+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: The Sorrow of War

  1. #1
    Mông dân nangnoitatcadahet's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    100
    Thanks
    5
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Thumbs up The Sorrow of War

    A successful short story writer focusing primarily on stories about the war, Bảo Ninh shot into the limelight with his debut novel, Thân phận của tình yêu, (The Destiny of Love) published 1991 in Hanoi. An English translation by Frank Palmos and Phan Thanh Hao was published in 1994, with the title The Sorrow of War, which became a widely acclaimed novel, with some critics placing the work among the most moving war novels of all time. Counterfeits of the English language edition then became widely available in Vietnam for the tourist trade.[1]

    Sorrow of War is a nonlinear narrative by Kien, a North Vietnamese soldier during the Vietnam War, chronicling his loss of innocence, his love, and his anguish (sorrow and sadness) at the memories of war, a short summary of the novel follows:

    Kien is a soldier who seems to have a never-ending source of luck in his battles, for whenever all of the troops in his platoon die, he survives. The novel starts with him riding in a MIA Remains-Gathering Truck charged with the collection of bodies in the Jungle of Screaming Souls where Kien's first team of soldiers, the 27th Battalion was eliminated except for him. This scene begins many flashbacks that tie together the novel and are almost unable to be discerned for their chronological order. The story that the reader learns to follow is that of the love affair between Kien and his childhood sweetheart, Phuong, who he constantly references at the beginning of the story but only near the end do the largest events in their history take place. The subject then falls upon the novel being written by Kien and how he seems fated to write it by his survival from these battles and he feels that its completion will bring solace. Once the novel is completed, a mute girl who Kien began seeing when drunk to use to bounce his ideas off, gained a hold of the text while Kien was attempting to burn the pages. This burning of all his work is an allusion to what is told of Kien's artist father who fell into a similar slump after Kien's mother's divorce and burned all of the paintings he had painted over the years. The novel ends with an excerpt from a new narrator who is said to have found Kien's novel from this mute woman. He talks about the nonsensical order and grave subject matter but also its entrancing nature and how he felt that it needed to be published.

    The novel weaves back and forth between tales of unfulfilled love and the narrative of war, which fails to fulfill its own objectives. The tale is hauntingly told, verging on poetry:

    The sorrow of war inside a soldier's mind was in a strange way similar to the sorrow of love. It was a kind of nostalgia, like the immense sadness of a world at dusk.

    At one level, the novel can be said to be about effects of war on people, and especially how it defeats the human capacity for love:

    It was hard to remember a time when his whole personality and character had been intact, a time before the cruelty and the destruction of war had warped his soul. A time when he had been deeply in love, passionate, aching with desire, hilariously frivolous and light-hearted, or quickly depressed by love and suffering. Or blushing in embarrassment. When he, too, was worthy of being a lover and in love …

    But war was a world with no home, no roof, no comforts. A happy journey, of endless drifting. War was a world without real men, without real women, without feeling.

    On another level, it is about the horrors, and the eventual futility of war. The novel is openly critical of communist propaganda, e.g., the slogans that ban young people from enjoying sex, love, and marriage - these are the "Three Don'ts" in the pre-war communist heterodoxy. At another point, Kien sympathizes with the owner of a coffee plantation in the South, who says he does not care for the government, neither north nor south, the main aim is that people should be happy. There is no joy even in the eventual victory, only grim fatigue among the heaped up corpses at Saigon airport after the American withdrawal.

    Possibly due to these nuances, the novel was briefly banned after its release in 1991. However, with the winds of liberalization sweeping Vietnam in the 1990s, the immensely popular book could not be suppressed.

    The book has also gained wide readership in the South where it is one of the few books to present the story from the other side of the Civil War. Admirably, Bảo Ninh does this without blaming the other side in any way. Another work in this vein is Novel without a Name by Duong Thu Huong.

    In 2005, it was republished in Vietnam under its original name, The Understanding of Love (Thân phận của tình yêu); another edition in 2006 adopted the Vietnamese version of the English title.

    (Wikipedia)
    Baby
    I know the story, I've seen the picture
    It's written all over your face
    Tell me
    What's the secret
    That you've been hiding
    And who's gonna take my place

  2. #2
    Mông dân nangnoitatcadahet's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    100
    Thanks
    5
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Không ai một mình làm nên hạnh phúc

    SGTT.VN - Bằng giải thưởng châu Á lần thứ 16 của báo Kinh tế Nhật Bản được trao cuối tháng 5, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh sau 20 năm ra đời đã được công chúng Nhật đánh giá là “một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới về chiến tranh”.
    Dường như chúng ta chưa làm tốt việc quảng bá văn học Việt Nam như lẽ ra chúng ta phải làm?

    Nhiều nước không dịch của chúng ta và đã lấy làm tiếc, mặc dù vậy họ vẫn biết Việt Nam có tác phẩm này, có nhà văn kia… Tại sao một số nước vẫn chọn dịch tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp? Vì chính giá trị của các tác phẩm đó. Các thị trường văn học lớn của thế giới như Anh, Pháp, Mỹ đều đã dịch một số của ta, dù rất ít, nhưng họ biết chúng ta có một nền văn học quan trọng nhưng chưa được dịch nhiều! Ví dụ nhà văn Vũ Trọng Phụng, mới chỉ bạn đọc trong nước biết, đáng tiếc cho độc giả Anh, Pháp, Mỹ vì không được đọc ông. Hoặc Nam Cao, Nguyễn Tuân…

    Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, việc giao lưu hiểu biết lẫn nhau thông qua tác phẩm văn học vẫn còn rất hạn chế. Làm sao cải thiện tình hình đó, theo ông?

    Trong khối ASEAN, người biết tiếng Việt không thiếu nhưng để dịch được tác phẩm văn học từ tiếng Việt ra tiếng nước họ, không dễ. Có lẽ phải chấp nhận các ngôn ngữ lớn: Anh, Pháp, hay Trung Quốc… Nên chăng, những giải thưởng khu vực như giải thưởng văn học các nước sông Mekong, giải thưởng văn học ASEAN đều phải mạnh dạn trao cho những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Nhiều người Nhật đã hỏi tôi về cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nhật và được khen vì người ta thấy hay, thấy có cảm tình. Trong khi đó ở Nhật Bản, cũng giống như ở ta, sách Tàu và phim Tàu tràn ngập, tivi giới thiệu suốt. Và điều đáng nói, chủ yếu sách Tàu ở Nhật là do người Tàu tự dịch ra tiếng Nhật!

    Đó là một việc cần làm vì mục tiêu quảng bá văn học Việt ra thế giới trong bối cảnh đội ngũ dịch thuật của chúng ta đang quá mong manh, e khó kham nổi!

    Tất nhiên, ở đây cần có sự nỗ lực rất lớn. Để làm được vậy phải vượt lên những tình cảm cá nhân, việc lựa chọn tác phẩm nằm trong danh sách tiến cử trao giải trong khu vực và quảng bá ra nước ngoài phải trên tiêu chí được bạn đọc trong nước thừa nhận, không nên duy trì cách ứng xử “chiếu trên chiếu dưới” lâu nay. Tôi nghĩ cách làm đó sẽ khiến những giải thưởng văn học trong khu vực không chỉ được các nhà văn “biết với nhau là chính” mà sẽ thực chất và có tiếng vang hơn!
    Nền giáo dục của chúng ta chưa thực sự có một cuộc cách mạng. Trong cuộc cách mạng đó, văn chương phải mang lại ánh sáng cho nền giáo dục.

    Được coi là một trong những tên tuổi của văn học thời kỳ đổi mới, ông đánh giá thế nào về gia sản văn học chúng ta đang sở hữu?

    Bản tính hay nhất của người Việt là không bài ngoại, tự tôn nhưng không tự phụ, nên rất dễ tiếp thu, từ đó có được sự phong phú trong suy nghĩ, phong cách viết. Vì thế mà chúng ta đã có một nền văn học khá đặc biệt tại châu Á. Nhưng cũng có những hạn chế, nếu không nói là nhiều hạn chế, khiến nền văn học đó không hùng tráng lên được mà chỉ dừng lại ở mức độ “hay với nhau”, dù rằng nếu được dịch ra ngoài thì nó vẫn hay, tôi tin là thế. Tất nhiên giai đoạn văn học nào về cơ bản cũng có hai loại: một loại làng nhàng, hàng xén và một loại là tác phẩm đích thực, tác phẩm đỉnh cao. Không nên gộp làm một.

    Ám ảnh lớn nhất của nền văn học trong nước, với cá nhân ông?

    Là đã chịu ảnh hưởng quá nặng, quá lâu cái bóng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác, bị chính trị hoá quá mức cần thiết. Tác phẩm hay phải vượt qua được những cái bóng đó. Trước đổi mới, văn học Việt Nam từng có nhiều tác phẩm văn xuôi thành công như của Nam Cao hay Nguyễn Đình Thi… nhưng không nhiều. Các nhà văn nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Đỗ Chu sẽ có những tác phẩm hay hơn nữa, nếu ngòi bút của họ thực sự khoáng đạt, tự do…

    Quan niệm “tự do sáng tạo”, theo ông?

    Không có tự do tuyệt đối, chỉ có tự do tương đối. Nhà văn, một mình ngồi trước máy tính, đó là tự do. Dầu vậy họ phải biết tôn trọng pháp luật và hiểu biết về hoàn cảnh chính trị ở nơi mình đang sống với tư cách công dân. Vì vậy, cần phải quy định rõ ràng trong luật: những nội dung nào là chống chế độ, chống Nhà nước, là vi hiến. Hãy chỉ đích danh những nội dung cấm. Một số cuốn có vấn đề chính trị, Nhà nước cần công khai cho mọi người cùng biết, vì việc thu hồi sách không công bố trên thông tin đại chúng đã khiến những cuốn đó “đắt hàng” và bán chạy hơn trên thị trường đen. Nhà nước có quyền, vì lợi ích chung, nhưng phải có những tiêu chí rõ ràng, rành rẽ. Nếu không, sẽ là sự ngăn cản đối với ngòi bút, đặc biệt với những người viết trẻ, lợi bất cập hại. Tại sao nhà Nguyễn kinh khủng như thế, vua có thể kết án tru di tam tộc, mà vẫn có Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, vẫn có Truyện Kiều?

    Ý kiến của ông thế nào về sự vô lối trong việc cấp phép tràn lan, thẩm định tác phẩm dễ dãi, khiến chất lượng xuất bản thật giả lẫn lộn, gây thất vọng cho công chúng…

    Rõ ràng là ở ta chưa có những tác phẩm mà người này cho điểm 0, người khác lại cho điểm 10; chênh lệch đến mấy thì cũng chỉ người cho 5, người cho 8 là cùng. Và đó chính là tự do trong đánh giá, nhìn nhận. Nhưng điều không hiểu được là một số tác phẩm văn chương, phim ảnh đã qua hội đồng duyệt mà chất lượng lại quá tồi tệ, gây nên những phản ứng dữ dội trong dư luận. Đã có những cuốn cực kỳ vớ vẩn và phản cảm vẫn được cho in, làm hỏng thị hiếu người đọc, có tội với bạn đọc. Như vậy, ngoài đòi hỏi nhà văn phải có tác phẩm xứng đáng, thì hệ thống cơ quan quản lý, thẩm duyệt, đội ngũ lý luận phê bình cũng phải thực sự giỏi, có trình độ ngang tầm…

    Nhìn sang lĩnh vực giáo dục, ông có bằng lòng với những ảnh hưởng tích cực của văn học đương đại đối với thế hệ trẻ?

