thiện giúp tăng nhận thức của mọi người về ung thư. Quan điểm của tôi là nó sẽ không thay đổi gì hết”.

    Tính tới nay Livestrong (Hãy sống mạnh mẽ) đã phục vụ hơn 2,5 triệu người thông qua các chương trình khác nhau, và quyên được 470 triệu USD. Quỹ Imerman Angels có trụ sở tại Chicago, hỗ trợ ung thư cho các bệnh nhân, và kết nối các bệnh nhân ung thư với nhau để họ chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, hằng năm nhận khoảng 600.000 USD từ Quỹ Livestrong.

    Theo nhà sáng lập Jonny Imerman, Livestrong là tổ chức tuyệt vời, mỗi ngày có ít nhất một người tới với Quỹ Imerman Angels thông qua họ. Bản thân mình bị chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến năm 2001, đến nay Imerman vẫn tiếp tục đeo vòng tay Livestrong ở cổ tay phải.

    “Tôi đang đeo nó một cách đầy tự hào và sẽ không có gì thay đổi được. Tôi sẽ còn đeo nếu còn bệnh ung thư quanh mình”. Giám đốc Tổ chức Charity Navigator cho biết Quỹ Livestrong sẽ còn tồn tại, kể cả khi Armstrong ra đi, và đây là trường hợp “cực kỳ bất thường”. “Chín trên 10 quỹ từ thiện sẽ chịu tổn thất nặng nề khi có gì đó không hay xảy ra với người nổi tiếng liên quan tới quỹ. Nhưng Quỹ Livestrong là trường hợp đặc biệt không tuân theo nguyên tắc này”.

    Trong hơn 10 năm qua, Lance Armstrong đã chạm đến trái tim của thế giới theo nhiều cách, đem lại cho con người niềm hi vọng và nguồn cảm hứng sống, cống hiến, yêu đời một cách lớn lao. Anh đã khiến người ta nhìn lại mình, tìm ra sức mạnh, lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách khó khăn nhất. Trong 16 năm, Lance Armstrong đã xây dựng một tổ chức làm được rất nhiều việc, cả trực tiếp và gián tiếp, cho hàng triệu người khắp thế giới.

    Có người lập luận rằng mọi người bị lừa khi ủng hộ Quỹ Livestrong, vì bản thân Armstrong đã lừa đảo để có được thành công không xứng đáng và từ đó tạo thanh thế xây dựng quỹ từ thiện. Tuy nhiên, thực tế dường như người ta không còn quan tâm nhiều tới việc ai là người sáng lập quỹ từ thiện nữa nếu việc làm của quỹ là đầy ý nghĩa. Quỹ từ thiện đã thu được 33,8 triệu USD từ đầu năm tới nay, tăng 2,1% so với năm 2011.

    Ngay cả khi Cơ quan Chống doping Mỹ tuyên bố sẽ cấm Armstrong thi đấu suốt đời và lột sạch các giải thưởng Tour de France từng trao cho anh, số người ủng hộ tài chính và dịch vụ thực tế cho Quỹ Livestrong vẫn không giảm.

    Người hùng chưa từng tồn tại!

    Chủ tịch Liên đoàn Xe đạp thế giới (UCI) Pat McQuaid đã tự tay xóa đi những dòng ghi dấu chiến thắng của Armstrong trong cuốn sách kỷ lục thế giới. “Anh ta xứng đáng bị lãng quên trong môn đua xe đạp”. Thời điểm đặc biệt đó chính thức đánh dấu cú ngã nhào của người hùng huyền thoại Lance Armstrong.

    “Đó là thời điểm lịch sử của môn đua xe đạp. Lance Armstrong không có chỗ trong bộ môn này” - ông nói. Giám đốc Tour de France Christian Prudhomme nói thêm: “Lance Armstrong không còn là người chiến thắng của giải Tour de France từ 1999-2005”.

    “Tôi đã làm quá nhiều điều tốt cho quá nhiều người” - Armstrong từng nói như vậy để bào chữa cho mình năm 2010. Danh tiếng mà Armstrong có được từ những danh hiệu đỉnh cao huyền thoại giúp anh giàu có, nổi tiếng, làm bạn với tổng thống, ngôi sao nhạc pop, và quyên hàng triệu USd cho quỹ. Nó cũng giúp anh tạo ảnh hưởng và có được “tư cách đạo đức” để bịt miệng những người chỉ trích luôn đặt nghi ngờ về khả năng anh sử dụng doping, và câu chuyện chiến thắng của anh “là quá ngoạn mục nên không thể là sự thật được”.

    Nhưng nay những khoản tiền thưởng cho cá nhân của Lance Armstrong sẽ phải trả lại cho chủ cũ. Lance Armstrong sẽ phải trả lại tiền thưởng mà các nhà tổ chức Tour de France đã tặng anh, tức gần 4 triệu USD. Anh cũng bị Công ty Bảo hiểm SCA Promotions ở Texas đòi lại tiền thưởng 7,5 triệu USD.

    Armstrong cũng đã thay đổi tiểu sử trên trang Twitter của mình, trong đó anh dỡ bỏ phần đề cập tới các danh hiệu vô địch Tour de France.

    Lance Armstrong từng nói “Điều gây nguy cơ lớn nhất bạn có thể làm là để lòng tham lấn lướt”. Đúng vậy. Thế giới trở nên hỗn loạn bởi con người mong muốn và giành giật những điều họ không xứng đáng được hưởng.

    KHỔNG LOAN

    ---------------------------------

    Kỳ tới: Lột xác
    LỬA THỬ VÀNG MỚI LÊN NGƯỜI

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình