Bộ phim tài liệu Chuyện tử tế của Đạo diễn Trần Văn Thủy hãng phim Tài liệu khoa học TW làm cách đây đã hơn 20 năm nhưng mỗi lần xem lại vẫn thấy mới mẻ và ám ảnh vô cùng.
Phần 1
Bộ phim tài liệu Chuyện tử tế của Đạo diễn Trần Văn Thủy hãng phim Tài liệu khoa học TW làm cách đây đã hơn 20 năm nhưng mỗi lần xem lại vẫn thấy mới mẻ và ám ảnh vô cùng.
Phần 1
Last edited by flamencol78; 11-05-2011 at 01:55 PM.
Phần 2
Phần 3
cám ơn bác F đã chia sẻ để em xem và suy ngẫm.
Thấy có nhiều điều hay và xúc động, em rất thích câu:
"Để hiểu được nỗi đau của một con người không phải là điều dễ dàng gì - nhất là khi ta không sống cuộc sống đó
và
"Khi chưa có chính quyền thì đối tượng chủ yếu của văn học là dân nghèo, thợ cày, những cảnh đời lam lũ, còn khi chính quyền đã về tay thì những đối tượng của văn học lại là những cái tươi vui, hạnh phúc, còn những mảnh đời éo le kia chợt biến mất, y như đã đi về thế giới bên kia vậy: thiết nghĩ đó cũng chẳng phải tử tế gì."
đặc biệt, dành cho những ai đang có cấp trên:
"Chúng tôi không dám nói điều chúng tôi nghĩ, mà chỉ nói điều làm vừa lòng cấp trên, cấp trên khen - chúng tôi vui, cấp trên chê - chúng tôi buồn"
Last edited by nongdancoi; 11-05-2011 at 05:33 PM.
If you think you can, or if you think you can't, either way, you're right - Henry Ford
Chưa cần bàn đến nội dung vội, chỉ riêng phần hình thức đã đủ thấy sự chuyên nghiệp của nhóm làm phim rồi. Không ngờ lâu như vậy mà phim tài liệu của Việt Nam mình làm đã rất "khá". Tiếc là sau 20 năm trình độ của nó vẫn được giữ ở mức "khá" mà vẫn chưa "giỏi", thậm chí có phần còn xuống "trung bình, yếu" .
Lời bình của phim rất sắc sảo và có tính khái quát cao. Nói chung là mình thích tất cả nhưng có một ý về cách đối xử của những người giúp đỡ nhà thơ Hàn Mặc Tử khi lâm bệnh thật đáng suy nghĩ.
"Khi Hàn mắc bệnh thì nhiều người giúp đỡ lắm, đặc biệt đa phần trong số đó đều giấu tên tuổi để Hàn khỏi phải bận tâm vì mắc nợ"
Trong khi đó các ngôi sao, hoa hậu, chính trị gia đi làm từ thiện bây giờ ồn ã lắm lắm. Vậy biết nói thế nào về cái sự tử tế ngày nay. Buồn
Cũng không buồn, anh F ah, có chăng là sẽ đỡ vui đi một ít thôi, Như vậy vẫn còn tốt hơn việc không làm từ thiện, lại càng tốt hơn việc tham ô, hối lộ, ăn chặn tiền từ thiện mà đã được nói đến vài lần....
If you think you can, or if you think you can't, either way, you're right - Henry Ford
Anh Linga buồn vì người ta lấy việc làm thiện, làm phúc đó để đánh bóng tên tuổi, PR cho bản thân còn cái tâm đi làm từ thiện thì ko biết có được thật như thế không? có khác gì kiếm lợi, bỏ ra 1 chút tiền để rồi kiếm được nhiều hơn, báo chí tung hê nhiều hơn.
Còn việc thiện theo em được biết là: dù chỉ bỏ ra rất ít những gì mình có, nhưng toàn tâm toàn ý làm việc thiện thì sẽ tạo được phúc nhiều hơn là trong lòng có cái tư lợi.
Một số thông tin thêm về Chuyện tử tế cho những ai quan tâm
Phim tài liệu "Chuyện tử tế" khởi quay năm 1985 (bằng phim nhựa 35mm) trong thời kỳ phim "Hà Nội trong mắt ai" - Một bộ phim của tác giả, vẫn bị cấm (tại sao bị cấm thì cũng không biết)
"Chuyện tử tế" được công chiếu cuối năm 1987 và ngay lập tức thu hút sự quan tâm chưa từng có của đông đảo khán giả trong và ngoài nước. Và đó là một bộ phim tài liệu Việt Nam hiếm hoi được các hãng truyền hình thế giới mua bản quyền phát sóng nhiều lần. Riêng ở Mỹ "Chuyện tử tế" đã được chiếu hàng trăm lần ở các Festival film, các Hội thảo Quốc tế và trên 30 viện Đại học...
Mặc dù đã hơn 20 năm trôi qua kể từ ngày khởi quay, tính thời sự của nó vẫn còn và tuổi thọ của một bộ phim, chỉ là phim tài liệu, như vậy là rất đáng kể.
Xem lại "Chuyện tử tế" để thấy bây giờ vẫn còn nhiều điều chưa tử tế
Gần đây nhất là sự bất bình của dư luận về bộ phim "Xin lỗi anh nói thật" trên sóng VTV1 trong khung giờ vàng. Một bộ phim nhảm nhí và vô bổ với những nhân vật, lời thoại, tình tiết đến từ một thế giới quái đản nào đó. Hình như một số người duyệt phim đã dùng "Giờ vàng cho phim Việt" để trình chiếu Phim rác. Hóa ra công nghệ biến vàng thành đồ phế thải đang được nhà đài sử dụng. Đúng là có cái gì đó chưa được "tử tế".