    Có người nói ngày xưa dạy văn trong trường phổ thông hay hơn bây giờ. Không hẳn. Đó là thời trò nào cũng vanh vách những bài thơ được cô thầy yêu cầu học thuộc lòng, trong khi 70% các trò chẳng thấy có gì thú vị trong đó… Đến bây giờ, học trò cũng mới chỉ được học những tác phẩm “tốt nhất” theo tiêu chí “đóng hộp” của người biên soạn sách – mà không phải theo những tiêu chí A, B, C nào khác… Đó là vì nền giáo dục của chúng ta chưa thực sự có một cuộc cách mạng. Trong cuộc cách mạng đó, văn chương phải mang lại ánh sáng cho nền giáo dục. Lại có người nói độc giả ngày nay quay lưng lại với văn hoá đọc, lỗi là do cách dạy của nhà trường. Tôi lại cho là vì tác phẩm viết dở, nên không chinh phục được độc giả trẻ. Điều đó cũng tương tự câu chuyện đem văn chương xuất ngoại: anh muốn bạn bè quốc tế đọc truyện của anh, trước hết cái anh viết phải được bạn đọc trong nước thừa nhận, tức tác phẩm của anh phải hay. Người đọc bản ngữ phải thích, thì tác phẩm của nhà văn mới có thể đứng được.

    Không ít người viết có thâm niên đã hoang mang cắn bút vì cho rằng tác phẩm họ viết ra khó hợp “gu” lớp trẻ… Còn ông?

    Đã là nhà văn thì phải viết. Trong 1.000 nhà văn nước ta, rải rác cũng có người muốn làm nhà văn vì mục đích khác, đó là điều không tránh được. Nhưng đa phần đều yêu văn học. Tôi cũng vậy, không biết buôn bán, chỉ đủ sống bằng nhuận bút viết báo, bằng tiền bản quyền (vài nhà xuất bản trong nước đã trả dư tiền cho tôi đủ sống!). Vấn đề là thời nào cũng có những tác phẩm tinh hoa, và những tác phẩm dành cho công chúng đại trà…

    Khi Nỗi buồn chiến tranh có cơ hội hợp tác làm phim với biên kịch và đạo diễn người Mỹ, kịch bản xong rồi ông vẫn không chấp thuận… Ông khác một số người vì không vội vàng khẳng định “thương hiệu” bằng mọi giá, hay còn vì lý do nào khác?

    Có người nói trong chuyện đó tôi đã quá làm phách! Nói đúng ra là vì tôi không chấp nhận Nỗi buồn chiến tranh kiểu Mỹ! Mới đọc kịch bản, tôi đã không nhất trí, vì tôi thấy họ không hiểu gì về người Việt. Ví như nhân vật nữ bộ đội trong kịch bản, đâu phải là nữ bộ đội Việt Nam. Họ hứa sửa, tôi vẫn không đồng ý, nên họ phải thuê lại êkíp khác để làm. May là nhà sản xuất cũng đồng quan điểm với tôi. Tôi muốn có phim cho tác phẩm của mình, nhưng phim đó phải “vừa mắt” tôi, phải được làm tử tế… vì vấn đề đâu chỉ là chuyện thu nhập hay tên tuổi!
    Có một số nghề tài năng phải đi cùng với trung thực, ngoài giỏi nghề còn phải có một tấm lòng, như nghề nhà văn, nhà giáo, bác sĩ, công an, toà án…

    Có phải vì vốn rất khó tính với chính mình mà 20 năm qua, ông vẫn để công chúng mỏi mòn chờ cuốn tiểu thuyết thứ hai sau Nỗi buồn chiến tranh?

