PDA

View Full Version : Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu



hado0601
22-07-2010, 11:14 PM
http://nhanam.vn/Thumbnail.ashx/0/110/174/5A079D34A65046E088E32437CDE6C1CE/Bay_tren_to_chim_cuc_cu-Bay_tren_to_chim_cuc_cu.jpg

BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU
Tác giả: KEN KESEY
Dịch giả: Nguyễn Anh Tuấn - Lê Đình Chung
Nhà xuất bản: Văn học
Số trang: 436
Kích thước: 14x20.5 cm
Giá bìa: 80.000 VND
Năm xuất bản: 2010



Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc dường như đảo lộn khi McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án lao động khổ sai và không hề có ý định cứu thế. Nhưng trong những ngày ở đó, cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối liên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình hoặc về những kẻ đã-từng-là-mình. Sự nổi loạn đó thách thức trật tự đạo đức giả mà Liên hợp áp đặt.. Cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Và rồi đúng như cuộc đời, kẻ yếu đã không thể thắng. McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn sống, nhưng Liên hợp không giết được hắn, cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó đặt ra…

Được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương, Bay trên tổ chim cúc cu đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn… Một best seller, một kiệt tác văn chương có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, làm chỗ dựa cho một trong ba bộ phim duy nhất trong lịch sử giải Oscar từng chiến thắng ở toàn bộ các đề cử quan trọng nhất, Bay trên tổ chim cúc cu có sức mạnh của một tác phẩm không thể bị lãng quên.

Kenneth Elton "Ken" Kesey (1935-2001) là nhà văn Mỹ xuất thân ở Colorado và là mắt xích giữa thế hệ Beat của thập niên 1950 và thế hệ hippie tiếp sau. Ông từng theo học Đại học Orgeon, Đại học Stanford, có thời gian làm việc tại khu điều trị tâm thần thuộc một bệnh viện ở California đồng thời tình nguyện tham gia làm vật thí nghiệm trong chương trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc kích thích lên người. Trải nghiệm này đã đóng góp rất nhiều vào thành công của Bay qua tổ chim cúc cu (1962) – một trong những tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Một số tác phẩm khác của ông bao gồm Sometimes a Great Notion (1964, tiểu thuyết), Kesey's Garage Sale (1973, tập tiểu luận), Demon Box (1986, tập truyện ngắn và tiểu luận), Caverns (1989, tiểu thuyết), The Further Inquiry (1990, kịch), Sailor Song (1992, tiểu thuyết), Twister (1994, kịch).


link: http://nhanam.vn/Desktop.aspx/Van-hoc-nuoc-ngoai/Duong-dai/Bay_tren_to_chim_cuc_cu-Bay_tren_to_chim_cuc_cu/

hado0601
22-07-2010, 11:18 PM
Thật tình cờ rằng chính Ê Mông nhà mình đã suggest cho tớ 1 quyển tuyệt vời và cũng chính một mông dân cũ đã tặng mình quyển này. Xin cám ơn tất cả mọi người.

Nhân dịp Nhã Nam xuất bản lại quyển này mình xin phép repost lại một số bài viết của Forum cũ :)

posted by Ê Mông :
Đợi mãi không thấy ai giới thiệu sách hay, để phong trào đọc sách cũng như việc đóng góp cho diễn đàn sôi nổi hơn nữa xin gửi tới mọi người phần Giới thiệu về cuốn "Bay trên tổ chim cúc cu" - tác giả Kenn Keyse một cuốn sách được nhiều Mông dân ưa thích.
Trong phần giới thiệu này - một số đoạn được sưu tầm trên mạng - một số đoạn là cảm nhận của cá nhân.
Mời các bạn đọc và đóng góp...

Đây là phần giới thiệu do một thành viên có nick Lửa viết bên Sachhay.com
Địa chỉ đường link: http://www.sachhay.com/book/200910241036/bay-tren-to-chim-cuc-cu.aspx
Cảm nhận của người viết về tác phẩm rất thú vị.

Kenn Keyse hai mươi bảy tuổi khi viết Bay trên tổ chim cúc cu, cái tuổi quá trẻ để có thể viết ra một tác phẩm khiến những người đọc mềm yếu cảm thấy mệt đứt hơi và những người đọc cứng rắn hơn cảm thấy rùng mình.

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh trong một nhà thương điên nhỏ, nơi người bệnh được chạy chữa theo cách ít nhân đạo nhất có thể. Cuộc sống ở đó là một cuộc sống tù túng và dặt dẹo với đủ thứ quy tắc điên loạn và những y tá, hộ lý, cầm đầu bởi mụ y tá trưởng, hành xử không khác nào một cái máy. Đúng ra, nhà thương điên này chỉ để nhằm mục đích giam giữ và ngăn ngừa những kẻ bị coi là bất bình thường khỏi vấy bẩn những đại lộ rực sáng đèn, tấp nập xe cộ, khỏi làm náo loạn nơi hội họp tao nhã của những quý bà, quý ông lịch thiệp. Dường như, người ta cố làm cho những bệnh nhân ngày càng điên nặng hơn chứ không phải chữa chạy cho họ.

Để tồn tại trong không khí ngột ngạt ấy, người điên giả, người điên thật, lẫn lộn. Ngay cả những kẻ có quyền, như mụ y tá trưởng, cũng nhiều khi hành xử như kẻ điên khi uy quyền của mụ bị xâm phạm. Và uy quyền của mụ bị xâm phạm thật, khi McMurphy, một bệnh nhân mới xuất hiện. Hắn vốn chỉ là kẻ giả điên để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, khỏi phải đi tù mà thôi. Hắn nghĩ rằng nhà thương điên ít nhất cũng khá hơn nhà tù. Nhưng hắn đã nhầm.

Thật nực cười khi những quy tắc và luật lệ của bệnh viện tâm thần cố bắt McMurphy phải chui vào khuôn khổ. Một kẻ tung hoành như hắn ! Và hắn bắt đầu phá luật. McMurphy bắt đầu tạo ra mối dây liên kết giữa những bệnh nhân. Họ cùng nhau phá luật. Họ sống cuộc sống của những người bình thường, bình thường như mọi người bình thường khác. McMurphy kết giao với “Tù trưởng” Bromden, một người da đỏ to lớn, vốn tưởng là kẻ ù lì chậm chạm và đầu đất, nhưng thực ra chỉ giả điên một cách an phận. Họ, cùng những người điên, bắt đầu đòi lại những quyền làm người, trong khi mụ y tá trưởng cùng tay chân của mình cố gắng đập tắt cuộc “nổi loạn”. Sức sống mới trối dậy trong những người điên ấy, mụ cần phải dập tắt để bảo đảm sự bình lặng của nhà thương điên và bảo đảm uy quyền của chính mình. Mụ hành xử một cách điên loạn. Thậm chí còn điên hơn cả những người điên!

Cuối truyện, kết thúc khi những nỗ lực trốn thoát của cả nhóm bệnh nhân thất bại, McMurphy bị trừng phạt bằng cách cho dòng điện chạy qua đầu, một kiểu “trị liệu” rất thịnh hành thời đó dành để xử lý những bệnh nhân quá cứng đầu. Than ôi, một kẻ tung hoành ngang dọc, giờ chỉ còn là một bệnh nhân lờ đờ, chết về mặt tư duy. Không đành lòng nhìn người bạn mình dật dờ như một bóng ma. “Tù trưởng” lấy gối đè McMurphy chết ngạt, giải thoát cho linh hồn bạn, rồi phá cửa sổ mà đi. Những câu cuối cùng của cuốn tiểu thuyết là: “Đã lâu tôi chưa về thăm quê”.

Ngột ngạt, tàn bạo và đầy cảm xúc, những cảm xúc nghẹt lại nơi cổ họng, đó là tất cả những gì tôi có thể nói về Bay trên tổ chim cúc cu. Thảm kịch của nó ở chỗ, sự vùng thoát đến tự do đã bị chính xã hội xung quanh đè cho bẹp gí, tiêu diệt đến tận cùng mọi ý chí phản kháng.

Bay trên tổ chim cúc cu còn là thực tại xã hội Mỹ, ngột ngạt và bế tắc. Và đó sẽ không chỉ là thực tại của riêng nước Mỹ. Bạn hãy thử nhìn lại mình xem, liệu bạn có chắc rằng mình không điên hay không? Con người ta điên khi không thể có được sự kết nối với những người khác, khi khoảng cách tâm hồn của họ không còn có thể đến gần nhau, dù những cá thể ấy vẫn ở sát cạnh nhau về mặt địa lý. Họ trở thành những mảnh vụn.

Đọc một mạch cuốn Bay trên tổ chim cúc cu, tôi thấy mệt rã rời. Liệu tôi có phải là một mảnh vụn giữa cuộc đời này hay không ?

Những gì mà tác giả Lửa cảm nhận ở trên thực sự đã phản ánh khá đầy đủ về giá trị nhân văn của Bay trên tổ chim cúc cu.

Ở góc độ cá nhân, đọc xong tác phẩm này tôi lại cảm thấy hình như bất kỳ môi trường nào, xã hội nào khi con người còn có áp bức, bất công và sự cam chịu thì chúng ta cũng sẽ như những kẻ điên trong "Bay trên tổ chim cúc cu". Trừ một số kẻ điên thật (số này rất ít) thì tất cả đều nấp sau cái vẻ điên dại để né tránh, để an phận. Mà đáng buồn thay tình trạng này lại khá phổ biến trong xã hội, có chăng là dưới cái vỏ bọc khác... Giả điếc, giả câm hay giả điên theo mối tương quan này cũng đâu có khác nhau...
Sự xuất hiện của Mc Murphy chính là tư tưởng cách mạng - là sự thay đổi, phá vỡ những quy tắc, luật lệ và giáo điều. Cái này thì trong xã hội nào cũng đầy rẫy. Nhưng đối mặt với nó luôn là một điều khắc nghiệt và anh đã dám tuyên chiến với nó thì tất nhiên anh sẽ bị nó nghiền nát - Và Murphy phải chết. Sự nổi dậy của tù trưởng Bromden ở cuối truyện là một cái kết đẹp, giàu chất lãng mạn - là kết quả của luồng gió mát trong tư tưởng và hành động mà Mc Murphy đem lại cho những kẻ giả điên...
Tất nhiên tiểu thuyết thì vẫn là tiểu thuyết - thực tế lại là một chuyện khác...
Cách kể chuyện của Kenn Keyse thực sự cuốn hút - những mẩu đối thoại thông minh và hài hước, cách phân tích tâm lý nhân vật, cũng như diễn biến câu chuyện logic.
Riêng đoạn kết, Bromden dùng gối đè Murphy ngạt thở cho đến chết tuy buồn nhưng thật nhân văn. Hành động của Bromden cũng giống như một câu thơ cổ phương Đông nói về người anh hùng:
"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"
Mc Murphy không bao giờ được phép sống như một kẻ tâm thần... Mãi mãi là như vậy, trong tâm trí của Bromden, của những kẻ điên trong trại và người đọc chúng ta Mc Murphy sẽ mãi là một kẻ ngang tàng, một thủ lĩnh đích thực...

Anonymous
13-07-2011, 07:06 PM
Đạp xe và.... sách... xem ra không hợp nhau cho lắm.
Giống như xe đạp, thời đại này những kẻ dán mặt vào sách được xem như của hiếm. Kẻ nào đọc "bay trên tổ chim cúc cu" còn hiếm hơn.
Tôi đọc quyển sách này vào năm thứ 2 đại học, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi.
Sau này, mỗi lần cầm quyển sách này lên đều có cảm giác "sởn da gà" , và lần nào cũng tự hỏi.... mình đã đủ tự tin để đọc lại nó chưa?
.... có lẽ là chưa.....

Mập Đại Ka
13-07-2011, 11:52 PM
Đạp xe và.... sách... xem ra không hợp nhau cho lắm.
Mập chưa đọc cuốn này, và qua giới thiệu thì cũng k dám mua về đọc. Sợ những cuốn sách làm cuộc đời mình càng trở nên túng quẫn trong một mớ bong bong mà chỉ vài dòng tóm tắt câu chuyện đã phần nào làm được điều đó. Nhưng mập lại thích đạp xe đến 1 quán cf nào đấy, ngồi trong sofa ấm, uống 1 tách socola nóng, ngoài trời thì mưa nặng hạt nhưng trong phòng người ta đang chơi piano bản Song for stormy night... Một ngày như thế chắc cảm thấy bình yên và enjoy lắm lắm...

flamencol78
14-07-2011, 10:13 AM
Hehe, ý kiến của bạn Anony ở trên cũng giống như dân gian tổng kết về Truyện Kiều:

"Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều"

Nhưng càng cấm lại càng đọc. Vì vậy lời khuyên của mình là vẫn nên đọc. Càng bí hiểm thế càng thấy tò mò :D

hado0601
14-07-2011, 12:16 PM
Sợ những cuốn sách làm cuộc đời mình càng trở nên túng quẫn trong một mớ bong bong mà chỉ vài dòng tóm tắt câu chuyện đã phần nào làm được điều đó.
Đừng nghe những gì chúng nó nói. Có thể cách c Mập cảm nhận quyển này sẽ khác thì sao.

Na chín
14-07-2011, 12:34 PM
Xin thú thực là mình trình độ lùn, đọc quyển này lần đầu dek hiểu nó muốn nói cái gì cả, lại phải lòng vòng đi đọc các thể loại reviews, comments... về nó (như mấy cái mà Hạ Đỏ post ở trên cùng ấy). Xong rồi quay về đọc lại sách, giờ thì hiểu rồi, nhưng lại chả thấy nó hay ho xuất sắc như mọi người vẫn tung hô ca ngợi.

Mình đọc và mua quyển này để cho khỏi kém chị kém em :"> Chứ chắc mình cũng giống em Mập, sợ suy nghĩ của mình trở nên luẩn quẩn vì những cuốn sách tâm lý quá phức tạp nên mình toàn chọn đọc Quỳnh Dao với Barbara Taylor Bradford với Jacqueline Susanne với Daniel Steel với Sidney Sheldon.... thôi =))

Casper_HN
14-07-2011, 12:42 PM
Tóm lại, đi mua Kin đù đã, em Chym Chú Nhỏ cầm 1 cái làm mình mê tơi luôn, lại tốn $ dồi :o062:

Na chín
14-07-2011, 11:12 PM
Tóm lại, đi mua Kin đù đã, em Chym Chú Nhỏ cầm 1 cái làm mình mê tơi luôn, lại tốn $ dồi :o062:

Hình như có trên dưới $100 thôi anh. Em cũng đang thèm 1 cái =P~

Casper_HN
15-07-2011, 12:30 AM
Hình như có trên dưới $100 thôi anh. Em cũng đang thèm 1 cái =P~
Sao nó bẩu gần 4tr lận? ~ 100$ thì dễ chốt hạ hơn nhiều :uong2:

Na chín
15-07-2011, 12:33 AM
Sao nó bẩu gần 4tr lận? ~ 100$ thì dễ chốt hạ hơn nhiều :uong2:

Ah... thì.... $189 cũng tính là trên dưới $100 mà anh... :">