PDA

View Full Version : Thiền, Tây Yên Tử và eMông



eMông
12-09-2011, 02:00 PM
Tây Yên Tử là chuyến đi lớn trong năm của eMông.

Bên cạnh việc luyện tập thể lực đảm bảo cho chuyến đi chúng ta cũng rất cần một sự chuẩn bị tinh thần xứng đáng với chuyến đi này.

eMông lập topic này để trong mục Chuẩn bị trước chuyến đi với mục đích cùng các Mông dân trao đổi tìm hiểu những thông tin về văn hóa, lịch sử vùng đất chúng ta sắp khám phá tới đây coi như một sự luyện tập trau dồi về kiến thức để có được hiểu biết cơ bản khi về nơi đất Phật.

Các vấn đề thảo luận sẽ tập trung vào: THIỀN và TÂY YÊN TỬ.

Đây là topic trao đổi về kiến thức nên chúng ta sẽ không đăng ký tham gia chuyến đi, không spam ở đây...

Khuyến khích các bài viết thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của người viết.

Tránh những bài sưu tầm trên mạng rồi copy nguyên về đây mà không có bất kỳ kiến giải hay chính kiến của tác giả.

Topic không đặt vấn đề cao siêu về lý luận mà là sự chia sẻ trao đổi kiến thức giữa các thành viên.

Mời các bạn cùng tham gia.

eMông
12-09-2011, 02:10 PM
Để rõ hơn về cách vận hành của topic chúng ta sẽ thảo luận như sau:

- Mọi điểm đến luôn cần có toạ độ,... Ở đây cụ thể là Tây Yên Tử. Chúng ta muốn đến đó phải xác định được địa điểm thuộc tỉnh nào, huyện nào, xã nào... Xác định được rồi cần phải tìm ra cách di chuyển sao cho phù hợp để tới được đó... Đến đó phải xem cách đi thế nào, chỗ ăn nghỉ ra sao, v.v... (Đấy là nói về toạ độ địa lý - để nắm được cũng đòi hỏi thời gian và kiến thức địa lý).

- Thiền và Tây Yên Tử được đề cập ở trên dẫn chúng ta đến nhiệm vụ phải tìm hiểu và xác định toạ độ văn hoá, lịch sử (khó hơn toạ độ địa lý rất nhiều). Kết hợp hai phạm trù Thiền và Tây Yên Tử với nhau để hiểu được quá trình vận động của tôn giáo, lịch sử.

Cụ thể: Cần xác định THIỀN là cái gì? Lịch sử của nó ra sao? Nó vào Việt Nam khi nào? Nó đến Yên Tử ra sao?... Vô số câu hỏi và đề tài để chúng ta khám phá...

flamencol78
12-09-2011, 10:18 PM
Nhiệm vụ của topic này là thống nhất 3 phạm trù THIỀN - TÂY YÊN TỬ - eMông làm một.

Cái gì cũng cần phải có ngọn nguồn...

Xin bắt đầu từ ngọn nguồn xa nhất.

Sự ra đời của đạo Phật...

Cái này chép nguyên từ Bách khoa tri thức phổ thông ra nhé (phần chữ màu nâu in nghiêng) - hoàn toàn là quan điểm khoa học và duy vật không thần bí chút nào.

Đạo Phật do Gautama Buddha sáng lập từ thế kỷ thứ 6 trước CN, tại miền Bắc Ấn Độ. Đức Phật (Buddha) là con vua, sinh ra tại miền nam xứ Nepal. Có nhiều truyền thuyết về ngày Người ra đời nhưng các nhà nghiên cứu phương Tây đã thống nhất Người đã sống từ năm 563 đến 483 trước CN (như vậy là ngài thọ 80 tuổi). Nhà vua đã được một vị hiền triết báo trước cho biết là hoàng tử sau này sẽ là một vị tu sĩ khổ hạnh hoặc một vị chúa tể trị vì trên khắp thế gian, bèn "giữ chân" người không cho đi xa. Hoàng tử đã trốn thoát và bắt đầu sống cuộc đời của một kẻ lang thang, không nhà, đi tìm kiếm nơi sống bình yên trải qua nhiều cảnh ngộ đáng chán, cuối cùng tới gốc cây Bồ đề, hoàng tử sống dưới bóng cây đó tham THIỀN nhập định cho tới khi giác ngộ và thành Phật (Buddha = người đã giác ngộ)...


Như vậy ở đoạn này ta đã thấy ngay từ lúc Phật đang trong quá trình giác ngộ thì THIỀN đã được nhắc đến.

...Khi đó, đức Phật đã hiểu rõ nguồn gốc gây ra mọi nỗi khổ ải, nếu tóm tắt thành Bốn Chân lý Cao cả, tạo thành nền tảng của đạo Phật. Bốn chân lý đó là: nỗi khổ ải luôn luôn tồn tại, mọi chúng sinh đều phải chịu đựng; nguồn gốc của nỗi khổ ải là sự ham muốn, dẫn tới việc sinh làm kiếp khác; lòng ham muốn này có thể diệt được; có con đường dẫn tới chỗ không còn khổ ải, tức là thực hiện Bát Chính Đạo, tức là tám con đường ngay thẳng, bao gồm những hành vi và ý nghĩ trong cuộc sống: từ ý nghĩ, lời nói... đến nghề nghiệp...

Cõi Nát bàn (Nirvana) là mục đích của mọi kiếp, là trạng thái đã được chuộc tội hoàn toàn, người đã chuộc hết tội sẽ được vào đó. Ngọn đuốc của Phật có thể giải thoát cho con người khỏi vòng luân hồi bằng cách thực hiện phép "chân không"

(đoạn này có cái hiểu, có cái còn lỗ mỗ) Chẳng hạn phép "chân không" là cái gì thì mình chịu? Cái này mong chị Hạ đỏ giải thích giùm.

flamencol78
12-09-2011, 10:39 PM
Tiếp tục với sự phát triển của lịch sử Phật Giáo

... Trong thời kỳ đầu, hội nhà Phật gồm có các vị sư và các anh em thế tục, lấy nhà họ ở làm nơi tu hành và thuyết giáo, Việc thờ cúng gồm có một bài thuyết pháp, giảng kinh, thiền định và sám hối. Tới giai đoạn tiếp sau, thực hiện những cuộc hành hương tới những nơi có liên quan tới Đức Phật và thực hiện việc tôn thờ các phật tích.

Tới thế kỷ thứ 3, nhà vua Ashoka lấy đạo Phật làm quốc giáo của Ấn Độ nhưng qua các thế kỷ sau, đạo Phật dần dần bị suy tàn, trong tình trạng chia tách, khủng bố và bị đạo Bàlamôn chống đôi. Tuy vậy, đạo Phật vẫn phát triển được sang các nước bên ngoài Ấn Độ.

Tới đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo: đạo Phật đã tách ra ngành Tiểu Thừa (Himanaya) tức là Phật giáo ở phía Nam và Đại Thừa (Mahayana) tức là Phật giáo ở phía Bắc. Ngành Tiểu Thừa thiên về cá nhân hơn, đã tồn tại ở đảo Ceylan và vùng Nam Á. Ngành Tiểu Thừa còn giữ lại được những điều Đức Phật đã dạy từ ban đầu, là không có riêng một vị thần hoặc ma quỷ nào. Ngành Đại Thừa có tính xã hội cao hơn, thờ nhiều thần với cách thờ cúng khoa trương và "đa nguyên", phát triển mạnh ở các vùng Himalaya, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản...

Ở đây ta lưu ý tới Tiểu Thừa và Đại Thừa hai ngành tách ra từ đầu kỷ nguyên Thiên Chúa (những năm đầu CN)

Cái này là từ wikipedia




Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna)
Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) định nghĩa Đại thừa như sau.

Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa

Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Ðại thừa khoảng thế kỷ thứ 1 trước hoặc sau Công nguyên.
2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn Bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Sri Lanka) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa và Đại Thừa khi nói về hai truyền thống lớn nhất của Phật giáo. Mà thay vào đó là danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông.
4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống: Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển - cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị của nó.
5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư.
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.
Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành.

Đọc cái này thì rất dài và đau đầu, tựu chung lại nó hao hao với vụ vote đồng phục trên emong.org (tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng)

Bọn không quần áo chính là TIỂU THỪA - em giữ nguyên giáo lý kinh điển của eMông là không đồng phục, đồng phiếc gì sất. Cứ tồng ngồng đạp xe cho nó thiên nhiên mới mau đắc đạo.

Bọn đồng phục chính là ĐẠI THỪA - giáo lý phải phát triển, e Mông không thể không có đồng phục, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính tập thể, v.v....

Cãi nhau tung tóe

Tuy nhiên cuối cùng thì tất cả đều thừa nhận hai thằng cũng chỉ đều xuất phát từ tình yêu với eMông mà thôi nên xí xóa.

Hôm nay tạm thời nghỉ ở đây.

hado0601
12-09-2011, 11:18 PM
Như vậy ở đoạn này ta đã thấy ngay từ lúc Phật đang trong quá trình giác ngộ thì THIỀN đã được nhắc đến.
Xin bổ sung thêm một chút về đoạn này.
Thực ra thiền xuất hiện chính xác từ khi nào hình như bây giờ vẫn chưa có ai biết. Chỉ biết là ở Ấn Độ, thiền là một công cụ rất quan trọng đề hành pháp và đạt tới các cảnh giới tối cao - và cuối cùng là giác ngộ. Phép Thiền của các tôn giáo khác nhau là khác nhau (tuy nhiên chúng lại có sự kế thừa, bổ sung và phát triển lẫn nhau, điều này cho phép các phép thiền càng ngày càng hoàn thiện hơn.). Có nhiều bằng chứng chưng minh trước thời của Đức Phật đã xuất hiện thiền rồi. Do vậy cần phải nói rõ hơn là topic này đang bàn về THIỀN trong PHẬT GIÁO (mặc dù vậy trong các tông phái Phật Giáo khác nhau thì các cách thiền cũng là khác nhau)

Tuy nhiên theo kinh sách phật giáo chép lại. Đức Phật đã chỉ ra một phương pháp thiền mới mà về cơ bản rất khác so với các phương pháp thiền khác ở thời đó nên có thể nói thiền Phật Giáo là do Đức Phật sáng tạo nên và được các nhà sư khác phát triển sau này.
Theo một bài kinh nguyên thủy được chép lại, sau khi thử rất nhiều các cách thiền khác nhau học từ các vị thầy khác nhau, Đức Phật vẫn cảm thấy bị chướng ngại. Ngài liên thư giãn và bất chợt ngài nghĩ tới cảm giác "thiền" của ngài khi ngài còn là một đứa trẻ. Rồi ngài nhận ra rằng đây chính là phương pháp mà ngài tìm kiếm bấy lâu nay. Sau 49 ngày ngài vượt qua toàn bộ khúc mắc trước đây và hoàn toàn giác ngộ.

hado0601
12-09-2011, 11:28 PM
Tới thế kỷ thứ 3, nhà vua Ashoka lấy đạo Phật làm quốc giáo của Ấn Độ nhưng qua các thế kỷ sau, đạo Phật dần dần bị suy tàn, trong tình trạng chia tách, khủng bố và bị đạo Bàlamôn chống đôi. Tuy vậy, đạo Phật vẫn phát triển được sang các nước bên ngoài Ấn Độ.
Vua Ashoka: Vua A Dục (http://vi.wikipedia.org/wiki/A-d%E1%BB%A5c_v%C6%B0%C6%A1ng) (A Dục Vương) theo cách phiên âm của Việt Nam. Đây là vị vua sùng Phật Giáo nhất trong lịch sử Ấn Độ. Ông đã cho xây một loạt đền đài cùng với các công trình để tôn vinh Phật Giáo mà ngày nay vẫn còn dấu tích ở Ấn Độ (Trụ đá Ashoka - nơi mà em rất muốn đến). Rất thú vị là Ashoka trước khi đến với Phật Giáo được biết đến là một con người rất tàn ác máu lạnh.

P/s: về khoản PG tiểu thừa và PG Đại Thừa thì em chưa tổng hợp lại được. Nói về cái này cũng khá là thú vị. Theo em thấy thì wiki viết một là sơ sài, 2 là chưa chuẩn.

flamencol78
14-09-2011, 02:19 PM
Topic này có vẻ hiu quạnh nhỉ :D Tuy nhiên đây là con đường mới mở nên vắng người đi là đúng rồi.

Những phần viết của Hạ đỏ đã bổ sung thêm rất nhiều cho những thông tin mà mình tổng hợp được. Rất mong Hạ đỏ tiếp tục phát huy.

Như vậy ta đã có một chút thông tin cơ bản về sự ra đời và phát triển của Phật giáo. Ta cũng thấy được Thiền là một khái niệm không chỉ riêng của Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng có. Tuy nhiên cũng thấy rằng trong quan niệm của đa số người Việt thì Thiền và Phật giáo gắn liền với nhau.

Đã nói chuyện xa bây giờ lại quay lại chuyện gần.

Vậy Phật giáo ra đời, phát triển, và đến nước ta ra sao ? Lại giở sách hoặc tra google thôi :D

Cái này là lấy từ đây

http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922




Con đường và niên đại du nhập

Vị trí địa lý của nước ta nằm ở bán đảo Ðông Dương, trên con đường giao thông đường bộ cũng như đường thủy giữa hai lục địa, nơi sản sinh những nền văn minh lớn của loài người là Ấn Ðộ và Trung Quốc. Do đó, từ rất sớm, qua con đường buôn bán, các nền văn hóa của hai chiếc nôi văn minh này đã đi theo các đoàn thương nhân đến đến với nước ta, trong đó có Phật giáo.

Theo Thiền uyển tập anh(3), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Ðộ, trước cả Trung Quốc. Trong tiểu sử Thiền sư Thông Biện (? -1134), một vị Quốc sư ở đời Lý, có chép cuộc đối thoại giữa Ngài và Hoàng thái hậu Ỷ Lan về nguồn gốc của Phật giáo Việt Nam, trả lời của vị Quốc sư này, đoạn dẫn những ghi nhận của Pháp sư Ðàm Thiên (542-607) trình với vua [Trung Quốc] Tùy Cao Tổ, có chi tiết: "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Ðông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn năm trăm người, kinh dịch mười lăm quyển..."(4). Như vậy, Phật giáo được du nhập nước ta (thời bấy giờ là Giao Châu) trực tiếp từ Ấn Ðộ, nhưng chính xác vào năm nào thì chưa thấy ai khẳng định. Tuy nhiên, điều chắc chắn là vào khoảng thế kỷ thứ II dương lịch (từ này trở đi viết tắt là dl), Phật giáo đã trở nên thịnh hành ở nước ta với một cơ sở mạnh mẽ thể hiện qua hệ thống những cứ liệu về số lượng Tăng sĩ, chùa chiền, thành quả của công tác dịch thuật kinh điển, v.v... tại trung tâm Luy Lâu. Với tình hình phát triển vào nửa cuối thế kỷ thứ II như vậy, dứt khoát nó phải được hình thành trên cơ sở ban đầu khá lâu.

Nếu liên kết với những sự kiện khác, như là truyền thuyết Chử Ðồng Tử học đạo với nhà sư Phật Quang; sự kiện Bát Nàn phu nhân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng, xuất gia sau cuộc kháng chiến vệ quốc thất bại năm 43 dl; và, những xác nhận về tín ngưỡng của người Việt mà Dương Phù đã ghi lại, rằng khoảng 100 năm sdl dân chúng tại nước ta có trồng một loài hoa [uất kim hương] dùng để cúng Phật; v.v...Một hiện trạng Phật giáo sinh động như thế chắc chắn phải là kết quả của một quá trình đâm chồi nẩy lộc trước đó khá lâu trên mảnh đất này. Như vậy, Phật giáo đã có mặt ngay tại nước từ những năm đầu của kỷ nguyên dl, nếu không nói là sớm hơn. Cũng có quan điểm cho rằng, Phật giáo truyền vào nước ta có thể là vào thời vua A Dục (Asoka) ở thế kỷ III trước dương lịch (từ này trở đi viết tắt là tdl) với sự diện diện của đoàn truyền giáo do Sona dẫn đầu; nhưng đây mới chỉ là giả thuyết, điều này cần được xác minh bằng các cuộc khảo cổ tại một số địa điểm nghi vấn là có khả năng còn các chứng cứ lịch sử quan trọng ở khu vực chùa Nê Lê (Tam Ðảo), núi Quỳnh Viên (Cửa Sót, Hà Tĩnh)...

Vậy, về con đường du nhập, các nghiên cứu mới đây cho biết rằng, Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập nước ta chủ yếu theo đường biển, một phần khác là theo đường bộ, con đường mà các nhà sử học thường gọi là "Con đường Tơ lụa". Vào những năm đầu của kỷ nguyên dl, Phật giáo đã phát triển trên đất nước ta với tư cách là một trong những hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân, qua các dữ kiện đã nêu trên.

icemain
14-09-2011, 03:11 PM
Thiền (ZEN)

*Thiền mà ta miêu tả được, không phải là Thiền.

*Ta không thể học để hiểu Thiền mà chỉ có thể sống và cảm nhận Thiền.

*Thiền là ở trạng thái tỉnh thức trong mỗi tư tưởng và hành vi của ta.

*Thiền là ở trong trạng thái Biết.

*Không có giới hạn nào đối với Thiền.

*Tất cả chủng tộc đều hiệp nhất trong Thiền.

*Đạt Thiền là đạt tính không.

*Ngộ hay đạt được giải thoát là được hạnh phúc vô biên không thể giải thích được.

*Thiền quán là sống thực sự.

*Thiền là sống hài hòa với thiên nhiên,

*Thiền là thích ứng với mọi hoàn cảnh.

*Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi không phân biệt.

*Thiền là ở trong trạng thái tâm linh tỉnh thức.

*Thiền giả không bị việc gì hay người nào thúc đẩy hoặc vận dụng.

*Thiền là khả năng giải thích những sự việc không hiện hữu.

*Thiền không phải là một trạng thái tiêu cực, mà là trạng thái tâm linh sinh động.

*Thiền giả không sống trong ảo giác hoặc tưởng tượng, mà trong thực tại.

*Thiền giả luôn luôn sáng suốt.

*Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi với tinh thần minh mẫn.

*Ở trạng thái giải thoát, mình làm chủ mình.

*Ta có thể ở trong trạng thái Thiền trong nhiều cá tính khác nhau và trong mọi hoạt động của đời sống.

*Thiền trong hoàn cảnh hỗn loạn mới thực sự Thiền.

*Muốn hiểu Thiền, trước hết ta phải ở trạng thái tâm không.

*Thiền là khả năng nhìn thấy người khác trong những cá tính khác nhau của họ.

*Thiền giả có khả năng làm cho người khác nhìn thấy từng cá tính của mình.

*Thiền giả không bị Yêu Thương hay Oán Ghét chi phối.

*Khi áp dụng ngữ vựng Thiền để diễn tả Thiền, thì không còn Thiền nữa.

*Khi biết ta ở trong trạng thái Thiền thì ta không còn Thiền chi nữa.

*Khi ta cố gắng miêu tả Thiền, thì tâm ta đã lập lại hoặc bắt chước.

*Ta chỉ ở trong trạng thái Thiền khi cảm thấy được giải thoát khỏi Yêu Thương và Thù Ghét. Đó là Chân Thiền, cái cảm giác-không cảm giác.

*Làm sao tả được Thiền khi Thiền là tính không, trống không, một trạng thái không màu sắc, không mùi vị, không có đẹp hoặc xấu


I- THIỀN LÀ GÌ ?
Thiền, nói đủ là Thiền-na, Trung Hoa dịch là tĩnh lự; nghĩa là lặng lẽ những lo nghĩ lăng xăng, hay cũng dịch là định tuệ đẳng trì, tức tâm lặng và sáng đầy đủ. Tuy nhiên đó chỉ là định nghĩa theo danh từ, phương tiện mà giải thích cho người tạm hiểu, xét trên lý thật thì đó chưa phải là bản thân của Thiền.
Bởi tĩnh lự hay định tuệ đẳng trì đó, nó không nằm ở trên những ngôn từ hoặc chữ nghĩa vô tri kia, mà nó ở ngay trong tâm người, Do đó, dù ai có cố gắng giải thích thế mấy cũng không bao giờ chạm đến bản thân thiền chân thật. Cho nên Thiền mà còn định nghĩa được, đó là Thiền Chết, Thiền Văn Tự, không phải Thiền Sống. Đến chỗ cứu cánh thiền thì bỏ xa văn tự. Chữ nghĩa làm sao ghi được cái tâm lặng lẽ trong sáng đó ? Dù máy móc điện tử tối tân cũng không thể ghi được chỗ này .
II- THỂ NGHIỆM TRỰC TIẾP
Chân lý sống là cái hiện thực ngay nơi mỗi người, trong mỗi người, người đang sống trong đó chứ không ở đâu khác. Như nói Thiền là tĩnh lự, là tâm lặng lẽ trong sáng, song đặt câu hỏi lại: Thế nào là tâm lặng lẽ trong sáng ? Đây không còn là chuyện giải thích danh từ nữa, mà phải tự cảm nhận nơi mình mới thấu rõ thôi . Vì vậy, muốn cảm nhận chân lý Thiền là phải thể nghiệm trực tiếp, phải thẳng vào chớ không đứng bên ngoài bàn bạc, lý luận suông .
Có vị tăng hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung :
- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp ?
Thượng Sĩ đáp :
- Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ,
Cánh bằng nhốt gió ruột kiến trùng .
Hỏi:- Như vậy học nhân làm sao được lối vào ?
Đáp:- Gãi ngứa phải đâu người khác ngứa,
Đói ăn chính thật nhà ngươi ăn
Ông hỏi đại ý Phật pháp, ông muốn hiểu được lẽ thật đó, thì ông phải quên niệm phân biệt theo thói quen suy nghĩ lâu nay đi, ông phải đích thân cảm nhận nơi mình chớ không thể đứng bên ngoài mà hỏi, mà muốn tìm hiểu biết . Gãi ngứa là tự ông ngứa, đâu phải người khác ngứa thay cho ông; cũng vậy, đói là tự ông ăn thì mới hết đói, ai ăn thay cho ông được? Cho nên trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông luôn nhấn mạnh đến chỗ trực nhận không qua ý niệm .
Thiền sư Nghĩa Huyền, sau này là Tổ tông Lâm Tế, lúc còn đang tham thiền trong hội Ngài Hoàng Bá, khi đến hỏi về “Đại ý Phật pháp”, ba lần hỏi thì ba lần đều bị ăn gậy mà không được giải thích một lời. Hoặc ông Thôi Tề Công đến hỏi Thiền sư Thần Hội:
- Thiền sư ngồi thiền một phen định, về sau bao lâu mới xuất định?
Sư đáp:
- Thần không có chỗ nơi, có cái gì là định ư?
- Đã nói không định, sao gọi là dụng tâm?
- Nay tôi định còn không lập, ai nói có dụng tâm?
- Tâm và định đều không, thế nào là đạo?
- Đạo là “đạo như thế”, không có “đạo thế nào”.
- Đã nói không có “đạo thế nào”, vậy chỗ nào có “đạo như thế” ?
- Nay nói “đạo như thế” là do có “đạo thế nào”, nếu như không có ‘đạo thế nào” thì “ như thế” cũng không còn .
Nghĩa là, với Thiền sư thì không có giải thích dài dòng theo chữ nghĩa. Bởi do có hỏi “đạo thế nào” nên mới tạm nói “đạo như thế” để đối đáp lại. Nói “như thế” là để dừng lại chỗ suy nghĩ, tìm hiểu của ông thôi, chớ thực ra nếu ông không có hỏi thế nào, thì cũng không có nói “như thế” làm gì. Bởi vì “Nó vốn như thế là như thế rồi’, khỏi phải nói thêm cái tên “như thế” nữa. Nói “như thế” là đã dán thêm cái nhãn hiệu lên nó.
Đây là muốn nhắc người hỏi, phải can đảm buông xả hết mọi ý niệm hướng về nó, thì chân lý thiền hiện tiền sáng ngời đây thôi. Còn hướng đến nó tức là còn đứng ngoài nó. Từ đó mà biết, hiện có nhiều người đang tranh cải về thực tại thế này, thế kia, là có, là không, thì rõ ngay là chưa chạm đến thực tại. Trong nhà Thiền không chấp nhận cho người cứ đứng bên ngoài mà lý luận.
Như có Thượng Tọa Định thuộc dòng Lâm Tế, một hôm trên đường thọ trai nhà thí chủ đi về, gặp ba vị tọa chủ trên cây cầu, trong đó một vị mới hỏi Sư:
- Thế nào là tột đáy sông thiền ?
Sư liền chộp ngực vị ấy định ném xuống sông. Hai vị kia hoảng hốt xin tha rối rít. Sư liền bảo:
- Nếu không có hai vị đây tôi đã cho ông xuống tột đáy sông thiền cho biết .
Thiền chân thật là thế ! Ông muốn biết tột đáy sông thiền, hãy vào đó thì biết ngay, không phải giải thích chữ nghĩa dài dòng . Cứ đứng ngoài mà hỏi, dù có nói cho ông nghe cũng chỉ là tưởng tượng, là khái niệm thôi, đâu cảm nhận được lẽ thật ấy.
Bởi vậy tôn chỉ của Thiền tông là “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền”, tức là tự có con đường sống, vượt qua ngôn giáo, chữ nghĩa bên ngoài. Do đó nếu người không trực tiếp thể nghiệm, làm sao rõ được ?
III- TU THIỀN TÔNG PHẢI VƯỢT QUA CHỮ NGHĨA.
Lục Tổ Huệ Năng, một bậc Tổ Sư phi thường của Thiền tông, hiện thân là vị tiều phu không biết chữ mà ngộ đạo được truyền y bát, kế vị Tổ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa. Truyện kể rằng, lúc Sư ẩn ở thôn Tào Hầu, có lần Bà ni Vô Tận Tạng đem kinh Niết Bàn hỏi Sư, Sư bảo: “chữ thì tôi không biết nhưng nghĩa thì cứ hỏi”. Bà ni nói: “Chữ còn không biết, làm sao biết nghĩa?” Sư bảo: “Diệu lý của chư Phật không dính dáng gì đến văn tự. Bà ngạc nhiên biết là bậc khác thường, liền đi báo cho người trong thôn đến lễ bái cúng dường.
Đây là Lục Tổ đánh thức cho người học Phật phải học thấu qua văn tự chữ nghĩa, chớ không thể bám chặt vào những dòng chữ, những nghĩa lý chết kia. Chữ nghĩa nó đâu biết ngộ đạo, đâu bíết chiếu soi gì ! Thí dụ mấy chữ bản lai diện mục, kiến tánh, minh tâm, thoại đầu, công án, Tổ sư, nó có hiểu biết gì đâu. Chính người đọc ra nó, mới biết giác, biết ngộ, phải phản chiếu “con người ấy”, đó mới chính là chân thật tham thiền, là chỗ nhắm của chư Tổ ra đời. Do đó, khi vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung về: “Tông chỉ của việc bổn phận”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình, đó là việc bổn phận, chẳng từ nơi nào khác mà được”.( Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tòng tha đắc )
Soi sáng lại chính mình tức là vượt qua chữ nghĩa, văn tự, lời dạy bên ngoài, mà đánh thức sức sống chân thật ngay chính mình. Mạch sống Thiền là đó. Cho nên dù trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử nhưng sức sống Thiền vẫn bất tuyệt. Còn có người thực tu là còn có người thực ngộ, và ánh sáng Thiền vẫn hiện hữu..
IV- TÓM KẾT .
Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào .
Vào Thiền, phải dám buông lại những kiến thức vay mượn từ bên ngoài để phát khởi trí vô sư, trí tự nhiên nơi mỗi người . Đây là con đường thể nghiệm chân lý trực tiếp nơi mình, không qua trung gian ý thức suy luận, và đây cũng chính là cội nguồn của đạo Phật. Bởi ngay từ buổi đầu, khi thành đạo đức Phật đã muốn nhập niết bàn, không muốn đi thuyết pháp, vì thấy chỗ chứng ngộ đó quá sâu xa, vượt ngoài ngôn ngữ văn tự, khó nói cho người hiểu được. Phạm thiên thỉnh ba lần Phật mới hứa khả đi thuyết pháp giáo hóa. Vậy có nói ra là phương tiện tạm thời không phải cứu cánh . Người học Phật, tu Phật cần học , tu đến chỗ vượt qua ngôn ngữ văn tự, thể nghiệm trực tiếp ngay chính mình, mới đạt được ý Phật, mới gặp Phật, gặp Tổ .
Chính đây là con đường của HÀNH GIẢ đúng ý nghĩa .
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=40&t=5774

icemain
14-09-2011, 03:19 PM
Vậy Phật giáo ra đời, phát triển, và đến nước ta ra sao ? Lại giở sách hoặc tra google thôi :D

Em thấy ở đây viết khá kỹ
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi% E1%BB%87t_Nam

Tuy nhiên, em đang tìm hiểu (hồi xưa đã từng đọc) lý do sư ở miền Bắc thường mặc áo nâu, tu tại chùa còn sư miền Nam thì quấn áo vàng cam, đi khất thực. Có lẽ cũng liên quan đến Bắc Tông và Nam Tông và ảnh hưởng của việc truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam theo hướng Trung Hoa (bộ, từ phiá Bắc) và Ấn Độ (biển, từ phía Nam).

Cái này không phải cái em đọc nhưng thấy phù hợp


Y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam hiện nay gồm: y phục thường nhật và y phục nghi lễ. Y phục thường nhật chia làm 2 loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách. Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Người mới xuất gia (hay còn gọi là sadi, chú tiểu) thì thường mặc màu lam. Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì áo dài màu nâu dành cho chư tăng, áo dài màu lam dành cho chư ni. Thượng tọa Thích Gia Quang cho biết hiện nay có một số nhà sư thường nhật hay mặc áo màu vàng. Việc mặc áo màu vàng hay màu nâu không thể hiện chức danh cao hay thấp, không thể hiện nhà sư đó cao quý hay thấp hèn. Màu áo vàng mặc thường nhật mới xuất hiện vài năm gần đây. Áo thường nhật và áo nghi lễ hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Ống tay áo thường nhật nhỏ, còn ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Loại lễ phục này được các tăng ni Phật giáo Bắc tông gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc tông còn có áo hậu, đối với chư tăng mặc áo màu vàng, chư ni áo màu lam.

http://btgcp.gov.vn/Uploads/image/admin/y1.jpg

Ngoài y phục thường nhật và lễ phục người tu hành còn có thêm áo càsa màu nâu hoặc màu vàng tùy theo cấp bậc. Áo càsa là một mảnh vải gần như hình vuông, do nhiều miếng vải nhỏ ghép lại theo quy cách nhất định.

Theo truyền thuyết trong đạo Phật, chiếc áo càsa được hình thành từ những miếng vải của nhân dân tứ phương góp lại cho người tu hành. Khi có nhiều mảnh vải rồi, các nhà sư cung thỉnh xin đức Phật cho biết nên may áo theo kiểu cách nào. Nhân đi qua một cánh đồng, đức Phật liền chỉ tay và truyền may theo hình các thửa ruộng. Chính vì lẽ đó mà tấm áo càsa còn có tên là pháp phúc điền, ý cầu mong lúa gạo nhiều, chúng sinh no ấm.

Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bởi cách sinh hoạt giống với cách sinh hoạt của tăng đoàn thời đức Phật. Trong đó, y phục của tu sĩ Nam tông được mô phỏng giống với y phục của chư tăng thời đức Phật còn tại thế. Nhà sư theo phái Nam tông, trang phục không may thành quần áo như phái Bắc tông mà chỉ dùng vải màu vàng vắt trên người. Điều đó có nghĩa là, các sư Nam tông quấn y thay vì “vận y” bởi chiếc y của chư tăng là một tấm vải lớn, được may lại từ những mảnh vải nhỏ.
http://btgcp.gov.vn/uploads/image/admin/image/2011/20110328/y4.jpg

Mỗi khi nhìn thấy người xuất gia mặc lễ phục hay thường phục thì hình ảnh ấy vẫn đầy tự hào về nét riêng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, chúng ta thấy, dù hệ phái Nam tông hay Bắc tông, kiểu cách và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn, nhưng chính sự không đồng nhất ấy đã tạo nên nét riêng của mình qua pháp phục.

http://btgcp.gov.vn/uploads/image/admin/image/2011/20110328/y2.jpg


http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/1617/Doi_net_ve_y_phuc_cua_Phat_giao_Viet_Nam

P.S: Tiểu Thừa vs Đại Thừa trong đạo Phật cũng hao hao giống Tin Lành vs Cơ Đốc Tây Phương | Đông Phương nhỉ...

flamencol78
15-09-2011, 12:28 PM
Cảm ơn anh Cú đã chia sẻ thông tin. Về cái định nghĩa THIỀN dài dài ở trên có lẽ tựu trung lại là một chữ KHÔNG. Nhưng muốn tới KHÔNG chúng ta lại phải đi từ CÓ...

Tiếp tục quay lại với chủ đề. Ta đã biết về thời điiểm và con đường Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Vậy nó sống và phát triển ra sao cũng cần quan tâm... Ta sẽ đồng hành cùng nó cho tới thời điểm xuất hiện vua Trần Nhân Tông...

Phần này mình tổng hợp lại từ mục viết về sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam trên trang chuyenphapluan.com (có thể chưa đủ sức để khái quát một vấn đề lớn như vậy nên rất cần sự trợ giúp của mọi người nếu thấy nội dung sơ sài hoặc không chính xác). Địa chỉ đây: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922

Tác giả của bài viết đã phân chia các giai đoạn phát triển của Phật giáo VN thành 3 giai đoạn:

1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðế với sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

2. Phật Giáo Việt Nam từ thời kỳ nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời đến vua Trần Nhân Tông

3. Phật Giáo từ thời Trần Nhân Tông đến cận đại.


Từ đầu đến giờ chúng ta đang ở giai đoạn 1

1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðếvới sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

Chúng ta sẽ cùng nhau theo dòng lịch sử đi tới giai đoạn 2 khi vua Trần Nhân Tông xuất hiện.

flamencol78
15-09-2011, 01:54 PM
1. Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðếvới sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN)

Điểm nhấn đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam giai đoạn này chính là sự ra đời của trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nếu mình không nhầm thì về mặt địa lý bây giờ là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).


Về sự hiện diện của trung tâm Luy Lâu trên đất nước ra (thuở đó là Giao Châu) nay đã được giới nghiên cứu sử học khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, nó được hình thành từ lúc nào thì vẫn chưa thể xác định. Những sử liệu còn lại chỉ cho chúng ta biết chính xác về tình hình của trung tâm ở nửa cuối thế kỷ II dl, khi mà Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo hoàn chỉnh với số lượng khoảng 500 Tăng sĩ, xây dựng 20 chùa và dịch được 15 bộ kinh. Với những con số như thế cho phép chúng ta hình dung về tình hình hoạt động khá sôi động của Phật giáo ngay từ những thế kỷ đầu du nhập và phát triển trên đất Việt, và chắc chắn nó phải được hình thành từ trước đó khá xa.

Việc một trung tâm Phật giáo tồn tại và phát triển như vậy chứng tỏ Phật giáo đã có vị trí khá vững chắc trong đời sống tinh thần của nước ta giai đoạn này.

flamencol78
15-09-2011, 01:59 PM
Để có được một trung tâm Phật giáo Luy Lâu phát triển mạnh như vậy là cả một tiến trình lâu dài truyền bá, tiếp nhận hoà lẫn với văn hóa bản địa.


Trước khi Phật giáo du nhập nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phong phú. Căn bản của nền văn hóa này xây dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp với các thành tựu rực rỡ, mà cụ thể là ngoài những chứng tích của các nền văn minh còn lại, như vào thời Hai Bà Trưng, tại nước ta đã có bộ Việt luật, trong đó hơn 10 điều khác với Hán luật , những dấu tích về ngôn ngữ Việt qua bài Việt ca còn sót lại trong thư tịch cổ Trung Quốc, có hệ thống lịch pháp riêng, hoàn toàn khác với lịch pháp phương Bắc, những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay, và đặc biệt là nền văn hóa này có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu

flamencol78
15-09-2011, 02:03 PM
Vậy lúc đó, cha ông, tổ tiên của chúng ta quan niệm thế nào về Phật giáo???
Điều đó dẫn tới câu hỏi :
Tư tưởng Phật giáo tại nước ta trong buổi đầu là gì?Tư tưởng Phật giáo được truyền bá đến nước ta trong buổi đầu là gì? Giáo lý mà ông cha ta tiếp nhận đầu tiên, ít ra là vào thời điểm xưa nhất mà chúng ta biết được, là theo hệ thống giáo lý nào?

Câu trả lời như sau:


Theo học giả Lê Mạnh Thát, đó là tư tưởng Phật giáo có tính chất quyền năng. Nghĩa là quan niệm cơ bản như Phật là con người siêu nhiên, có khả năng làm tất cả những điều ngoài óc tưởng tượng bình thường của con người, như có thể biến hóa khôn cùng, có thể làm mọi điều theo ý muốn, v.v...

Hic hic, hình như đến giờ vẫn còn nhiều người giữ quan điểm này về Phật. Bằng chứng là ở Việt Nam ta cứ ngày Tết ngày rằm lại khối con buôn lên chùa cầu tài, cầu lộc :(

flamencol78
15-09-2011, 02:20 PM
Phật giáo du nhập vào nước ta từ bên ngoài, khi vào bản địa để phát triển cần có sự hoà trộn, đồng hoá với tín ngưỡng bản địa để dành được vị trí trong đời sống tâm linh của người dân.

Sự ra đời của tín ngưỡng Phật Pháp Vân, một sự hòa nhập bước đầu giữa Phật giáo và văn hóa bản địa, hay chính là bước Việt hóa Phật giáo và Phật giáo hóa văn hóa bản địa đầu tiên. (cái này làm tư duy liên hệ đến Chùa Pháp Vân ở gần đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ - Hà Nội, cụ thể hơn nữa xin mời bạn nào có thông tin về ngôi chùa này thì chia sẻ)



Như đã nói, trước khi Phật giáo đến nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ với hệ thống các quan niệm đặc thù trong đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có tín ngưỡng sùng bái các vị thần biểu tượng cho các yếu tố tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với một nền văn minh nông nghiệp là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần sét. Là một triết lý phóng khoáng, không câu nệ giáo điều và cố chấp hay chủ trương loại trừ các tín lý ngoài tôn giáo mình, Phật giáo đến nước ta, theo các thương nhân Phật tử và Tăng sĩ Ấn Ðộ trong thời gian lưu trú tạm thời để buôn bán, trao đổi hàng hóa, đã sớm ảnh hưởng vào lối sống của người dân bản địa, và rồi được nhân dân ta từng bước chấp nhận bởi sự gần gũi của nó, đặc biệt là trong tín ngưỡng, đời sống của người Phật tử tại gia.

Nước ta vào khoảng thế kỷ thứ II có thể nói là có một nền kinh tế khá mạnh, có chính sách mở cửa đón và đã thu hút nhiều nước khác đến giao dịch buôn bán, trong đó có các đoàn thương nhân Ấn Ðộ, và trong số họ có người là Phật tử thọ trì năm giới cũng như có sự hiện diện các Tăng sĩ đi theo đoàn để cầu nguyện trong những chuyến vượt biển đầy hiểm nguy. Họ đã đến dù không phải vì mục đích truyền đạo, nhưng sự có mặt của họ, thông qua sinh hoạt tín ngưỡng của người Phật tử hàng ngày, đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.

Nếu nói Chử Ðồng Tử là người Phật tử đầu tiên mà chúng ta biết được hiện nay, thì đạo Phật mà Chử Ðồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Ðộ, đến những người Phật tử Việt Nam tiếp sau, như Man Nương (người trở thành Phật Mẫu trong tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam sau này, được thờ tại chùa Phú Nghiêm, làng Mãn Xá, gần Luy Lâu), đặc biệt là sự ra đời của tín ngưỡng Phật điện (Tứ pháp) mà tiêu biểu là Phật Pháp Vân, đã thể hiện sự hòa nhập của Phật giáo vào văn hóa vốn có của bản địa. Nói khác đi là nó phản ảnh một quá trình bản địa hóa Phật giáo, và ngược lại, Phật giáo hóa tín ngưỡng (văn hóa) bản địa một cách hòa bình và tự nhiên. Các vị thần mà cư dân nông nghiệp nước ta thờ tự như thần mây, thần mưa, thần sấm và thần sét được Phật hóa, trở thành Phật Pháp Vân, Phật PhápVũ, Phật Pháp Lôi, và Phật Pháp Ðiện. Qua sự kiện này, chúng ta khẳng định rằng Phật giáo ngay từ ban đầu không hề có sự chống đối với nền văn hóa bản địa, và nền văn hóa bản địa cũng không có dấu hiệu gì phản kháng với hệ thống triết lý này.


Trong đoạn trích trên có một chi tiết nhắc đến Chử Đồng Tử được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam. Cái này mình không được rõ lắm và không tìm được những dữ liệu hoặc cách tư duy nào dẫn tới việc gắn cho Chử Đồng Tử cái mác như vậy. Nếu có thể nhờ Hado kiến giải giùm.

flamencol78
15-09-2011, 10:51 PM
Tạm thời gác lại vấn đề tại sao Chử Đồng Tử lại được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam vì mình chưa lý giải được cho rõ ràng? ta bắt đầu tìm hiểu những con người cụ thể đã đặt dấu ấn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ du nhập đến thời Lý Nam Ðế với sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân (544 sau CN). Những con người này đại diện cho sự phát triển, tiếp nối dòng chảy Phật giáo Việt Nam.

Xin nhắc lại để mọi người khỏi quên: Giai đoạn này đặc điểm nổi bật trong tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam là tư tưởng quyền năng. Và tất nhiên các vị được nhắc đến đều nằm trong dòng tư tưởng đó.

1. Mâu Tử (thế kỷ thứ II sau CN) với dấu ấn là người đầu tiên dùng Phật giáo làm cơ sở để đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc của dân tộc Hán.

Cái này lấy từ trang chuyenphapluan.com



a. Ðôi nét về con người Mâu Tử:

Tên tuổi của Mâu Tử gắn liền với tác phẩm nổi tiếng Lý hoặc luận(10) . Mâu Tử tên Dung, tự Tử Bác, nên có nơi gọi là Mâu Bác, người Việt, có thời gian sống ở Thương Ngô, niên đại khoảng 198-230 (11) . Mâu Tử là người đọc rộng biết nhiều, thông kinh làu sử, được đánh giá là một trong những nhân tài nổi bật đương thời: "văn võ kiêm bị, có tài chuyên đối". Gặp lúc Thương Ngô loạn lạc, ông đem mẹ trở về nước ta (Giao Chỉ) rồi trở thành Phật tử. Năm 26 tuổi, ông trở sang Thương Ngô để cưới vợ rồi về lại Việt Nam. Khoảng mười năm sau đó thì mẹ mất, ông dốc lòng vào đạo. Khi Mâu Tử về Giao Chỉ thì nước ta đang trong thời kỳ độc lập về chính trị với chính quyền do Chu Phù và Sĩ Nhiếp (12) lãnh đạo. Dù được cử đi đô hộ, là ngoại tộc, nhưng khi đến nước ta, có người đã bị Việt hóa và Phật giáo hóa, mà Chu Phù và Sĩ Nhiếp là hai điển hình. Chính quyền của Chu Phù và Sĩ Nhiếp là những chính quyền độc lập không lệ thuộc văn hóa Hán, "vứt thánh điển của tiền thánh, bỏ pháp luật của Hán gia" để theo một quy cách mới, được xây dựng trên cơ sở của một nền văn hóa mới vừa Việt Nam vừa Phật giáo. Phật giáo nước ta thời bấy giờ do thế đã phát triển rực rỡ lắm rồi. Ðiều này được xác nhận qua dữ liệu nói về trung tâm Luy Lâu đã nêu trước và qua những quan điểm của Mâu Tử trong tác phẩm của ông. Ðó là bối cảnh đã sản sinh những anh tài cho đất nước như Mâu Tử và là động lực để ông viết nên tác phẩm Lý hoặc luận bất hủ. Là người tài giỏi, nhưng ông không thích ra làm quan, đã từ chối nhiều lời mời của các đại diện chính quyền trong thời gian ông sống ở Giao Chỉ như Chu Phù và Sĩ Nhiếp, cũng như lúc về Thương Ngô.
Ðiều này sẽ được làm sáng tỏ hơn trong những quan điểm của Mâu Tử ở tác phẩm Lý hoặc luận, ở chí khí tự tín và tư tưởng đối kháng đã đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc và khinh miệt các dân tộc khác của Trung Quốc vào thời bấy giờ.

b. Vài nét về nội dung sách "Lý hoặc luận"
Lý hoặc luận được Mâu Tử viết năm 198, nội dung các vấn đề được triển khai dưới hình thức những câu hỏi và trả lời, tất cả có 37 điều, nội dung gồm 3 nhóm chính. Nhóm 1 trình bày tổng quát về Phật giáo (điều 1 đến điều 3). Nhóm 2 tập trung bàn về những mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo (điều 4 đến điều 28). Nhóm 3 tập trung phê phán Ðạo giáo (điều 29 đến điều 37). Tác giả của Lý hoặc luận đã không những đề cao giá trị của đạo Phật (dĩ nhiên là đạo Phật mà Mâu Tử đã tiếp thu được ở Giao Chỉ), mà với những nhận xét tinh tế, nhất là về Nho giáo, ông đã phê phán các quan điểm sai lầm và cứng nhắt của nó một cách kịch liệt. Ðiểm nổi bật của Lý hoặc luận là ở chỗ, qua sự bài Nho và Lão giáo, đề cao Phật giáo, Mâu Tử đã đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc và thái độ khinh bạc các dân tộc khác của Trung Quốc. Ông đã khẳng khái tuyên bố, rằng "Thi Thư chưa phải là lời thánh hiền", "đất Hán chưa hẳn là trung tâm của trời đất", đây là đòn chí mạng đánh vào óc tự tôn và hẹp hòi của văn hóa Hán lúc bấy giờ cũng như cả sau này.

Giá trị cơ bản của tác phẩm Lý hoặc luận là gì? Theo học giả Lê Mạnh Thát, "trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời Mâu Tử, Lý hoặc luận không phải viết để xiển dương Phật giáo, mà là cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phương Bắc, mà chủ yếu là Phật giáo đối với Nho giáo..."(13) . Bối cảnh văn hóa thời Mâu Tử là như thế nào? Ðấy là lúc đất nước ta bị Bắc thuộc. Chính quyền đô hộ sử dụng chính sách "đức giáo" để cai trị, nhưng thực chất là áp đặt văn hóa Hán để âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Họ đem Kinh Thi, Kinh Thư ra dạy cho người Việt, và tuyên truyền tư tưởng độc tôn "đất Hán là trung tâm của trời đất". Trong Lý hoặc luận, Mâu Tử đã phân tích vạch trần những điều man trá đó một cách hùng hồn. Qua những phê phán về Nho giáo và Lão giáo, ông đã cho thấy rằng hai hệ tư tưởng này không có quan hệ với Phật giáo và văn hóa Việt Nam. Lập trường đối thoại của Mâu Tử được thiết lập trên nền tảng của ý thức văn hóa dân tộc Việt Nam và văn hóa Phật giáo, một nền văn hóa không bảo thủ và luôn cởi mở, được nhân dân ta tiếp nhận và nhanh chóng được vận dụng làm vũ khí sắc bén chống lại âm mưu đồng hóa và nô dịch văn hóa của nhà nước Trung Quốc, cụ thể là qua tư tưởng của Lý hoặc luận mà chúng ta biết được cho đến tận hôm nay. Xu hướng này luôn được thể hiện rõ qua các thời kỳ lịch sử, trước những yêu cầu của thời đại, trong giai đoạn xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc cũng như trong công cuộc bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

flamencol78
15-09-2011, 10:57 PM
2. Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ III sau CN) vị Tăng Việt Nam đầu tiên thành công rực rỡ trong công tác khai hóa truyền bá Phật giáo ở nước ngoài (Trung Quốc)



a. Vài nét về con người Khương Tăng Hội:

Khương Tăng Hội là một nhân vật đặc biệt không những đối với Phật giáo nước ta mà ngay cả đối với Phật giáo Trung Quốc, bởi Ngài là người đầu tiên sau khi học đạo ở Việt Nam đã mang những sở học và sở tu của mình sang truyền bá ở Trung Quốc (nước Ngô), gây dựng một phong trào học Phật ngay tại đó.

Ngài là người gốc Khương Cư (Sogdiane), nhưng tổ tiên đã mấy đời di cư đến Ấn Ðộ. Cha Ngài là một thương nhân, đến nước ta (Giao Chỉ) sống để buôn bán và sinh Ngài tại đây. Năm sinh của Khương Tăng Hội không rõ, nhưng khoảng những năm 200-220 sdl. Về thân thế của mẹ Ngài thì không thấy sử liệu nào ghi chép, nhiều nhà nghiên cứu giả thiết có thể là một người con gái Việt Nam. Năm Ngài hơn 10 tuổi thì cha mẹ qua đời. Sau khi chịu tang song thân, Khương Tăng Hội xuất gia tu học, nổi bật là người có tính siêng năng hết mực. Ðánh giá về con người Khương Tăng Hội, Cao tăng truyện(15) , một tác phẩm quan trọng ghi chép tiểu sử các cao tăng Trung Quốc, viết: "Là con người học rộng và nhã nhặn, có tầm hiểu biết, dốc chí hiếu học, rõ hiểu ba tạng (16) , xem khắp sáu kinh (17) , thiên văn đồ vỹ, phần lớn đều biết, giỏi việc ăn nói, lanh việc viết văn" (18) .

Khương Tăng Hội sinh ra, xuất gia và thọ giới Tỳ kheo ở nước ta, được thừa hưởng và trưởng thành trong môi trường văn hóa Việt Nam và giáo dục Phật giáo Việt Nam, "một nền giáo dục tổng hợp toàn diện", "không chỉ giới hạn trong chức năng truyền giáo, đào tạo ra những con người Phật giáo, mà trên hết và trước hết là đào tạo ra những trí thức dân tộc toàn diện có tính bách khoa am hiểu và lãnh hội được tinh hoa dân tộc và nhân loại của thời đại mình, rồi trở lại đóng góp bằng những thành quả của mình cho kho tàng hiểu biết của loài người" (19) . Bởi vậy, không ngạc nhiên gì khi các nhà viết sử Trung Quốc đã nhận định về ngài Khương Tăng Hội như đã trích dẫn ở trên.

Sau khi được đào tạo trong môi trường giáo dục như thế, Khương Tăng Hội lên đường vân du hóa đạo. Năm Xích Ô thứ mười theo lịch phương Bắc, tức năm 247 dl, Ngài đến Kiến Nghiệp, thủ đô của nước Ngô (nay là Nam Kinh, Trung Quốc) để hoằng pháp. Ngài đã hành đạo trên đất nước này khoảng 33 năm, thuyết phục vua Ngô là Tôn Quyền dựng chùa Kiến Sơ, một ngôi chùa đầu tiên tại đây, rồi quy y năm giới cho Tôn Hạo (ở ngôi 264-280), và dịch thuật, chú giải nhiều kinh điển. Ngài mất vào tháng Chín năm 280 (năm Thiên Kỷ thứ tư), không biết chính xác thọ bao nhiêu tuổi, nhưng theo học giả Lê Mạnh Thát thì chắc chắn phải ngoài sáu mươi, nếu chấp nhận giả thiết Ngài sinh vào khoảng những năm 200-220 dl (20) . Khương Tăng Hội là vị Tăng Việt Nam đầu tiên hiện biết được đã thành công rực rỡ trong công tác hoằng pháp và đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Phật giáo không những của nước ta mà của cả Trung Quốc.

b. Vài nét về sự nghiệp hoằng pháp của ngài Khương Tăng Hội và tình hình Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ III

Sự nghiệp phiên dịch và trước tác của Khương Tăng Hội khá lớn, có nơi nói tất cả gồm "14 bộ hợp thành 29 quyển"(21) , những nghiên cứu mới đây cho biết tác phẩm của Ngài gồm có Lục độ tập kinh, Ðạo phẩm, Tạp thí dụ kinh, An ban thủ ý kinh chú, Pháp kính kinh chú, Ðạo thọ kinh chú, An ban thủ ý kinh tự, Pháp kính kinh tự, Ðạo thọ kinh tự, nhưng hiện đã bị mất phân nửa, chẳng hạn các tác phẩm Ðạo phẩm, Pháp kính kinh chú, Ðạo thọ kinh chú và Ðạo thọ kinh tự không còn. Tuy nhiên, qua những tác phẩm còn lại trên là những tư liệu vô cùng quý giá, giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về lịch sử và đời sống văn hóa của dân tộc nói chung, và tình hình của Phật giáo Việt Nam sau thời của Mâu Tử, tức thế kỷ thứ III, nói riêng.

Khương Tăng Hội là một thành quả cụ thể và sống động của nền giáo dục dân tộc và giáo dục Phật giáo thời bấy giờ. Trong con người vị Tăng này luôn âm ỉ ý thức về quê hương là đất nướcViệt. Ðiều đó được Ngài thể hiện vào các dịch phẩm của mình, bảo lưu những đặc trưng văn hóa của nơi chôn nhau cắt rốn, đặc biệt là về truyền thuyết Trăm trứng trong Lục độ tập kinh (22) , hay những tình cảm tha thiết mà Ngài bộc bạch trong bài tựa (tự) kinh An ban thủ ý: "Hội tôi, sinh ra tới tuổi vác củi thì cha mẹ đã qua đời. Các bậc tam sư cũng theo nhau khuất núi, mỗi khi ngước nhìn đất trời không khỏi cảm thấy xúc động, buồn thương rơi lệ...". Ðó là những thông tin hết sức quý giá cho chúng ta biết về lịch sử khởi nguyên của dân tộc, về sức mạnh của nền văn hóa Việt Nam vào giai đoạn những thế kỷ đầu kỷ nguyên dương lịch, mà Phật giáo là nhân tố nuôi dưỡng và gìn giữ.

Qua con người Khương Tăng Hội, một vị cao tăng xuất gia tu học trong môi trường văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam, đã nói lên điều gì về tình hình Phật giáo nước ta thời bấy giờ? Về vấn đề này, học giả Lê Mạnh Thát nhận định: "Phật giáo Việt Nam vào thời Khương Tăng Hội đã xây dựng thành công một cơ cấu giáo dục khá hoàn chỉnh và đa dạng, bao gồm toàn bộ tất cả các ngành tri thức có mặt ở thời đó, mà không đóng khung vào một giới hạn chật hẹp nào. Người ta không chỉ học ba tạng kinh điển, sáu kinh của Nho giáo, mà còn học tới cả khoa sấm vỹ thiên văn, thậm chí cả khoa ứng đối, và đặc biệt truyền thống dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục ấy, vì vậy, có thể nói là đại diện cho nền giáo dục Việt Nam thế kỷ thứ II và thứ III đối lập lại với nền giáo dục nô dịch Trung Quốc đang tồn tại song song cùng nó. Nhờ thế, qua lịch sử nó đã đào tạo ra những thiên tài đáp ứng được yêu cầu của đất nước, và được tiếp nối cho đến ngày nay" (23) . Một nền giáo dục Phật giáo tự tin như thế chỉ có thể tồn tại trong một môi trường đất nước có những độc lập về văn hóa, và ở đó Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Dĩ nhiên, nền giáo dục này không thuần túy tôn giáo, mà hòa quyện trong đó là một ý thức dân tộc sâu sắc. Con người, sự nghiệp và tư tưởng của Khương Tăng Hội là một thí dụ điển hình.

Ðến thế kỷ thứ III, với Khương Tăng Hội và những hoạt động hoằng pháp thành công của ngài trên đất nước Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam đã phát triển rực rỡ và khẳng định một bản lĩnh và sứ mệnh của Phật giáo đối với dân tộc mà Mâu Tử trước đó đã vạch đường. Ðể đánh giá về vị thế của con người này trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử dân tộc, tác giả của Lịch sử Phật giáo Việt Nam Lê Mạnh Thát đã viết, "...lần đầu tiên Phật giáo nước ta đã thành công thực hiện nghĩa vụ hoằng pháp của mình đối với thế giới và dân tộc ta, đã khẳng định mạnh mẽ bản lĩnh văn hóa ưu việt của mình qua việc Ðông du khai hóa của Khương Tăng Hội..."(24) , và " ...dân tộc ta thông qua và kết hợp chặt chẽ với Phật giáo đã xây dựng xong bức tường thành văn hóa có khả năng chận đứng mọi âm mưu xâm lược và đồng hóa của kẻ thù, mà Khương Tăng Hội là một cột mốc trong bức tường thành đó"(25) . Ðấy cũng chính là điểm đáng chú ý của Phật giáo nước ta ở thế kỷ thứ III. Con đường này được tiếp nối sau đó với những gương mặt nổi bật hiện biết được như các ngài Thích Huệ Thắng, Thích Ðạo Thiền, Ðại Thừa Ðăng, v.v...

Về Khương Tăng Hội, nếu ai chịu khó đọc cái quote dài dài ở trên sẽ thấy một chi tiết thú vị. Một lát cắt ngang về mặt lịch sử cho ta thấy sự liên hệ giữa một nhân vật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với một vị vua của Trung Quốc trong thời Tam quốc diễn nghĩa. Ở đây là Ngô vương Tôn Quyền thống lĩnh đất Giang Nam.

flamencol78
15-09-2011, 11:07 PM
3. Nhà dịch thuật Thích Ðạo Thanh (thế kỷ III sau CN) cùng thời Khương Tăng Hội.




Ngoài Khương Tăng Hội, thế kỷ thứ III còn có tên tuổi Tăng sĩ Việt Nam cự phách khác hiện biết được là nhà dịch thuật Việt Nam Ðạo Thanh(26) (sinh khoảng năm 220, mất năm 300), người đã bút thọ cho bản dịch Pháp Hoa tam muội kinh (27) của Chi Cương Lương Tiếp (28) dịch từ tiếng Phạn sang chữ Hán, lưu hành tại nước ta khoảng sau năm 258. Qua Ðạo Thanh và và mối liên hệ trong bản dịch kinh Pháp Hoa, chúng ta biết thêm về Chi Cương Lương Tiếp, một nhà sư người gốc Ấn Ðộ đến ở và làm việc tại Việt Nam vào khoảng những năm 256.

Ðạo Thanh là người đã cộng tác với Chi Cương Lương Tiếp trong công việc phiên dịch kinh điển, mà một trong những kết quả hiện biết được là bút thọ bản dịch kinh Pháp Hoa từ chữ Phạn sang chữ Hán. Việc phân trách nhiệm bút thọ bản dịch kinh Pháp Hoa chứng tỏ rằng ngài phải là người có một trình độ Phật học vững vàng, có sự hiểu biết chắc chắn không những về Phạn ngữ mà còn thông thạo tiếng Việt và Hán văn. Ðây lại là một bằng chứng về thành quả của nền giáo dục Phật giáo chất lượng và uy tín tại nước ta ở giai đoạn bấy giờ; và việc các nhà Phật học đến nước ta, cộng tác với các nhà sư Việt Nam cho biết nước ta là một trung tâm Phật giáo lớn trong khu vực, đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà Phật học từ các nơi khác hội tụ về, và các nền giáo dục Phật giáo nước ta đã đào tạo nên những con người thực chất, mà những đại biểu ưu tú là các ngài Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Ðạo Thanh...

Cũng qua việc Ðạo Thanh hợp tác với nhà sư nước ngoài là Chi Cương Lương Tiếp dịch kinh Pháp Hoa tam muội, một bộ kinh có sự liên hệ chặt chẽ với phương pháp thiền định an ban do Khương Tăng Hội xiển dương trước đó; nói đúng hơn, đây chính là cơ sở lý luận vững vàng cho phương pháp trên, cũng như là một trong những nền tảng để giải đáp các thắc mắc nảy sinh trong quá trình đấu tranh để phát triển của tư tưởng Phật giáo tại nước ta sau này.

flamencol78
15-09-2011, 11:11 PM
4. Vu Pháp Lan và Vu Ðạo Thúy, hai danh tăng của Phật giáo Trung Quốc đến Việt Nam vào thế kỷ IV


Phật giáo thế kỷ thứ IV thường bị hiểu một cách sai lệch, không ít người cho rằng giai đoạn này Phật giáo nước ta không có gì nổi bật, không có các gương mặt Phật tử và Tăng sĩ tiếng tăm vang dội chẳng những ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài như trước. Ðó là một ngộ nhận thiếu chính xác. Vào thế kỷ thứ IV, Phật giáo Việt Nam vẫn là một trung tâm Phật giáo lớn ở phương Ðông, vẫn thu hút các danh nhân, cao tăng ngoài nước tụ hội về, mà trường hợp các ngài Vu Pháp Lan (khoảng 270-320) và Vu Ðạo Thúy (khoảng 285-315), hai nhân vật cự phách trong học giới Phật giáo Trung Quốc, vị Tăng Ấn Ðộ Kỳ Vực với nhiều khả năng linh dị, đã đến hoặc ghé qua nước ta là những thí dụ điển hình. Ðấy là chưa kể đến những gương mặt như Chí Hàm, tác giả của Triệt tâm ký (sống ở nước ta khoảng từ năm 300 đến 360), hay Hiền Pháp sư , người viết Minh tường ký nổi tiếng, v.v...

Theo Cao tăng truyện của Huệ Hạo, Vu Pháp Lan người Cao Dương, xuất gia năm 15 tuổi, có tư chất thông minh khác thường, tu học rất tinh tấn, đạo phong lẫy lừng núi sông, lại có tính thích thưởng ngoạn phong thủy. Tương truyền, sư có nhiều khả năng khác thường, ở chung với cọp mà không bị cọp hại, lại có thể thuần hóa nó. Ðương thời, mặc dù được mọi giới trọng vọng, nhưng tự thấy chưa thỏa mãn với những gì đã tiếp thu, Vu Pháp Lan quyết định lên đường đi Ấn Ðộ nhằm có thể tham cứu kinh điển Phật giáo một cách đầy đủ hơn. Trên đường đi, sư đã dừng chân ở Giao Châu, mắc bệnh rồi mất tại nước ta. Vu Pháp Lan có nhiều học trò, nhưng nổi bật hơn cả là Vu Pháp Khai và Vu Ðạo Thúy, hai nhà y dược tiếng tăm đồng thời là những nhà Phật học lớn. Hai vị này là người đã chủ trương hai trong bảy trường phái Bát nhã học của Trung Quốc (29).
Cũng Cao tăng truyện cho biết, Vu Ðạo Thúy là người Ðôn Hoàng, cha mẹ mất lúc tuổi còn nhỏ, ở với người chú, là người có lòng hiếu nghĩa hết mực. Năm 16 tuổi, Vu Ðạo Thúy xuất gia làm đệ tử của ngài Vu Pháp Lan. Vu Ðạo Thúy là người có học nghiệp cao minh, kiến thức rộng rãi, không chỉ uyên thâm Phật học mà còn giỏi cả nghề y, nhân cách thì thanh cao giản dị, tính cũng thích thưởng ngoạn phong cảnh núi non sông nước. Người đời rất ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của sư. Ngài theo thầy là Vu Pháp Lan đi Ấn Ðộ, nhưng chưa đi hết chuyến hành trình thì mất tại bình nguyên Bắc Bộ của nước ta.

Sự kiện hai nhân vật Tăng sĩ tầm cỡ như thế chọn con đường phương Nam để đi Ấn Ðộ và đã hiện diện ở Việt Nam vào thế kỷ thứ IV (khoảng sau năm 307) dĩ nhiên không thể diễn ra trong không khí im lặng, mà nhất định phải có những hoạt động trao đổi về học thuật Phật giáo giữa họ với các cao tăng, các học giả huyền học bản xứ. Và do đó, những vấn đề quan trọng trong tư tưởng và triết học Phật giáo như Bát nhã, Không, Phật, Tâm, v.v... có thể đã được đem ra thảo luận một cách sôi nổi. Nhưng đáng tiếc là hiện chúng ta chưa biết được gì nhiều. Hơn thế nữa, cũng có khả năng hai nhân vật này đã ghé lại đây để tìm hiểu thêm văn hóa và học ngôn ngữ để chuẩn bị cho việc đến Thiên Trúc, bởi như đã nói, tại nước ta ở giai đoạn này có không ít người Ấn Ðộ đến sinh sống và giao thương. Về mặt tư tưởng, có một đặc điểm đáng chú ý là, học phong của hai vị tăng trên mặc dù thuộc trường phái Bát nhã học, nhưng bản chất nó, đặc biệt là đối với Vu Pháp Lan, là tư tưởng Phật giáo mang tính quyền năng, biểu hiện cụ thể qua việc hàng phục thú dữ, điều được quỷ thần, mà tiểu truyện về Ngài trong Cao tăng truyện đã chép. Ðây là điểm phù hợp với xu hướng chung của Phật giáo Việt Nam, xu hướng Phật giáo quyền năng vốn có trước đó Mâu Tử và Khương Tăng Hội đã từng quan niệm. Và, chính điều này là điểm lôi cuốn người Phật tử Việt Nam khi các Ngài sang nước ta, chứ không phải là học phong Bát nhã học của họ.

Trước khi hai thầy trò tiếng tăm lẫy lừng Vu Pháp Lan và Vu Ðạo Thúy đến và mất tại nước ta, có một nhà sư Ấn Ðộ là Kỳ Vực đã ghé ở. Trong thời gian lưu lại đất Việt, cũng như hai nhân vật trên, hành tích của ngài Kỳ Vực không thấy sử sách Trung Quốc ghi rõ, nhưng qua hành trạng của sư, một người với những khả năng phi thường, có thể qua sông mà không cần đò, xoa đầu cọp dữ, có thể biến hóa tùy ý, biết được tiền kiếp của người khác...như một minh chứng cho mẫu người giác ngộ mà Mâu Tử đã quan niệm trong Lý hoặc luận từ thế kỷ thứ II và Khương Tăng Hội tiếp theo sau (thế kỷ thứ III) đã chỉ ra phương cách để đạt đến mục tiêu đó là bằng pháp tu thiền định (an ban) gồm bốn giai đoạn được viết trong bài tựa cho bản dịch An ban thủ ý của Pháp sư An Thế Cao. Xu hướng Phật giáo quyền năng đến thế kỷ IV lại càng được khẳng định, bổ trợ qua sự hiện diện của những vị Tăng Ấn Ðộ và Trung Quốc có khả năng linh dị, khác thường như các ngài Kỳ Vực, Vu Pháp Lan, Vu Ðạo Thúy... mà chúng ta hiện biết được.

Vậy, Phật giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ IV vẫn phát triển, nếu không nói là phát triển rực rỡ trong các phạm trù Phật giáo do các ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội thiết lập nên ở hơn một trăm năm trước, đó là nền tư tưởng Phật giáo quyền năng. Về mặt xã hội, Phật giáo Việt Nam vẫn là một trong những trung tâm lớn được sự chú ý đặc biệt, là nơi chọn dừng chân, hoặc đến ở tu học của nhiều danh tăng nước ngoài, kể cả Ấn Ðộ và Trung Quốc; vẫn tồn tại một nền giáo dục toàn diện, thành công trong công tác đào tạo nhân tài cho Phật giáo và đất nước, như trường hợp ngài Ðạo Thiền, mà kiến thức lẫn đạo phong vang dội ở Trung Quốc, được mọi giới trí thức và bình dân đều trọng vọng và kính ngưỡng.

Đoạn màu đỏ lưu ý chúng ta về tư tưởng quyền năng xuyên suốt lịch sử Phật giáo giai đoạn này.

Hic hic, mấy món lịch sử này mà đọc nhiều cũng buồn nên tạm nghỉ ở đây. Mai post tiếp.

Đoạn sau là một giai đoạn quan trọng thể hiện bước chuyển mình của nhận thức trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

hado0601
16-09-2011, 08:04 AM
Trong đoạn trích trên có một chi tiết nhắc đến Chử Đồng Tử được coi như người Phật tử đầu tiên của Việt Nam
Chử Đồng Tử được coi như Phật tử đầu tiên của nước ta là do trong truyền thuyết về ông có nhắc tới đoạn khi 2 vợ chồng lấy nhau. Lúc đó vua Hùng rất tức giận, không cho Tiên Dung về cung nữa. Chử Đồng Tử và Tiên DUng phải ra ngoài xã hội lăn lộn thì gặp một ngọn núi tiên của nhà sư - đạo si (nhiều dị bản ghi là đạo sĩ) Phật Quang và được ông này truyền phép.
Ở đây có một vài chi tiết cần làm sáng tỏ.

Thứ nhất mô típ truyện lăn lộn ngoài giang hồ, vô tình gặp tiên phật thần thánh hoặc lạc vào động tiên, núi tiên là mô típ truyện thường thấy của Trung Quốc, Việt Nam mà có lẽ là mô típ này truyền từ TQ sang VN??

Thứ hai là Phật Quang có lẽ là một nhà sư do tên của ông có chữ Phật??? Nguyên nhân là do Phật - đà tức Buddha phiên âm sang tiếng TQ. Điều này cũng làm chúng ta nghĩ đến tại thời điểm xuất hiện truyền thuyết này Phật Giáo Bắc Truyền đã bắt đầu xuất hiện ở VN. Nếu là phiên âm trực tiếp Phạn sang tiếng Việt thì sẽ là Bụt.

Thứ ba: một chút liên hệ với câu truyện của Lý Nam Đế. Ông này cũng từ Nhất Dạ Trạch mà khởi phát nghiệp đế vương. Đầm Nhât Dạ tương truyền chính là nơi mà lâu đài thành quách của Chử Đồng Tử bay lên trời. Ngoài ra theo truyền thuyết Chử Đồng Tử (đoạn cuối) thì chính Chử Đồng Tử đã giúp Lý Nam Đế đánh thắng quân xâm lược và trở thành vua.
Mà thời Lý Nam Đế cũng được cho rằng là thời điểm mà Phật Giáo bắc truyền được truyền vào Việt Nam. => tạm kết luận là truyền thuyết Chử Đồng Tử xuất hiện vào thời Lý Nam Đế. Các truyền thuyết có bối cảnh trước đó đều không thấy nhắc tới Phật, Bụt hay người tu đạo Phật nên có thể xem Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên trong truyền thuyết.


thì đạo Phật mà Chử Ðồng Tử và Tiên Dung tiếp nhận từ nhà sư Phật Quang còn mang nặng tính chất Ấn Ðộ
Em cũng không rõ tại sao người ta lại khẳng định thế này. Cũng chỉ biết rằng PG nam truyền truyền vào VN được xem là sớm hơn PG bắc truyền. Có lẽ là do thời điểm đó PG nam truyền đang phát triển mạnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới PG nói chung nên truyền thuyết mang màu sắc PG nam truyền nhiều hơn chăng?

P/s:
Thời điểm PG bắc truyền vào VN này cũng khá hợp lý vì Bồ Đề Tổ Sư tới TQ thời nhà Lương và Lý Nam Đế cũng đánh đuổi giặc Lương. (khoảng năm 500 sau CN)
Chú ý rằng Mâu Tử, Khương Tăng Hội không phải là các nhà sư Phật Giáo dòng Bắc Truyền.

Điều đặc biệt nhất, “khai sinh” ra Trung tâm Phật giáo Luy Lâu không phải bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa rộng lớn, mà nó lại được bắt nguồn và mang đậm dấu ấn của Phật giáo Ấn Độ, theo con đường truyền bá của các tăng sỹ và các thương lái, nhà buôn người Ấn Độ bằng đường biển. Và quan trọng nhất, Phật giáo Việt Nam cho đến bây giờ, đó là sự hoà hợp của Phật giáo Ấn Độ với tín ngưỡng bản địa, chứ không phải là sản phẩm của 1.000 năm Bắc thuộc.
link (http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/bien-khoa-dai-tang/1216-luy-lau-thuong-nguon-dong-song-phat-giao-dong-a.html)

hado0601
16-09-2011, 08:53 AM
tư tưởng Phật giáo mang tính quyền năng, biểu hiện cụ thể qua việc hàng phục thú dữ, điều được quỷ thần, mà tiểu truyện về Ngài trong Cao tăng truyện đã chép. Ðây là điểm phù hợp với xu hướng chung của Phật giáo Việt Nam, xu hướng Phật giáo quyền năng vốn có trước đó Mâu Tử và Khương Tăng Hội đã từng quan niệm. Và, chính điều này là điểm lôi cuốn người Phật tử Việt Nam khi các Ngài sang nước ta, chứ không phải là học phong Bát nhã học của họ.

Về tư tưởng quyền năng. theo thiển ý của em có vài điểm cần bàn tới như sau.

- Có thể nói đây là một tư tưởng khá phổ biến ở PG nam truyền. Các nhà tu sĩ sau khi chứng một số quả vị bắt đầu có các khả năng đặc biệt(được người thường xem là có phép thần thông). Về lý thuyết họ có thể làm bất cứ chuyện gì. Tuy nhiên giáo lý lại bảo rằng họ không được phụ thuộc vào pháp thuật này vì đây lại là những cản trở rất hơn trên con đường tu học. PG bắc truyền cũng vẫn biết rằng tu sĩ PG khi đạt tới các level cao thì cũng xuất hiện pháp thuật, tuy nhiên các dòng PG bắc truyền ở TQ lại chủ yếu là các dòng Thiền nên có pháp thuật hay không không phải là vấn đề đáng quan tâm với họ.

- Dân tộc Việt là dân tộc luôn luôn phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương bắc. Dân ta sống trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc hết sực khổ cực. Vì vậy họ đòi hỏi phải có một tôn giáo có thể giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của họ. Lúc này PG nam truyền với pháp thuật quyền năng cùng với PG bắc truyền với tư tưởng cứu nhân độ thế được kết hợp lại và có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Điều này có thể thấy rất rõ qua các truyền thuyết ngày xưa: tấm khóc, bụt(phật) hiện lên làm phép. Hoặc ngày nay chủ yếu người dân mình biết tới Bồ Tát Quán Thế Âm thể hiện lòng từ bi của PG bắc truyền mà ít biết tới Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho trí huệ.
Còn vài ý nữa mà bận type 2 cái trên nên h quên mất tiêu =))


Đoạn màu đỏ lưu ý chúng ta về tư tưởng quyền năng xuyên suốt lịch sử Phật giáo giai đoạn này.
Cũng có thể nói do đây là thời kỳ PG nam truyền phát triển mạnh mẽ, PG bắc truyền chưa du nhập hoặc mới du nhập nên còn yếu thế hơn. Từ đó tư tưởng PG nam truyền có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong thời kỳ này.

flamencol78
16-09-2011, 10:18 AM
Như vậy theo dòng các sự kiện có thể nhận thấy giai đoạn này phương pháp tu THIỀN và khái niệm THIỀN mặc dù đã có ngay từ đầu trong lịch sử Phật giáo nhưng chưa có sự hiện diện một cách rõ rệt ở Việt Nam. Phật giáo của ta chủ yếu ảnh hưởng theo phái nam tông, và nguồn gốc của THIỀN ở Việt Nam chính là dấu ấn của sự truyền bá tư tưởng của phái bắc tông. Con đường để đi đến với sự xuất hiện THIỀN ở Việt Nam còn dài dài :D

Trở lại với các sự kiện, ở trên ta đã đi tới mốc thế kỷ thứ IV (sau CN) với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo quyền năng.

Bước sang thế kỷ thứ V, đã có một sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức phát sinh từ những nhu cầu thực tế từ nội tại của tư tưởng Phật giáo cũng như những yêu cầu thực tế của xã hội Việt Nam. Ta hãy xem đó là những vấn đề gì?


Sau hơn năm trăm năm du nhập, Phật giáo được tiếp nhận và đã có nền tảng vững vàng. Người Phật tử không chỉ tin theo giáo lý do những nhà truyền giáo tiên phong thiết lập nên, mà chủ động đặt vấn đề đối với giáo lý đó. Sự hoài nghi và liên hệ so sánh giữa các hệ thống tư tưởng, nói rõ hơn là giữa Phật giáo với Nho và Lão giáo, thậm chí ngay trong nội thân các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi vào thế kỷ thứ V ở Trung Quốc cũng như ở nước ta

flamencol78
16-09-2011, 10:31 AM
5. Ðạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu với sự kiện "sáu lá thư" (niên đại khoảng 435-455) và cuộc đấu tranh tư tưởng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của Phật giáo Việt Nam.

Sự kiện "sáu lá thư" chính là dấu ấn nổi bật nhất của sự thay đổi trong nhận thức luận của Phật giáo Việt nam giai đoạn này. Tóm tắt đoạn này rất khó vì các sự kiện, nhân vật cần đầy đủ rõ ràng thì chúng ta mới nắm được bản chất của sự việc. Nên ai theo dõi topic này chịu khó đọc kỹ đoạn quote này nhé :D



5. Ðạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu với sự kiện "sáu lá thư" và cuộc đấu tranh tư tưởng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của Phật giáo Việt Nam

a. Về các nhân vật Ðạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu

Sáu lá thư trao đổi giữa hai vị Tăng Việt Nam là Ðạo Cao và Pháp Minh với Lý Miễu là một trong những phát hiện quan trọng của học giả Lê Mạnh Thát từ thư tịch chữ Hán của Trung Quốc (30), cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng một tư liệu hết sức giá trị, đặc biệt là cho biết về cuộc vận động tư tưởng của dân tộc và của Phật giáo ở giai đoạn trước khi Nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời năm 544.

Ðạo Cao và Pháp Minh là hai vị tăng người Việt Nam (Giao Châu pháp sư), niên đại được xác định như sau: ngài Ðạo Cao sinh khoảng năm 365 và mất năm 445, Pháp Minh sinh khoảng năm 370 và tịch khoảng năm 460. Ðạo Cao được biết thêm là tác giả của tác phẩm Tá âm, Ðạo Cao pháp sư tập, nhưng đáng tiếc là nay đã mất. Ngoài những thông tin ít ỏi trên, và những thông tin từ các lá thư cho biết, chúng ta hiện chưa biết gì rõ hơn về thân thế và sự nghiệp của hai vị tăng uyên thâm này.

Về Lý Miễu thì cũng không khá hơn. Tư liệu Trung Quốc ghi là sứ quân của Giao Châu. Tuy nhiên, trong số những người mà chính quyền phương Bắc cử đi làm thái thú ở nước ta không thấy ai tên là Lý Miễu. Có giả thiết cho rằng, Lý Miễu có thể là tên khác của Lý Trường Nhân (khoảng 420-470) , hoặc cũng có thể là một người lãnh đạo của nước ta, đứng đằng sau chính quyền "hữu danh vô thực" dưới danh nghĩa là các thái thú để điều hành đất nước với sự độc lập về chính trị cũng như văn hóa thường thấy trong giai đoạn này. Căn cứ vào cách xưng hô của hai vị thầy của Lý Miễu (31), thì ông phải là một trong những vị hoàng đế của nhà nước độc lập Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, khi tiểu sử của các nhân vật như Pháp sư Ðạo Cao, Pháp Minh, Phật tử Lý Miễu chưa thể xác định rõ, thì sự kiện "sáu lá thư" vẫn là một hiện thực lịch sử, có niên đại khoảng 435-455, và tại nước ta đã diễn ra một cuộc vận động, đấu tranh tư tưởng gay gắt, mà nội dung của sáu lá thư đã phản ánh được vấn đề chính của cuộc đấu tranh tư tưởng ấy.

b. Nguyên nhân sự ra đời của sáu lá thư hay tình hình của Phật giáo Việt Nam thế kỷ V:

Vấn đề mà nổi bật trong cuộc trao đổi giữa Lý Miễu với các vị thầy của ông qua sáu lá thư là gì? Và lý do tại sao nó diễn ra trong giai đoạn này? Ở đây không thể nói kỹ, mà chỉ nêu lên vài nguyên nhân sơ lược tạm để hình dung bối cảnh của nó, đồng thời qua đó thấy được tình hình của Phật giáo trong thế kỷ thứ V, thời điểm mà những tư tưởng Phật giáo quyền năng do các Mâu Tử và Khương Tăng Hội thiết lập từ thế kỷ thứ II và III đang rơi vào khủng hoảng.

Sau hơn năm trăm năm du nhập, Phật giáo được tiếp nhận và đã có nền tảng vững vàng. Người Phật tử không chỉ tin theo giáo lý do những nhà truyền giáo tiên phong thiết lập nên, mà chủ động đặt vấn đề đối với giáo lý đó. Sự hoài nghi và liên hệ so sánh giữa các hệ thống tư tưởng, nói rõ hơn là giữa Phật giáo với Nho và Lão giáo, thậm chí ngay trong nội thân các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi vào thế kỷ thứ V ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.

Ở Trung Quốc, nổi bật đáng chú ý của cao trào đó là sự ra đời của tác phẩm Quân thiện luận(32) của một vị sư nổi tiếng đa tài là Huệ Lâm, người từng có một vai trò chính trị quan trọng trong triều đại của Tống Văn đế cầm quyền, từng được mệnh danh là "Hắc y tể tướng" (Tể tướng thầy tu). Trong đó, sư Huệ Lâm công kích Phật giáo, nói đúng hơn là phê phán hiện trạng Phật giáo Trung Quốc đương thời, một cách kịch liệt. Sư Huệ Lâm, qua tác phẩm này, bộc lộ ý đồ xã hội hóa Phật giáo để nó trở thành một lực lượng tích cực dấn thân xây dựng đất nước qua việc thiết lập một quan niệm Phật giáo dung hòa tư tưởng Nho gia, đặc biệt là về mặt đạo đức xã hội, với thuyết "thù đồ đồng quy" (33). Quan điểm này bị chống đối nhiều hơn là ủng hộ. Nó đã tạo nên làn sóng phản ứng giận dữ trong hàng ngũ Phật giáo, kết quả là sư Huệ Lâm bị trục xuất sang Việt Nam vào khoảng sau năm 456 và sống những năm cuối đời tại nước ta.

Sau khi sang Việt Nam, với tài năng như thế, chắc chắn sư Huệ Lâm sẽ được người lãnh đạo nước ta hoặc lãnh đạo các phong trào khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thời bấy giờ quan tâm đặc biệt, đồng thời cũng tạo nên ảnh hưởng trong giới Phật giáo. Một vấn đề hết sức đáng quan tâm là vào thế kỷ thứ V, tại nước đang ở cao trào vận động giành quyền tự chủ độc lập cho dân tộc, chống lại thế lực phương Bắc. Về mặt chính trị, chúng ta đã có những thành quả lớn, chẳng hạn cuộc khởi nghĩa của Lý Trường Nhân thành công, mở ra một giai đoạn độc lập tự chủ dân tộc tạm thời. Về mặt trận văn hóa và tư tưởng, cũng trong tình hình đó, đòi hỏi chúng ta có một nền văn hóa, tư tưởng không những đủ sức mạnh để phản kháng với văn hóa phương Bắc mà còn đối thoại trong thế bình đẳng. Ðó có thể nói là bối cảnh ra đời của sự kiện "sáu lá thư", hay cuộc đấu tranh về tư tưởng của Phật giáo để tương thích với xu thế mới của lịch sử và thời đại.

Với tầm quan trọng như thế, vậy nội dung chính mà "sáu lá thư" đặt ra là gì?

c. Nội dung của cuộc trao đổi giữa Lý Miễu và hai vị thầy của ông là Pháp sư Ðạo Cao và Pháp Minh, hay sự khủng hoảng của nền Phật giáo quyền năng

Nội dung cơ bản của cuộc trao đổi giữa Phật tử Lý Miễu với hai người thầy của ông là các ngài Ðạo Cao và Pháp Minh xoay quanh vấn đề tại sao nói Phật linh nghiệm, quyền năng biến hóa tùy ý, nhưng không thể thấy được Phật, Ðức Phật không thị hiện ra giữa đời cho người Phật tử chứng kiến? (34) Cuộc thảo luận qua thư từ này đã giải quyết được vấn đề gì? Và quan niệm về Ðức Phật nói riêng và Phật giáo nói chung có gì khác so với quan niệm trước đó và của Trung Quốc?

Trung tâm của "sáu lá thư" là bàn luận quan niệm về Ðức Phật, một vấn đề cơ bản của tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên, nó không xây dựng hay đề ra một định nghĩa mới so với quan niệm mà các Ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội xiển dương. Những nghi vấn tại sao không thấy được Phật hay Phật không thị hiện cho người đời thấy mà Phật tử Lý Miễu đã đặt ra được Pháp sư Ðạo Cao đáp lại bằng thuyết cảm ứng (35) vốn phổ biến trong dân gian và đã được Phật giáo hóa thành tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc khá lâu trước đó. Sự kiện này đã phản ánh tình trạng khủng hoảng niềm tin tôn giáo trước một xu thế đang trỗi dậy của ý thức dân tộc, xu thế tự ý thức khả năng và sức mạnh vô cùng to lớn của bản thân, xu thế tư duy mang tính duy lý hơn đang diễn ra trong xã hội, trong yêu cầu cấp thiết là xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài cho
dân tộc.

Mặc dù có những ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo nước ta và Trung Quốc, nhưng với quan niệm trên, qua "sáu lá thư", đã cho thấy Phật giáo mà tổ tiên chúng ta tiếp thu và xây dựng có những đặc thù so với Phật giáo phát triển ở Trung Quốc. Thế kỷ thứ V, hệ thống kinh điển được đưa đến Trung Quốc khá đầy đủ, quan niệm về Ðức Phật cũng đã khác, yếu tố lịch sử được chú trọng nhiều hơn. Ðức Phật là bậc Giác ngộ nhưng Ngài cũng có nơi xuất thân, danh tánh, sinh quán, dòng tộc cụ thể. Và như vậy, mặc dù có những ảnh hưởng qua lại, đặc biệt là ở thế kỷ thứ V, lúc sư Huệ Lâm bị trục xuất sang nước ta, nhưng tính độc lập trong việc tiếp thu và xây dựng các quan niệm về Phật giáo của nước ta vẫn được giữ vững. Tính chất độc lập này có nền tảng sâu xa là sự độc lập của nền văn hóa Việt Nam, của sức sống bền bỉ và mãnh liệt của nền văn hóa đó.

Bên cạnh vấn đề trung tâm như đã sơ bộ nói trên, "sáu lá thư" còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác đối với lịch sử, văn học, ngôn ngữ...của dân tộc mà không thể nói ra ở đây, vì khá dài dòng. Chỉ qua một vài điều nói trên cũng cho thấy giá trị tư liệu mà nó đem lại nhằm soi sáng cho việc tìm hiểu về tình hình Phật giáo giai đoạn này, ở một thời điểm rất sôi nổi của cuộc vận động tư tưởng Phật giáo để thích nghi với những xu thế mới của thời đại.
Ðến thời điểm này, nền Phật giáo được thiết lập bởi Mâu Tử và sau đó được củng cố, bổ sung bởi ngài Khương Tăng Hội tỏ ra không còn là niềm tin tuyệt đối ở nước ta, những thắc mắc mà Lý Miễu nêu ra là đại diện cho người Phật tử Việt Nam thời bấy giờ. Nền tư tưởng Phật giáo quyền năng bị lay chuyển thực sự. Phật giáo nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng về tư tưởng, cái cũ thì ngày càng không đủ sức thuyết phục, các quan niệm mới thì chưa thấy hình thành. Cuộc đấu tranh tư tưởng đó đến hồi gay gắt với sự kiện sư Ðàm Hoằng (36) tự thiêu tại chùa Tiên Sơn năm 455, để lại nhiều điều linh dị, có thể nói là một câu trả lời hùng hồn cuối cùng của nền tư tưởng Phật giáo quyền năng trước những hoài nghi có xu hướng ngày càng phổ biến tại nước ta.

Hồi kết thúc của cuộc đấu tranh này ra sao, sẽ được đề cập qua việc tìm hiểu các nhân vật Phật giáo nổi bật sau đó, "những ngọn đèn cuối cùng của một thời đại Phật giáo" (37), thời đại được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Phật giáo quyền năng, đó là các ngài Huệ Thắng và Ðạo Thiền.


link: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922

flamencol78
16-09-2011, 10:51 AM
6. Huệ Thắng và Ðạo Thiền, hai bậc cao tăng Việt Nam cuối cùng của thời đại Phật giáo thứ nhất, thời đại Phật giáo quyền năng




a. Về sư Huệ Thắng

Năm sinh của sư Huệ Thắng không thấy tài liệu nào ghi rõ. Cao tăng truyện cho biết sư thọ 70 tuổi và mất vào khoảng những năm 502-519. Vậy chắc chắn năm sinh của sư khoảng 432-449. Ngài sống tại chùa núi Tiên Châu của nước ta, chuyên hành trì kinh Pháp Hoa. Người giản dị, thích tịch lặng. Ngài học Thiền (38) với một vị tăng nước ngoài tên là Ðạt Ma Ðề Bà (Dharmadeva). Mỗi khi nhập định, hết ngày mới thôi; đạo phong được người đời kính trọng. Tiếng tăm vang xa, quan đô hộ Lưu Hội (39) nghe danh đến mời về và đưa sang Trung Quốc, an trí tại chùa U Thê. Sư cương quyết không hợp tác bằng cách thường tỏ ra như người ngu, không hưởng những đãi ngộ của kẻ cầm quyền phương Bắc mà sống trinh bạch, thanh bần bằng đồ khất thực trong nhân dân. Năm 487 (Vĩnh Bình ngũ niên), sư bị đưa đến tinh xá Diên Hiền ở Chung sơn và mất năm 70 tuổi. Bị đưa sang và sống trên đất Trung Quốc, xa quê hương gần ba mươi năm nhưng lòng sư vẫn "trinh bạch ngay thẳng".

Trước khi đến Trung Quốc, Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà, và khi đến Trung Quốc, sư có thể không cổ xúy cho phong trào Thiền học tại đây; tuy nhiên, chắc chắn rằng ngài đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử Phật giáo Trung Quốc, cho nên các nhà viết sử Phật giáo nước này mới dành những dòng viết về ngài với thái độ trân trọng, cảm khái trước đạo phong và nhân cách "từ nhỏ tới già, lòng Thắng trinh bạch thẳng ngay" (40) của một vị cao tăng Việt Nam.

b. Ðạo Thiền với công tác giảng dạy và hoằng pháp thành công rực rỡ tại Trung Quốc

Sau Khương Tăng Hội, thế kỷ thứ IV, có một vị tăng Việt Nam lại "chống gậy Ðông du" sang giảng dạy, hoằng pháp thành công rực rỡ tại Trung Quốc, đã để lại cho giới trí thức tại đây niềm kính trọng sâu sắc, bất kể cả rằng con người này xuất thân từ một xứ mà họ thường miệt thị vào loại "mọi rợ", đó là ngài Ðạo Thiền.

Về Ðạo Thiền, Tục cao tăng truyện(41) cho biết, sư là người Giao Chỉ, xuất gia từ nhỏ, giới pháp trong sạch, được trong tăng ngoài tục đều kính trọng không những vì sự tu hành khắc kỷ, mà còn sở học uyên thâm, đặc biệt là về luật học. Sư là người có những khả năng kỳ lạ, như chuyện ghi rằng, tại chùa núi Tiên Châu có nhiều cọp dữ hại người, nhưng kể từ khi sư đến ở thì nạn ấy không còn. Sau đó, sư sang Trung Quốc giảng dạy Phật pháp ở Kim Lăng, tham dự các đại hội thuyết giảng do Cánh Lăng Vương nhà Tề tổ chức vào khoảng những năm 483-487. Sư ở lại giảng dạy Thiền và Luật, đặc biệt là về Luật Thập tụng tại đây, anh tài Trung Quốc khắp nơi đã rong ruổi ngàn dặm về Kim Lăng để thọ giáo, "họ đều là tiêu lĩnh của bốn bể, người tài trong đời và tay giỏi trong đạo" (42). Năm Vĩnh Minh thứ nhất (483), sư đến ở chùa Vân Cư hạ tại Chung sơn và được mời làm công tác điều khiển Tăng chúng. Uy tín của sư càng vang xa do sự uyên bác, đức hạnh và phong thái đạm bạc nơi sư, nên hàng ngàn người ở kinh đô tìm đến cầu pháp. Cuộc sống của sư thường giản dị và đơn sơ, thích sự tĩnh lặng. Hễ ai cúng dường đồ ngon vật đẹp, sư liền phân phát cho người nghèo và kẻ đau ốm. Cuối đời, sư đến ẩn cư trong núi rừng, không giao thiệp với thế cuộc cao sang cho đến khi mất ở tuổi 70, năm Ðại Thông thứ nhất, tức năm 527.

Là người Việt Nam (Giao Chỉ), trên danh nghĩa đang bị nội thuộc và thường bị miệt thị là "Nam di" (mọi rợ phương Nam), nhưng sử sách Trung Quốc vẫn dành những lời hết sức trân trọng khi viết về sư, về tài năng và đức hạnh, những đóng góp của sư đối với sự phát triển của Phật giáo tại đất nước này cũng đủ thấy bản lĩnh sự ảnh hưởng của sư là lớn và rất sâu đậm đối với sự phát triển của Phật giáo tại Trung Quốc.

Trên đây là hai gương mặt nổi bật của Phật giáo Việt Nam sống vào cuối thế kỷ thứ V và đầu thế kỷ thứ VI hiện biết được, các ngài Huệ Thắng và Ðạo Thiền, những thành quả cuối cùng của nền giáo dục Phật giáo theo truyền thống mà các Phật tử, Tăng sĩ tiền nhân đã kiến thiết. Họ sinh ra và sống trong tình hình Phật giáo Việt Nam đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng, tình trạng khủng hoảng niềm tin đối với nền Phật giáo do các ngài Mâu Tử và Khương Tăng Hội gầy dựng; để cứu vãn nền Phật giáo ấy, họ đã có những nỗ lực, thậm chí cả đến việc tự thiêu như sư Ðàm Hoằng, dẫu vậy cũng không thể vực dậy nó trước xu thế mới của thời đại, xu thế tự ý thức khả năng tiềm tàng ngay trong bản thân và ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ cho dân tộc, mà cao điểm của nó là phong trào khởi nghĩa của Lý Bôn thành công dẫn đến sự kiện xưng đế của ông năm 544, khai sinh đất nước độc lập Vạn Xuân tồn tại hơn nửa thế kỷ (544-603).



link: http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922

Ở đây ta chú ý đoạn màu đỏ đỏ ở trên đã nhắc tới việc Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà (không hiểu vị này có phải là thiền sư của Bắc tông hay không?) và như vậy bóng dáng của THIỀN đã xuất hiện một cách cụ thể hơn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.


Nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời với sự kiện xưng đế của Lý Bôn năm 544 là một sự kiện trọng đại đánh dấu một bước ngoặt mới của lịch sử dân tộc, một thời đại phát triển mới của Phật giáo Việt Nam. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sơ lược trong các phần sau.

flamencol78
16-09-2011, 03:36 PM
Hehe, Bàn mãi về lịch sử Phật giáo cũng buồn. Tranh thủ thư giãn nói năng thoải mái tí cho đỡ mệt.

Đọc về Phật giáo nam tông và Bắc tông mình có cách suy luận kiểu này theo tư duy địa lí, vùng miền:
- Phật giáo như một cái cây toả bộ rễ đi khắp nơi.
- Cái rễ phương Bắc từ gốc cây nhà Phật toả ra và phát triển về phía Bắc (xứ lạnh) nên tất nhiên bị chi phối bởi yếu tố địa lý. Phương Bắc trời lạnh nên con người thường ít hoạt động hơn -> suy tưởng nhiều hơn - dẫn đến Bắc tông hệ thống giáo lý phát triển hơn. Mới sinh ra cách tu tập bằng THIỀN. Thử nghĩ trong lúc đang tập thiền định thời tiết cứ nóng hừng hực, mồ hôi mồ kê ròng ròng ruổi muỗi bay vo ve thì lấy đâu mà tu tập được? Bằng chứng là các vị sư tổ Đạt Ma mà ta vẫn hay được nghe như truyền thuyết toàn ở nơi núi cao, lạnh lẽo và băng giá. Sau này khi sự phát triển của Phật giáo mang tính chất xã hội (giao lưu, truyền bá) thì yếu tố địa lý không còn chi phối như xưa nữa. Nên Thiền mới có sự giao lưu truyền bá xuống phía Nam. Ví dụ ở ta là từ phương Bắc đi xuống.

- Cái rễ phương Nam mọc ra ở nơi nắng nóng, hoạt tính cao nên cách phát triển cũng khác - gần gũi hoà hợp với cuộc sống hơn. Sư đi khất thực, nhà chùa mở rộng cửa cho người người đến nương nhờ, lấy giáo pháp, kinh kệ để giáo hoá chúng sinh. Tính nhập thế cao hơn dòng Bắc tông. Các vị tu THIỀN thường chọn nơi vắng người để tu tập.

Vài suy luận theo cảm tính, nếu có gì khiếm khuyết mong mọi người chỉ giáo.

hado0601
16-09-2011, 06:52 PM
Hi hi, suy luận của bác Linh khá thú vị nhưng mà đáng tiếc là... không những sai mà còn sai về bản chất. Mà sai nhất là câu này về Nam Tông:

Tính nhập thế cao hơn dòng Bắc tông
và câu này:

nhà chùa mở rộng cửa cho người người đến nương nhờ, lấy giáo pháp, kinh kệ để giáo hoá chúng sinh
Thực tế xảy ra ngược lại bác ạ.
hix em đang hơi lo lắng mấy cái thủ tục hành chính chút, lúc nào rảnh em viết về cái này vậy.

hado0601
16-09-2011, 07:51 PM
Ở đây ta chú ý đoạn màu đỏ đỏ ở trên đã nhắc tới việc Huệ Thắng đã từng học Thiền với một vị thầy nước ngoài là Ðạt Ma Ðề Bà (không hiểu vị này có phải là thiền sư của Bắc tông hay không?) và như vậy bóng dáng của THIỀN đã xuất hiện một cách cụ thể hơn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Nói rõ thêm một chút ở chỗ này. Như đã nói ở trên, không phải chí có PG mới có thiền mà cũng không phải chỉ có các tông phái bắc truyền mới có thiền. Thiền là một công cụ của PG nói chung, chi phái nào cũng có thiền.
Sư Huệ Thắng hoàn toàn có thể học thiền từ một nhà sư dòng nam tông.

Bác Linh cần phân biệt: Thiền Tông là một tông phái của PG, nó có những đặc điểm khác hẳn với các tông phái khác.Tông phái này chú trọng phương pháp thiền định hơn các phương pháp khác. Còn có các tông phái bắc truyền khác như: Tịnh Độ Tông: A di đà Phật mà mọi người hay niệm là từ đây.Tông phái này chú trọng về tụng niệm. Mật Tông: xuất phát từ Tây Tạng.Tông phái này thì lại chú trọng về các loại chú, bùa, pháp thuật và các kỹ năng phụ trợ. Thiền tông được truyền dạy từ một vị sơ tổ thường là người truyền giáo ngoại quốc, về sau còn phân thành nhiều chi khác, mỗi chi lại có phép tu riêng phụ thuộc khá nhiều vào tổ của chi đó. Ở TQ là Bồ Đề Đạt Ma.
Có lẽ tại người ta cứ gọi tắt thiền tông là thiền nên mới có sự ngộ nhận như vậy.

Còn đây là về các phái thiền truyền vào VN.

Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.
Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.

Còn đây là về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử:

Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.
Thiền phái này gần đây được khôi phục lại mạnh mẽ là nhờ công rất lớn của hòa thượng Thích Thanh Từ. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền Viện Sùng Phúc (Long Biên), Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là ba thiền viện khá nổi tiếng ở phía Bắc hiện nay tu theo dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử này.

Anonymous
16-09-2011, 09:09 PM
Ối giời, học thuật kinh khủng quá... bố ai mà hiểu được.
Tôi dại dột nghe ông Flamencol rủ từ bên topic Nude sang, đọc vài dòng thấy ù tai chóng mặt....
Tôi hiểu nôm na thế này:
Từ những chuyện nói về ông phật Thích Ca, người ta đã thấy có "thiền". Vậy nên chắc rằng Thiền có trước cả phật Thích Ca. Và ông này thiền một thời gian thì "giác ngộ". Vấn đề là tại sao ông ý lại "thiền" để rồi giác ngộ? Chắc hẳn ông í đã cảm nhận thấy thế giới này có cái gì đó "sai", những thứ con người ham muốn rõ ràng không mang lại hạnh phúc, và ông ta ngồi "suy nghĩ" để thấu hiểu mọi điều. Vậy nên, theo tôi, thiền là 1 cách thức để người ta có thể tập trung năng lượng cho 1 suy nghĩ hay ý niệm nào đó. Thế nên "công cụ thiền" mới được rất nhiều môn phái sử dụng. Từ phật giáo, yoga, võ các loại... kể cả trong Thiên Chúa giáo thì quỳ và cầu nguyện cũng có thể coi là 1 cách thức thiền, tuy rằng cách thức này có pha chút "tự kỷ ám thị".
Vì vậy, người Việt mình thường thấy các nhà sư ngồi thiền, và nghĩ rằng tôi lên chùa ngồi thiền thì tôi cũng sẽ giác ngộ, sẽ thanh thản, sẽ tĩnh tâm.....
Suy nghĩ này thực sự là nông cạn, không khác gì chuyện xem tennis trên tivi, thấy thằng Nadal nó đang đánh tennis thì nó bóc chuối ra nó ăn, thế là tin ngay rằng nếu ăn chuối thì sẽ đánh tennis giỏi như Nadal.
Thiền thực chất chỉ là công cụ, giúp ông tập trung tinh thần cho những điều mà ông muốn suy nghĩ. Nếu tinh thần ông hướng về phật pháp, thì kết hợp ngồi thiền, ông sẽ có cơ hội thấu hiểu phật pháp hơn. Còn nếu tinh thần ông tập trung vào chuyện kinh doanh, kiếm tiền, thì ngồi thiền sẽ giúp ông phần nào sáng tỏ , mạch lạc hơn trong những quyết định kinh tế.
Và rõ ràng, thiền không giúp người ta tĩnh tâm. Ngược lại, có tĩnh tâm thì mới thiền được. Vì vậy mà các thiền viện cần phải được đặt ở những nơi núi cao hẻo lánh, để các thiền sư có thể tĩnh tâm mà thiền.
Nhân đây cũng nói về chuyện 1 lũ thanh niên rỗi hơi đạp xe lên thiền viện Tây Yên Tử, rốt cục cũng chả đâu vào đâu, vì mục đích quả thực không rõ ràng. Nếu để học thiền thì không nên đạp xe tới, mệt xác thì tinh thần khó tập trung, còn nếu để đạp xe cho vui thì đến thiền viện làm quái gì, chọn nơi khác mà đi.

Na nát nhoét
16-09-2011, 11:43 PM
Dở ông dở thằng :65:

flamencol78
17-09-2011, 04:03 PM
Nhân đây cũng nói về chuyện 1 lũ thanh niên rỗi hơi đạp xe lên thiền viện Tây Yên Tử, rốt cục cũng chả đâu vào đâu, vì mục đích quả thực không rõ ràng. Nếu để học thiền thì không nên đạp xe tới, mệt xác thì tinh thần khó tập trung, còn nếu để đạp xe cho vui thì đến thiền viện làm quái gì, chọn nơi khác mà đi.

Cái này thì mình không tranh luận vì quan điểm của mình là sự trải nghiệm một cung đường với những người có chung sở thích. Nếu vì mục đích học hỏi chả ai lại đi kéo bè kéo lũ lên đó làm gì cho mệt. Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng mà. Topic này chỉ là tìm hiểu một số vấn đề về nơi chúng ta sẽ đến, nếu vì cơ duyên nào đó mình hoặc mông dân nào đó ngộ được chân lý nào đó của Thiền thì cũng là một trải nghiệm thú vị chứ sao.

Và cái này là không chính xác: Chúng tôi không đạp xe lên Thiền viện Tây Yên Tử. Cung đường chúng tôi sẽ qua là chùa Hồ Thiên và am Ngọa Vân dài khoảng 30km với rất nhiều cảm giác thú vị (đúng với tiêu chí hiện nay của e Mông)

Những cái về THIỀN của Anony rất thú vị. Cảm ơn vì chia sẻ.

@Hado: Hehe, đúng là rời sách ra rồi suy luận mà chưa có lí luận cơ bản là dở hơi ngay.

@ Na Nát Nhoét: Em không hiểu ý bác ???

flamencol78
17-09-2011, 04:13 PM
Qua sự vận động của topic này, mình nhận thấy không dại gì mà nói dài, nói dại =))... Đọc lại mấy trang mình lọ mọ post lên đây thấy dài và mệt thật. Thêm nữa ngày đi cũng đã cận kề nên mình sẽ rút ngắn lại không trích dẫn tràn lan để mau đến Tây Yên Tử.

Tiếp tục...

Từ 544 đến 601, nhà nước Vạn Xuân được thành lập đã có quan hệ chặt chẽ với Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Và từ đó cho tới khi Việt Nam giành được độc lập, kết thúc một ngàn năm đô hộ của phương Bắc, Phật giáo Trung Quốc đã có ảnh hưởng tới Việt Nam nổi trội hơn.

Một số dòng Thiền từ Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Đầu tiên là phái Thiền tông. Năm 580, nhà sư nổi tiếng Vinitaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) người Ấn Độ sau 7 năm tu luyện ở Tràng An Trung Quốc, thờ Tăng Xán, tổ thứ 3 Thiền tông làm sư phụ đã tới Việt Nam, trụ trì tại chùa Pháp Vân, truyền giảng Thiền pháp. Hoạt động của phái Tì Ni Đa Lưu Chi (Diệt Hỷ) trong thời gian từ 580 đến 1216 đã trải qua 19 đời Pháp chủ, trong đó có những thiền tăng nổi tiếng như Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Huệ Sinh, v.v...

Trước năm 820 nhà sư Vô Ngôn Thông đời Đường Trung Quốc đã đến chùa Kiến Sở (thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) truyền thụ Thiền Pháp cho Cảm Thành và dần hình thành phái Thiền Vô Ngôn Thông (còn có tên gọi khác là phái Quan Bích). Vô Ngôn Thông là đệ tử của sư Bách Trượng Hoàng Hải của Trung Quốc, người tuyên truyền Thiền Nam Tông của Tuệ Năng. Hệ phái này đã trải qua 15 đời với 49 thiền sư được nêu tên cho tới thời nhà Trần giữa thế kỷ XIII.

Từ thế kỷ X đến XV là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Dưới các triều phong kiến như triều Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1009 - 1225), Trần (1266 - 1400),v,v... đạo Phật đã trở thành trụ cột tinh thần chủ yếu của chính quyền phong kiến từ Trung ương đến địa phương. Lúc đó "đế và tăng cùng cai trị thiên hạ". Nhiều vị cao tăng trở thành quốc sư và là cố vấn cho nhà vua trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

Năm 1010, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một số chùa ở phủ Thiên Đức, khôi phục và xây dựng nhiều hoàng tự (chùa của nhà vua) ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long, số sư tăng đã lên tới hàng ngàn người.

Vào thời vua thứ 3 nhà Lý là Lý Thành Tông một phái Thiền Tông khác đã từ Trung Quốc vào nước ta, đó là phái Thiền Thảo Đường còn gọi là phái Tuyết Đậu Minh Giác phái di nhà sư Thảo Đường lập ra (1054 - 1071). Thảo đường là môn đệ của Thiền sư Hối đường (Tổ Tâm của phái Hoàng Long Trung Quốc - là ông tổ thứ 13 của hệ Nam Nhạc. Thảo Đường là tù binh bị quân nhà Lý bắt khi tấn công Chiêm Thành, được Thánh Tôn ưu ái phong làm quốc sư và sau này chính Thánh Tôn lại trở thành đệ tử đời thứ nhất của nhà sư tài danh này. (Hic hic đến đoạn này mới thấy mấy cái rỗi hơi mà mình tự cho là hay khi thử tư duy của mình ở trên là sai bét) Chủ trương của phái Thảo Đường là "Thiền tịnh nhất trí", đem tu Thiền và niệm Phật kết hợp lại. Phái này chủ yếu phát triển trong giới quý tộc phong kiến đời Lý, có 3 thiền tăng làm vua là Lý Thánh Tôn, Lý Anh Tôn và Lý Cao Tôn.

Có thể nói đời Lý là thời kỳ đạo Phật được trọng dụng nhất và hưng thịnh nhất ở Việt Nam (từ 1010 đến 1225).

Hí hí, sắp đến chỗ vua Trần Nhân Tông xuất hiện rồi.

flamencol78
17-09-2011, 07:04 PM
... Sang thời nhà Trần, trong khoảng 175 năm triều Trần, đạo Phật tiếp tục phát triển. Vua Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng đi tu lập ra phái Thiền Trúc Lâm. Ba vị tổ của phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang (Trúc Lâm tam tổ).

Về thân thế Trần Nhân Tông (Từ wiki)

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

Cai trị

Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Nhà vua từng nói: ‎" Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác ". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

Niên hiệu

Thiệu Bảo (1278 - 1285)
Trùng Hưng (1285 - 1293)

Đi tu

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm[1], Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,[2] lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Na nát nhoét
17-09-2011, 07:23 PM
Làm sao cho vợ đẻ được đi đã :65:

flamencol78
17-09-2011, 09:16 PM
Sau một hành trình lê thê và chán ngắt với rất nhiều trích dẫn cuối cùng cũng đến được chỗ mà ta cần đến trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam: Vua TRẦN NHÂN TÔNG.

Cũng nhặt nhạnh được một số thông tin sau về THIỀN

Thực ra thiền xuất hiện chính xác từ khi nào hình như bây giờ vẫn chưa có ai biết. Chỉ biết là ở Ấn Độ, thiền là một công cụ rất quan trọng đề hành pháp và đạt tới các cảnh giới tối cao - và cuối cùng là giác ngộ. Phép Thiền của các tôn giáo khác nhau là khác nhau (tuy nhiên chúng lại có sự kế thừa, bổ sung và phát triển lẫn nhau, điều này cho phép các phép thiền càng ngày càng hoàn thiện hơn.). Có nhiều bằng chứng chưng minh trước thời của Đức Phật đã xuất hiện thiền rồi. Do vậy cần phải nói rõ hơn là topic này đang bàn về THIỀN trong PHẬT GIÁO (mặc dù vậy trong các tông phái Phật Giáo khác nhau thì các cách thiền cũng là khác nhau).

Và cùng với sự phát triển của Phật giáo THIỀN cũng phát triển phân chia làm nhiều dòng khác nhau với những phương pháp tu tập khác nhau.

Thiền du nhập vào Việt Nam từ phương Bắc thuộc dòng Đại Thừa hay Bắc Tông.

Từ thế kỷ thứ VI Việt Nam xuất hiện dòng thiền đầu tiên (trừ Thiền phái Trúc Lâm còn các Thiền phái khác đều mang tên vị sáng lập)
- Tì Ni Đa Lưu Chi
- Vô Ngôn Không
- Thảo Đường
- Trúc Lâm

flamencol78
17-09-2011, 09:19 PM
Lại là một trích dẫn về Thiền lấy từ wiki


Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:

to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.

Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那).

Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...
Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:
"Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."

Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).

Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện

Định nghĩa về THIỀN cũng giống như lấy cái CÓ để tả cái KHÔNG nên thực khó để diễn tả cho chính xác.

Một link các câu chuyện về THIỀN viết dưới dạng truyện tranh dễ đọc, dễ xem:

http://coder.awas.vn/Home/Topic/475-Thien-hoc-truyen-tranh.aspx

flamencol78
17-09-2011, 10:14 PM
Cái này thấy hơi giông giống topic tranh luận về ảnh NUDE bên box chụp ảnh nhà Mông :D

http://coder.awas.vn/zenpic/zen-4b.jpg

flamencol78
17-09-2011, 10:30 PM
Hớ hớ cái này cũng giống nữa :D

http://coder.awas.vn/zenpic/zen-16b.jpg

flamencol78
17-09-2011, 10:32 PM
Hic hic, post xong 2 cái trên lại thấy mình sắp rơi vào vô minh rồi. Đi THIỀN đây :(

icemain
29-09-2011, 03:51 PM
Bên kia nhộn nhịp quá nhưng mình muốn tìm hiểu một vấn đề đang tranh cãi rất nhiều về Xá lị Phật hoàng ở đâu?

Như bác battramdao mô tả thì trên Am Ngọa Vân có tháp xá lị Phật hoàng Trần Nhân tông
http://i845.photobucket.com/albums/ab12/rec2die4/TayYenTu1010800.jpg

Nhưng một số tài liệu khác thì
http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/nhan-vat-phat-giao-viet-nam/1571-tieu-su-phat-hoang-tran-nhan-tong-so-to-thien-phai-truc-lam-viet-nam-1258-1308.html

Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.

Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.

Chùa Vân Yên thì nay là Chùa Hoa Yên, Huệ Quang Kim Tháp ở đây thì vẫn còn

Tháp gồm 46 tảng đá ghép, bệ tháp hình đài sen, 102 cánh, có bố cục mặt cắt hình lục giác, tháp cao 6 tầng, có mặt cắt hình vuông, phía trong có pho tượng Đức Ngài Điều Ngự bằng đá cẩm thạch, đang ngồi trên ngai cao 62 cm. Tượng và ngai được chạm công phu, có trang trí nhiều hoa văn hình rồng, hình hoa lá theo kiểu thức của nghệ thuật thời Lê Sơ. Các tầng trên của tháp thấp, có viền mái to, và càng lên cao, chiều rộng của tháp càng thu hẹp nhanh chóng, khiến tháp trông mảnh mai và có cảm giác như cao chót vót. Đỉnh tháp là một quả bầu tròn (tức quả hồ lô).
http://static.panoramio.com/photos/original/37262925.jpg
http://www.panoramio.com/photo/37262925


Về đám rước linh cữu Trần Nhân Tông từ Thăng Long về an táng tại lăng Quy Đức (Đức Lăng) ở Long Hưng vào năm Canh Tuất (1310) cũng được Toàn thư ghi chép tường tận: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước linh cữu Thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ thì cất ở bảo tháp Ngoạ Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hoá Dân Long Từ Hiển Hiện Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế. Đem Khâm Từ Bảo Thành Thái Hoàng Hậu hợp táng ở đấy”.
http://www.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/dn/View_Detail.aspx?ItemID=22

Hoặc ở đây viết rõ hơn về Khu mộ và Xá lị Phật hoàng: http://bee.net.vn/channel/1984/201103/Mo-duc-vua-Tran-Nhan-Tong-hien-o-dau-1793537/


Có đúng là phần mộ của vua Trần Nhân Tông (trong có đựng ngọc cốt hoặc xá lỵ) được an táng ở lăng Quy Đức (phủ Long Hưng)? Không ít người cho rằng nhà vua là người xuất gia, tu hành tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Đầu Đà (sau đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà), được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử thế hệ thứ 6, tiếp nối vị tổ sư thứ 5 là Thiền sư Huệ Tuệ. Khi mất, thi thể của Người được đệ tử là Pháp Loa hoả táng, các viên xá lỵ (từ thân thể Người sau khi hoả táng) được để vào kim tháp ở chùa Vân Yên, núi Yên Tử. Nếu vậy thì việc rước linh cữu của người về táng ở đất Long Hưng có thực là thi thể (ngọc cốt) hoặc xá lỵ của người không?

Những trăn trở, thắc mắc nêu trên không phải là không có cơ sở. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" khi viết về việc này cũng không cho chúng ta biết rõ hơn ngoài những dòng sau: "Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước linh cữu của Thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng. Xá lỵ thì để ở bảo tháp am Ngọa Vân, miếu hiệu là Nhân tôn, thụy là "Pháp Thiên sùng đạo ứng thế hoá dân Long từ hiển huệ Thánh văn thần võ Nguyên minh tuệ hiếu Hoàng đế". Đem Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu hợp táng ở đấy".

Việc hoả thiêu và có xá lỵ của vua Trần Nhân Tông, "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rất rõ: "Pháp Loa đem xác của Thượng hoàng thiêu đi, nhặt được hơn ba nghìn viên xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư. Vua lấy làm ngờ, các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Khi ấy Hoàng tử Mạnh (vua Trần Minh Tông sau này) mới lên 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trong bọc, đưa ra cho mọi người xem. Vua sai kiểm lại những hạt xá lỵ ở trong hộp, thì thấy thiếu số. Vua cảm động khóc lên, trong lòng mới khỏi ngờ".

Nếu chỉ đọc những đoạn văn trên thì việc nghi ngờ không có xương cốt hoặc xá lỵ của vua Trần Nhân Tông ở lăng Quy Đức (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) là có cơ sở. Nhưng một số tài liệu của Phật giáo, trong đó có sách "Tam tổ thục lục" đã cho chúng ta biết rõ việc an táng xá lỵ của vua Trần Nhân Tông ở Long Hưng: Xá lợi của Điều Ngự phân làm hai phần, một phần để vào Bảo tháp nơi Đức Lăng (lăng Quy Đức), một phần để ở Kim Tháp, chùa Yên Vân, núi Yên Tử".

Những tài liệu này rất quý và đáng tin cậy hơn những tài liệu của một số bộ sử đang lưu hành. Bởi vì "Tam tổ thục lục" được bảo vệ trong các chùa chiền, trừ những sai lầm trong khi biên chép, ít ai dám sửa chữa dù chỉ là một chữ. Trái lại, các bộ sử thường được các sử quan biên tập theo các quan điểm của mình, đôi khi có thành kiến hoặc do ý thức hệ mà thêm bớt, khiến cho nhiều chi tiết mất độ chuẩn xác.

icemain
29-09-2011, 04:35 PM
VTC có loạt bài viết khá hay về lăng mộ vua Trần:

Những chuyện khó tin ở “nghĩa địa” các vua Trần (kỳ 1): http://vtc.vn/395-288360/phong-su-kham-pha/phong-su/nhung-chuyen-kho-tin-o-nghia-dia-cac-vua-tran.htm


Như vậy, hài cốt (nếu còn), tro cốt, hoặc xá lị của các vị vua nằm trong các ngôi mộ khổng lồ này đã được quật lên chuyển về An Sinh dưới chân núi Yên Tử, là quê hương gốc gác của các vị vua Trần? Nếu như vậy thì những ngôi mộ này chỉ còn là đống đất, là xác mộ?

Di cốt 3 vị vua Trần ở Thái Bình hay Quảng Ninh? (kỳ 2): http://vtc.vn/394-288620/phong-su-kham-pha/di-cot-3-vi-vua-tran-o-thai-binh-hay-quang-ninh.htm

Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Tháng 6, rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương (Nam Định), Thái Đường (Hưng Hà, Thái Bình), Long Hưng (Kiến Xương) đưa về lăng lớn ở Yên Sinh để tránh nạn người Chiêm Thành vào cướp”. Cuốn sử đáng tin nhất của nước Việt đã chép rằng, vua Trần chỉ rước thần tượng (có thể là tượng vua, voi đá, ngựa đá…), chứ đâu có phải chuyển lăng mộ, hài cốt?

Ngoài sử sách chép rõ, thì ông Hùng cũng từng điền dã rất nhiều lần về làng Tam Đường để tìm hiểu về các ngôi mộ. Theo lịch sử ghi chép trong làng, lưu giữ trong các chùa chiền, thì quân Nguyên Mông, Chiêm Thành, cho đến quân Minh, khi xâm lược nước ta, đều tiến hành đào bới Phần Bụt (mộ nghi của Trần Nhân Tông). Thế nhưng, lần nào quân giặc đào bới cũng bị sét đánh chết lính. Vì vậy, chúng không dám đào bới nữa.

Đau lòng lăng mộ 3 vị vua Trần trên đỉnh núi (kỳ 3): http://vtc.vn/394-288780/phong-su-kham-pha/dau-long-lang-mo-3-vi-vua-tran-tren-dinh-nui-ky-3.htm

Theo nhà nghiên cứu Vũ Thị Khánh Duyên (BQL các di tích trọng điểm Quảng Ninh), thì các vị vua táng trong lăng Tư Phúc gồm Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Giản Hoàng, chứ không phải Trần Giản Định như sử sách thời Nguyễn vẫn chép.
Nếu đọc kỹ bài viết này thì một số địa danh như vườn vải, Bãi Bắn, rừng bạch đàn rất match với cung đường chùa Hồ Thiên - nên cũng có thể là một điểm lưu ý để nhiều người khám phá về sau

Cuộc tàn phá thảm khốc lăng mộ Trần Minh Tông (kỳ 4): http://vtc.vn/395-288910/phong-su-kham-pha/phong-su/cuoc-tan-pha-tham-khoc-lang-mo-tran-minh-tong-ky-4.htm

Xót xa lăng mộ vua Anh Tông chìm dưới lòng hồ (kỳ 5): http://vtc.vn/395-289528/phong-su-kham-pha/phong-su/xot-xa-lang-mo-vua-anh-tong-chim-duoi-long-ho-ky-5.htm

Đỉnh điểm của sự tàn phá, phá một cách toàn diện, là người ta làm một con đập, dìm luôn cả lăng mộ khổng lồ xuống lòng hồ Trại Lốc.


Cuộc cướp phá tàn khốc mộ vua Trần Nghệ Tông (kỳ 6): http://vtc.vn/395-289734/phong-su-kham-pha/phong-su/cuoc-cuop-pha-tan-khoc-mo-vua-tran-nghe-tong-ky-6.htm

Rùng rợn chuyện “ma hành” khi phá mộ vua Trần (kỳ 7): http://vtc.vn/395-290117/phong-su-kham-pha/phong-su/rung-ron-chuyen-ma-hanh-khi-pha-mo-vua-tran-ky-7.htm

Ứng xử thế nào với lăng mộ các vua Trần? (kỳ cuối): http://vtc.vn/394-290409/phong-su-kham-pha/ung-xu-the-nao-voi-lang-mo-cac-vua-tran-ky-cuoi.htm

xiphe
01-11-2011, 12:20 PM
Bác Flamencol78 chọn 1 chủ đề quá lớn.
Việc đi sâu vào khái niệm sẽ càng dễ vô minh, thời nay gọi là ngộ chữ. Thú thực là tớ không thể đọc sang page 2. Bàn về thiền làm gì khi mà ... chưa ai thiền.

Có những câu hỏi nhỏ gần gũi hơn:
- Tại sao TNT (Trần Nhân Tông) đi tu?
- Tại sao ông chọn Yên Tử?
- Sao lại gọi là Phật hoàng? Tu là từ bỏ cái tôi, sao còn có cấp bậc Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, độc giác, duyên giác, cư sĩ ...

Áp dụng:
- Sao nhà Mông chọn đi chùa?
- Sao lại là TYT?
- Ta có tu hành được không? đến mức nào?
...

Chuyến đi đã kết thúc. Với một số người đơn giản là "đã hoàn thành" 1 cung đường khó. Nhưng đấy chính là khởi đầu 1 con đường: Con đường của Phật.

Ngoài lề:
Thỉnh thoảng vào emong cứ luôn gặp một giọng bựa phát ngôn khắp nơi. Giờ thì tớ hiểu Min, Mod thật kinh khủng: Nuôi mem bựa để làm nền.
Hô hô, tớ té.

flamencol78
01-11-2011, 11:49 PM
Việc đi sâu vào khái niệm sẽ càng dễ vô minh, thời nay gọi là ngộ chữ. Thú thực là tớ không thể đọc sang page 2. Bàn về thiền làm gì khi mà ... chưa ai thiền.



He he, đúng là đến trang thứ 2 mình đã nhận thấy là ngộ chữ bố nó rồi, nhưng đâm lao đành phải theo lao. Càng lao càng xa chân lý =))

Có một điều này mình ngộ ra trong những chuyến đi với eMông mà mình nghĩ rằng có thể có điều gì đó gần với thiền mà giản dị hơn rất nhiều. Rời xa thành thị, tìm về một nơi yên tĩnh, trải qua một quãng hành xác cực nhọc nhưng sau mỗi chuyến đi trong lòng lại thấy thanh thản vô cùng. Phải chăng là gần gũi với THIỀN nhưng ở một biểu hiện khác ???

Casper_HN
01-11-2011, 11:56 PM
He he, đúng là đến trang thứ 2 mình đã nhận thấy là ngộ chữ bố nó rồi, nhưng đâm lao đành phải theo lao. Càng lao càng xa chân lý =))

Có một điều này mình ngộ ra trong những chuyến đi với eMông mà mình nghĩ rằng có thể có điều gì đó gần với thiền mà giản dị hơn rất nhiều. Rời xa thành thị, tìm về một nơi yên tĩnh, trải qua một quãng hành xác cực nhọc nhưng sau mỗi chuyến đi trong lòng lại thấy thanh thản vô cùng. Phải chăng là gần gũi với THIỀN nhưng ở một biểu hiện khác ???
Chính xác đấy!
Tồ bích này mình đọc chưa tới 2 dòng vì thấy nó cao siêu quá, tiêu hóa không nổi.
Đi với eMông đơn thuần thấy thế này: Vượt qua bao khó khăn, vất vả, cực nhọc, khi về tới HN, thấy bon chen thêm vài chục cm khi tắc đường, nhích lên để đổ xăng trước hoặc vượt đèn đỏ để đi thật là tầm thường. Sống chậm lại, thấy những cái đó thật chả có gì đáng lưu tâm, lòng nhẹ nhàng... phải chăng đó cũng là Thiền?

xiphe
02-11-2011, 12:52 PM
thấy bon chen thêm vài chục cm khi tắc đường, nhích lên để đổ xăng trước hoặc vượt đèn đỏ để đi thật là tầm thường. Sống chậm lại, thấy những cái đó thật chả có gì đáng lưu tâm, lòng nhẹ nhàng... phải chăng đó cũng là Thiền?
Em vẫn nhớ cái âm ưu "thâm độc" của bác khi alo cho ai đó trao thưởng người đầu tiên lên đỉnh :))
Nhưng bác không ngờ rằng chưa qua dốc Voi anh em đã ngộ ra cả. Kính chỉ là phù du. Ha ha

eMông
02-11-2011, 01:27 PM
Có những câu hỏi nhỏ gần gũi hơn:
- Tại sao TNT (Trần Nhân Tông) đi tu?
- Tại sao ông chọn Yên Tử?
- Sao lại gọi là Phật hoàng? Tu là từ bỏ cái tôi, sao còn có cấp bậc Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, độc giác, duyên giác, cư sĩ ...

Áp dụng:
- Sao nhà Mông chọn đi chùa?
- Sao lại là TYT?
- Ta có tu hành được không? đến mức nào?
...

Chuyến đi đã kết thúc. Với một số người đơn giản là "đã hoàn thành" 1 cung đường khó. Nhưng đấy chính là khởi đầu 1 con đường: Con đường của Phật.



Cái này rất hay, những trang trước coi như đã qua một "quãng tối" nếu có thể mong xiphe tiếp tục topic này với những câu hỏi thú vị mà bạn gợi ý. eMông tin rằng khi đã đúng đường sẽ còn nhiều câu chuyện thú vị về Tây Yên Tử lắm.

Và rất nhiều Mông dân vẫn mong mỏi quay lại Tây Yên Tử ở một thời điểm khác, với một nhận thức khác...

xiphe
04-11-2011, 05:17 PM
Phật Pháp ảo diệu vô cùng, ở tầng (nhận thức) khác nhau lại hiểu (cùng 1) pháp khác nhau. Cả Osho (Ấn độ) và Lý Hồng Chí ( Pháp Luân Công) - Những người có hàng triệu đệ tử trên khắp thế giới - đều nói vậy. Vậy nên chúng ta không nên chấp ngã quá vào câu chữ mà cùng nhau chứng (chưa hy vọng là ngộ)

Duyên
Nhớ lại chuyến đi đầu tiên, độc hành lên Hồ Thiên càng thấy rõ hơn cái lý tùy duyên này.
Duyên 1 (vô duyên): Bác Battramdao rủ đi chủ nhật (về trong ngày), cứ thấy nó ngứa ngứa chân. Em nhảy xe khách từ sáng thứ 7, 1 quyết định thú vị. Trek tung tóe ở TYT, hôm sau được tin nhóm bác BTD bể show. Hơ hơ, vô duyên thì có kế hoạch cũng tan.
Duyên 2: Tung tăng từ Hồ Đá Trắng lên Bãi Bằng, 6h tối mò được lên Hồ Thiên (dùng đúng từ mò vì cạn sức lúc sẩm tối lại gặp dốc cao, tầm 3-4 lần dốc Voi) lại gặp 1 nhóm 4 anh em trek khác. HN đông quá, lên núi rồi vẫn gặp HN :D (như lần 2 lại gặp nhà Emong). Được mấy em gái xinh đẹp nấu mỳ cho ăn. 5 anh em ngồi ngắm trăng ...chém gió.
Duyên 3: Được gặp và nghe thầy Thông giảng pháp. Cái mớ phật pháp của em bập bõm và lộn xộn được thầy gom lại thành ... không biết gì :)) . May quá, gột bớt được ít rác rưởi trong đầu. Giờ đọc kinh sáng sủa hơn.
...

Dù đã bị tàn phá nhiều, TYT vẫn còn đầy hấp dẫn để khám phá. Nhà eMông đã có duyên với đất TYT, biết đâu lại duyên với đạo Phật.

"Khép mình vào trong đạo, tâm sẽ an lạc hơn". Các bác cứ thử mà xem.
- Đã quen ăn chay thì không phải tốn tiền mua thịt, không phải chế biến lằng nhằng, không phải rửa nhiều bát đĩa ... bảo sao không an lạc :D
- Đã không sát sinh thì tâm từ bi, ít nổi nóng, hiền lành cô thương (A Di Đà Phật) ... bảo sao không an lạc :D
- Đã không bon chen (ý bác Casper này) thì ra đường đỡ vượt đèn đỏ, thấy lợi (vô lý) thì chẳng cần ganh đua (cần gì cái kính Sperian :D)... bảo sao không an lạc :D

Hiểu biết có hạn, viết vui thế. Có gì sai các bác bỏ quá cho em :D

NHOCBEO
04-11-2011, 06:19 PM
thích cái cách bạn xì pé viết, giản dị vô cùng.

Seven-Love
04-11-2011, 07:11 PM
Vượt qua bao khó khăn, vất vả, cực nhọc, khi về tới HN, thấy bon chen thêm vài chục cm khi tắc đường, nhích lên để đổ xăng trước hoặc vượt đèn đỏ để đi thật là tầm thường. Sống chậm lại, thấy những cái đó thật chả có gì đáng lưu tâm, lòng nhẹ nhàng... phải chăng đó cũng là Thiền?
Cái tồ-pich này cao siêu đến éo hiểu.........gì cả. Nhưng nếu ông nào sau khi đi TYT về cũng leng keng được như ông Casper thì HN chắc đã éo tắc đường. Đọc rõ nhiều nhưng đã vận dụng được bao nhiêu ...................??????????.

xiphe
05-11-2011, 11:12 AM
Nhưng nếu ông nào sau khi đi TYT về cũng leng keng được như ông Casper thì HN chắc đã éo tắc đường. Đọc rõ nhiều nhưng đã vận dụng được bao nhiêu ...................??????????.
Vậy trước hết ta cứ tự xem lại mình. Nếu ta cũng có tí chen vì lí do này khác thì tự sám hối trong lòng. Đấy là vận dụng rồi đấy.

Trước nay xem phim ảnh cứ thấy các cao tăng là thấy "sắc sắc không không, không không có có, có có có rồi lại không không" làm cho người thường hay lôi đạo ra làm chuyện tiếu lâm, là leng keng, là dở hơi. Bản thân đạo diễn hay biên kịch cũng nhìn đạo với con mắt trần tục. Vì chúng ta - khán giả - cũng là người trần tục. Nhưng khi khép vào trong đạo ta thấy khác. Những người ăn thịt khó mà hiểu được cái lý của kẻ ăn chay.

Mô phỏng Thiền một cách gần gũi: Tâm trí ta như 1 hệ điều hành, khi có quá nhiều (thông tin, virus, ảnh nude, phim xxx :D...) ô tạp thì hệ điều hành đó chạy chậm, lỗi linh tinh. Mỗi lần thiền giống như cài lại Win (format ổ cho sạch), lúc đó nó lại hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng. :D.

Như vậy ta có thể thiền (ở cảnh giới thấp) trong nhiều điều kiện: Thả lỏng tâm trí, nhìn lại bản thân (không dằn vặt, không vọng tưởng...) Mà cách thức rất hay chính là ... Phượt :D. Đấy là câu trả lời cho những người đi phượt:

Tại sao đi Phượt thấy thanh thảnh!

Tại sao hành xác vẫn thấy vui vẻ!

Tại sao ăn khổ mà vẫn ngon!

Tại sao không ấy mà vẫn sướng!

Tại sao, tại sao . Dằn vặt quá!!! Haizzzzz