    Hai mươi năm qua, ngoài truyện ngắn, làm báo, tôi vẫn viết tiểu thuyết, nhưng thấy khó quá, nên cứ ỳ ra. Vướng một chữ cũng để đấy… Tôi có tật viết không xong thì không thể làm gì khác. Hồi chưa có máy tính, có người viết đồng thời hai, ba tác phẩm trên hai, ba cái máy chữ, tôi thì chịu…

    Người Việt Nam chúng ta đang ngày càng thực tế hơn, ông có thấy mình và các đồng nghiệp nhà văn cũng không nằm ngoài xu hướng đó?

    Dẫu vậy, thế hệ chúng tôi từ bé đã được dạy đồng tiền là xấu xa, đến giờ khi đã trưởng thành về nhận thức, thì ý niệm đó vẫn ở trong đầu, rất khó gột… Nhưng, một số bạn bè tôi lại “trưởng thành” theo chiều hướng ngược lại: trước thì viết rất đạo mạo, lập trường trước sau một giọng; nay, để chiều theo độc giả, đã quay ngoắt sang thứ văn chương lả lướt, sex, thô bỉ… Tôi nhớ, năm tôi học lớp 10, một số nhà thơ đến trường đọc thơ – bắt – lính (dĩ nhiên, trong chiến tranh thì văn chương có nhiệm vụ “vực” tinh thần thanh niên chứ!), nhưng cũng chính họ, giờ đã “đổi màu”! Quá dễ để nhận ra những người như vậy, đám đó đông ra phết. Dù người ta có quyền thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh nhưng thật khó chấp nhận những người thực dụng cả trong văn học vì những gì họ viết chẳng còn đáng tin.

    Điều đó có nghĩa, nhà văn chỉ có thể viết những điều mình tin?

    Đúng, kể cả khi anh viết về sự thay đổi niềm tin, một cách chân thành, trung thực. Tài năng và trung thực có thể là một, cũng có thể là hai. Có người tài năng nhưng không trung thực, và ngược lại. Có một số nghề tài năng phải đi cùng với trung thực, ngoài giỏi nghề còn phải có một tấm lòng, như nghề nhà văn, nhà giáo, bác sĩ, công an, toà án…

    Ông từng nói điều hay nhất trong cuộc đời chính là những điều bình dị…

    Hầu hết thế hệ nhà văn chúng tôi đều muốn sự bình dị, nhưng nhiều khi không làm nổi. Vẫn cứ uốn éo, làm bộ. Rất khó tránh.

    Công chúng luôn rất quan tâm đến “ngôi nhà” của các văn sĩ. Ông có thể nói gì về “ngôi nhà” đó của mình?

    Tôi cũng như hầu hết các nhà văn khác, nhà cửa vợ lo hết. Tôi có thể đi đâu đó, nhưng chỉ có thể trở về cái tổ của mình để ngồi viết. Con trai tôi không theo nghề viết mà làm ngân hàng. Cha – con hiểu nhau trong lặng lẽ. Điều tôi muốn nhất ở con là sự lương thiện, trung thực. Một trí thức tử tế. Và đương nhiên, ai mà chẳng mong cho con cái được hạnh phúc hơn cha mẹ chúng.

    Một người cầm bút gắn gần cả cuộc đời vào một nỗi buồn mang tên “chiến tranh”, sẽ phát biểu như thế nào về hạnh phúc?

    Là được sống trong hoà bình, không phải lâm vào chiến tranh. Bởi lẽ, không có gì tốt đẹp hơn hoà bình và cũng không có gì đáng ghê sợ hơn chiến tranh. Người ta không ai có thể một mình làm nên hạnh phúc mà hạnh phúc chỉ có thể có trong một xã hội bình đẳng, tự do, văn minh, dân chủ – muốn thế phải có hoà bình! Đó cũng là “món nợ văn chương” mà tôi chưa trả hết, trong cuốn tiểu thuyết đang viết dở, dự kiến năm nay hoặc năm sau sẽ ra mắt bạn đọc, hoặc sẽ không bao giờ nữa…
    Baby
    I know the story, I've seen the picture
    It's written all over your face
    Tell me
    What's the secret
    That you've been hiding
    And who's gonna take my place

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình